13:32
Đặng Lê Nguyên Vũ:
“Chuyển
giá để trốn thuế là vi phạm đạo đức"
(GDVN) - Trước việc hiện nay có nhiều
công ty đa quốc gia đang có đấu hiệu chuyển giá để trốn thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Việt Nam, ông Vũ kêu gọi người dân cần lên án, cộng đồng cẩn
phải có ý kiến và phản ứng của mình thông qua vấn đề tiêu dùng.
Thủ
đoạn né các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp khổng lồ thông qua chuyển giá
đang giúp các doanh nghiệp nước ngoài giảm mạnh giá bán để cạnh tranh, càn
quét các doanh nghiệp nội địa ra khỏi thị trường.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, chuỗi cà phê Starbucks của Mỹ
sẽ vào Việt
“Thực sự Việt
Trước
nghi án chuyển giá, các công ty đa quốc gia thường trả lời theo kiểu: ‘Chúng
tôi rất tuân thủ nghiêm túc các luật pháp của nước sở tại cũng như luật pháp
quốc tế’. Về việc này, ông Vũ cho rằng: “Về mặt luật pháp họ không vi phạm
nhưng về mặt đạo đức, trách nhiệm với xã hội thì có. Họ đến đầu tư tại một xứ
sở nào đó mà họ không có trách nhiệm với xã hội nước đó thì phải lên án, cộng
đồng cẩn phải có ý kiến và phản ứng của mình thông qua vấn đề tiêu dùng”.
Nói về những lợi ích của các công ty đa
quốc gia so với các doanh nghiệp cùng ngành tại nước sở tạị, ông Vũ cho rằng:
“Sự chuyển giá đó là thuế thu nhập doanh nghiệp, 25% (mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại) trên con số hàng nghìn tỉ, con số
này vô cùng lớn. Với lợi thế đó họ có thể giảm giá thành sản phẩm tại Việt
Về mặt canh tranh, ông Vũ cho rằng như thế là hoàn toàn không
công bằng vì doanh nghiệp nội địa họ phải làm nghĩa vụ nộp thuế doanh nghiệp
còn họ thì không.
Ông Vũ cho biết, ông đã từng chứng kiến
nhiều doanh nghiệp, đồng nghiệp của ông trong những ngành khác nhau đã lần
lượt biến mất, họ phá sản. Có những doanh nghiệp rất lớn phá sản, hàng ngàn
công nhân bị thất nghiệp.
Việc những doanh nghiệp nội bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi
hành vi chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp ngoại, ông Vũ đã đưa ra
những ví dụ cụ thể về sự tác động này tới những doanh nghiệp của Việt Nam
trong thời gian vừa qua: “Như nước ngọt Chương Dương, Tribeco đã một thời
lừng lẫy và xâm chiếm thị trường rất lớn, giờ họ ở đâu rồi?. Không chỉ là
nước ngọt đâu, còn nhiều lĩnh vực khác họ cũng đã gần như biến mất. Liệu bây
giờ ai sở hữu họ đi chăng nữa cũng còn sức để gượng dậy cạnh tranh với các
ông lớn không hay chỉ độc tôn một số cái tên mà chúng ta vừa thấy như Coca
Cola, Pepsi…họ càn quét cả”.
“Các doanh nghiệp Việt cần phải nêu cao tinh thần giám cạnh tranh, biết cạnh tranh và chiến thắng. Ngoài ra phải sáng tạo trong những điều kiện nhỏ đánh lớn, yếu đánh mạnh”, ông Vũ nhấn mạnh.
Về phía người tiêu dùng trước việc chuyển giá để trốn thuế, ông Vũ
kêu gọi: ‘Người Việt Nam cần phải tự hào trước những thương hiệu của Việt Nam
xứng đáng, chất lượng giá cả không kém gì nước ngoài thì hãy nghiêng về Việt
Nam vì đó là vấn đề yêu nước. Nhận thức rõ hành vi của mình, tôi cho rằng đó
là điều vô cùng quan trọng”.
Về phía nhà nước ông Vũ cũng hi vọng sẽ có những chính sách hậu
thuẫn thực sự để nuôi dưỡng các doanh nghiệp trong nước bởi theo ông, chính
những doanh nghiệp này mới tạo nên sự bền vững cho kinh tế nước nhà.
(Theo
Giáo dục VN) Viết Cường
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét