Giá xăng dầu tăng mạnh chưa từng có: Cần tạm dừng thuế môi trường Cập nhật lúc 11:00 Nhằm “hạ nhiệt” giá xăng dầu trong nước và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, Bộ Tài chính đề xuất mức giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng và 500 đồng với dầu thuế xăng dầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục leo thang, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng mức giảm như đề xuất vẫn còn quá ít, cần giảm nhiều hơn. Theo
số liệu của Bộ Công Thương, giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm trên thị
trường thế giới liên tục tăng cao. Cụ thể, giá dầu thô trên thị trường thế
giới đã lên mức 125,68 USD/thùng đối với dầu WTI và dầu Brent là 130,53
USD/thùng (ngày 9/3). Trong
khi đó, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng lên mức 142 - 158
USD/thùng (giá ngày 7/3), tăng 51 - 69 USD/thùng so với giá ngày đầu tháng
1/2022. Bộ
Công Thương cho rằng, tình hình này sẽ ảnh hưởng đến giá xăng dầu thành phẩm
trong nước, đẩy giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 11/3/2022 có
thể tăng 5.000 - 8.000 đồng/lít,kg (tương đương tăng 27 - 44%) so với giá
xăng dầu đầu năm 2022. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến CPI chung của cả nước
năm 2022. Chia
sẻ với VTC News, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng xăng dầu trong nước
điều chỉnh theo giá thế giới. Với việc giá xăng dầu thế giới tăng cao như
hiện nay, giá bán lẻ trong nước có thể vượt 30.000 đồng một lít vào kỳ điều
chỉnh ngày mai 11/3, nếu cơ quan điều hành giá không can thiệp bằng các công
cụ bình ổn giá, hoặc giảm thuế phí. Chuyên gia cho rằng mức giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng chưa hợp lý. (Ảnh minh họa) Tuy
Bộ Tài chính đã đề xuất mức giảm thuế môi trường xăng dầu ở mức 1.000 đồng
với mỗi lít xăng và 500 đồng với mỗi lít dầu nhưng mức giảm này không có
nhiều ý nghĩa. “Nhà
điều hành nên cân nhắc trình thêm phương án với mức giảm mạnh hơn để hỗ trợ
người tiêu dùng, doanh nghiệp vốn đã khó khăn do dịch bệnh kéo dài”, ông Long
nói. Chuyên
gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cũng cho rằng đề xuất giảm 500 - 1.000 đồng trên
mỗi lít xăng dầu là tín hiệu tốt nhưng chưa mang lại hiệu quả nhiều trong
giảm bớt căng thẳng về giá, giảm bớt áp lực lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng
trưởng. Theo
ông Lâm, giảm thuế môi trường sẽ khiến hụt thu ngân sách nhưng trong bối cảnh
hiện nay cần tính toán kịch bản dài hơi hơn. Việc giảm thuế phí sẽ thúc đẩy
tăng trưởng, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển. Khi
doanh nghiệp hoạt động ổn định, kinh tế phục hồi, thu ngân sách sẽ tốt hơn. Liên
đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trước đó cũng đã có văn bản
gửi Bộ Tài chính, góp ý về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Theo
VCCI, đề xuất giảm thuế rất quan trọng và đặc biệt cần thiết trong bối cảnh
hiện nay nhằm kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, nguyên nhiên liệu rất quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực trong việc hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch COVID-19. Theo
VCCI, việc giảm thuế bảo vệ môi trường cần cân nhắc tiến hành mạnh mẽ hơn.
Nguyên nhân, hiện giá bán lẻ xăng dầu đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay
và dự báo tiếp tục tăng cao trong thời gian tới trong bối cảnh xung đột quân
sự cũng như các trừng phạt kinh tế đang diễn ra căng thẳng tại châu Âu và có
xu hướng leo thang. Trong
khi giải pháp trợ lực giảm thuế phí từ nhà nước rất quan trọng trong bối cảnh
sức khỏe của doanh nghiệp và cả nền kinh trong giai đoạn này đang ốm yếu, cần
hồi phục. Hơn nữa giải pháp này cũng khả thi khi Việt Nam sẽ được hưởng lợi
từ giá xuất khẩu dầu thô tăng và tình hình thu ngân sách 2 tháng đầu 2022 rất
khả quan. Từ
đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc trình thêm một phương án nữa có
mức giảm mạnh hơn, chẳng hạn áp dụng mức giảm 2.000 đồng/lít với xăng và
1.000 đồng/lít với dầu. Thời hạn giảm có thể ngắn hơn, chẳng hạn 3 - 6 tháng
nếu giá xăng dầu ổn định trở lại thay vì áp dụng một mức cố định trong cả 8
tháng, đến hết năm 2022 Theo
ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, đơn vị sở hữu thương
hiệu vận tải Sao Việt, áp lực giá xăng dầu tăng liên tục từ cuối năm ngoái và
chưa có điểm dừng đang khiến doanh nghiệp của ông “không thở nổi”. Với
ngành vận tải, xăng dầu bình quân chiếm khoảng 35 - 40% tổng chi phí đầu vào
nên việc giá dầu tăng chưa có điểm dừng từ cuối năm ngoái khiến doanh nghiệp
lỗ nặng. Trong khi việc tăng giá cước dù được tính đến cũng chưa thể thực
hiện được do lượng khách ít ỏi. “Xe
nằm đắp chiếu suốt thời gian dài vì dịch bệnh, nay vừa nhúc nhắc hoạt động
lại thì giá xăng dầu liên tục tăng cao. Trong khi khách thì ngày có ngày
không, chủ yếu chạy cầm chừng để giữ tuyến. Nếu không giảm giá xăng dầu,
doanh nghiệp khó cầm cự được lâu. Không phải 500 hay 1000 đồng mà nên tạm
dừng thu thuế bảo vệ môi trường, khi doanh nghiệp khoẻ lại rồi tính tiếp”,
ông Bằng nói. Vẫn
theo ông Bằng, không chỉ thuế bảo vệ môi trường, cơ quan điều hành tới đây
cũng nên tính toán giảm thêm sắc thuế khác để kéo giảm giá xăng. Đồng
quan điểm, ông Tô Quang Học, Giám đốc Công ty TNHH Phiệt Học, cho hay giá
xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải nói chung và tình
hình kinh doanh của công ty nói riêng. Từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách
của nhà xe liên tục thua lỗ. “Doanh
nghiệp vận tải vừa “chết hụt” vì dịch bệnh kéo dài, nay thêm giá xăng, dầu
tăng cao thì doanh nghiệp chết hẳn. Giảm thuế bảo vệ môi trường chỉ với 500 -
1.000 đồng thì không giải quyết được gì”, ông Học nhận xét. Trong
văn bản gửi Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến dự án nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, Bộ Công
Thương đề xuất, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol) là 2.000
đồng/lít; đối với dầu diesel là 1.000 đồng/lít; đối với dầu hỏa là 500
đồng/lít; đối với dầu mazut là 1.000 đồng/kg; đối với dầu nhờn là 1.000
đồng/lít và đối với mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg. Theo
Bộ Công Thương, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh ảnh hưởng đến giá cơ sở các
mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trong nước, tác động bất lợi đến đời
sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu phục hồi tổng thể nền
kinh tế sau đại dịch…Hơn nữa, công cụ Quỹ BOG không còn nhiều (số dư Quỹ BOG
đang ở mức thấp, hiện còn khoảng 620 tỷ đồng, số dư Quỹ BOG tại nhiều doanh
nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang ở mức âm). Do đó, cần thiết giảm thuế
bảo vệ môi trường ở mức cao hơn tại dự thảo nghị quyết. (Theo VTC News) Hoà
Bình |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét