Làm rõ "tai tiếng" của
chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
Giúp “cát tặc” tránh bị tịch thu phương tiện vi phạm, cấp
phép cho doanh nghiệp xâm hại di tích - danh thắng chùa Dơi… là những sai
phạm liên quan đến ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đang cử đoàn về Sóc Trăng để làm rõ những tai tiếng
trong công tác điều hành, chỉ đạo của ông Nguyễn Trung Hiếu. Liên quan vấn đề
này, Chính phủ cũng đã yêu cầu cơ quan thanh tra vào cuộc.
Một tiệc cưới được tổ chức tại khu du lịch chùa Dơi
“Chiếm hữu” di tích
Cùng với bề dày
hơn 400 năm tuổi, chùa Dơi (TP Sóc Trăng) nổi danh như một di tích độc đáo
hiếm thấy vì là nơi cư trú từ rất lâu của hàng chục ngàn con dơi quạ - một
loài động vật hoang dã. Trước đây, chính quyền cấm mua bán, không cho xe vào
đậu trong khu vực cổng chùa nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đàn dơi và
giữ không gian thanh tịnh chốn tu hành.
Năm
2011, con đường dẫn vào chùa Dơi có tên Văn Ngọc Chính được mở rộng. Ngay từ
đầu đường, Công ty CP Quốc tế Satraco (Công ty Satraco) đã cho xây dựng một
cổng đồ sộ, đề “Khu du lịch chùa Mahatup (chùa Dơi) kính chào quý khách”.
Thoạt nhìn, khách thập phương sẽ có cảm giác di tích này thuộc sở hữu của chủ
đầu tư khu du lịch.
Thế
nhưng, khi đến trước cổng chùa, mới thấy rõ mục đích “chiếm hữu” di tích của
Công ty Satraco. Đối diện cổng chùa là các công trình khá đồ sộ với nhiều
phương tiện, thiết bị, đối lập hoàn toàn cảnh u tịch của ngôi chùa. Từ ngày
khu du lịch mọc lên, chính quyền tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp kinh
doanh, thu tiền giữ xe bằng cách làm ngơ cho các loại phương tiện vào đến
cổng chùa. Ngày 7-3, khi phóng viên Báo Người Lao Động đến chụp ảnh chùa Dơi
và khu du lịch thì lực lượng bảo vệ của Công ty Satraco chặn lại và yêu cầu
phải vào đậu tại bãi xe của họ ngay trước cổng chùa với giá 20.000 đồng/ô tô.
Cấp tập ký quyết định
Để mở đường cho
Công ty Satraco làm ăn trước cổng chùa, trong thời gian ngắn, ông Nguyễn
Trung Hiếu đã ký hàng loạt văn bản có lợi cho doanh nghiệp này. Chỉ trong
ngày 24-11-2011, ông Hiếu vừa ký công văn gửi Sở Tài nguyên - Môi trường và
UBND TP Sóc Trăng về việc chấp thuận cho Công ty Satraco thuê đất làm trạm xe
điện và bãi đậu xe phục vụ khách du lịch, đồng thời ban hành Quyết định
264/QĐ-UBND giao hơn 12.000 m2 đất cạnh chùa Dơi để doanh nghiệp này đầu tư
xây dựng khu du lịch - nhà hàng - khách sạn.
Ngày
26-12-2011, ông Hiếu tiếp tục ký Quyết định số 373/QĐ-UBND cho Công ty
Satraco thuê hơn 3.400 m2 đất để xây dựng trạm xe điện trung chuyển và bãi
đậu xe phục vụ khách du lịch. Hai ngày sau, vị chủ tịch tỉnh lại ký cấp giấy
chứng nhận đầu tư để doanh nghiệp này xây dựng tổ hợp dự án khu du lịch - nhà
hàng - khách sạn. Trong số hơn 15.000 m2 đất nói trên, chỉ một phần là đất
công, còn lại phần lớn thuộc chùa Dơi.
Uy hiếp môi trường sống
Nếu nhìn vào
nội dung dự án trong giấy phép đầu tư, bất cứ ai có trách nhiệm với di tích
chùa Dơi và trân trọng môi trường sinh thái đều không khỏi bức xúc. Trong
phần mục tiêu và quy mô, giấy chứng nhận nêu rõ: Xây dựng một khu du lịch đầy
đủ tiện nghi, gồm resort - khách sạn 100 phòng và nhà hàng có khả năng phục
vụ cùng lúc 1.200 khách; khu ki-ốt bán hàng; khu biểu diễn nghệ thuật… Một
người dân TP Sóc Trăng khẳng định nếu tất cả các công trình kia cùng các dịch
vụ và công năng được đưa vào khai thác, chắc chắn đàn dơi sẽ bỏ đi vì môi
trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở thời điểm
hiện tại, dù khu du lịch chỉ mới hoạt động một phần nhỏ (vận chuyển khách,
giữ xe và kinh doanh nhà hàng) nhưng sự ồn ã đã khuấy động không gian chùa
Dơi. Ngay trước cổng chính ngôi chùa, xe cộ ra vào bãi, khách đến ăn uống
cùng với 2 chiếc loa của khu du lịch liên tục phát nhạc. Vào bên trong chùa,
dù đang là ban ngày - thời gian dơi về đậu - nhưng không thấy bóng dáng loài
vật này. Theo một người làm công quả nơi đây, do môi trường sống bị ảnh hưởng
nên đàn dơi chuyển đến những cây cổ thụ nằm khuất cuối góc khuôn viên, cách
xa khu du lịch. “Theo quan sát của chúng tôi, dơi hiện đã giảm đến gần 90% so
với trước” - ông Thạch Văn Sen, sống gần chùa, cho biết.
Lo
sợ dự án của Công ty Satraco phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái chùa Dơi,
người dân trong khu vực đã viết đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí yêu
cầu có biện pháp can thiệp.
(Theo Người Lao
động) QUÝ LÂM
|
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
09:21
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét