Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Đêm trước cuộc
động binh Cập nhật lúc 09:35 Sau
sự kiện đất nước Việt Nam thống nhất vào mùa xuân năm 1975, Trung Quốc lợi
dụng tình thế “tranh tối tranh sáng” để theo đuổi ý định xâm chiếm quần đảo
Trường Sa. Đây là những bước đi tiếp theo, bộc lộ rõ tham vọng của một nước
láng giềng; nhất quán với hành động dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa (1974)
và cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (17.2.1979) mà Trung Quốc từng tiến
hành. Nhưng
với Trường Sa, mọi thứ đã bắt đầu từ trên mặt trận truyền thông, tuyên truyền
khá ồn ào và phi lý. Một bức tranh tuyên truyền hình tượng “anh hùng” của Hải quân Trung Quốc trong vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19 và 20.1.1974. TL Từ
bức tranh giả “Tây Sa” Một
quang cảnh những đoàn thuyền đưa dân nô nức tiến ra “Tây Sa” (Hoàng Sa của
Việt Nam) sinh sống, ở đó nông dân thì trồng cao lương, công nhân thì tích
cực lao động xây dựng công trường, ngư dân thì hăng say đánh bắt, dân quân
thì ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ đảo... Đó là những gì xuất hiện trên
các báo chí của Trung Quốc từ đầu tháng 2.1974, sau khi quân đội nước này
dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý
(19.1.1974). Quyết
tâm bảo vệ “Tây Sa” được Trung Quốc tô đậm trên báo chí truyền thông với đủ
thể loại, ngôn ngữ. Tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Người con Tây Sa của Hạo
Nhiên được xuất bản và được giới phê bình Trung Quốc nhảy vào thổi phồng, ca
ngợi. Cuộc triển lãm Quần đảo Tây Sa, một trong các đảo ở Nam Hải nhân kỷ
niệm 25 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mang đến công
chúng 100 bức ảnh màu chụp cảnh “quân dân Tây Sa”. Ngoài
ra, nhiều chương trình văn nghệ lấy Tây Sa làm nguồn cảm hứng đã diễn ra ở
Bắc Kinh nhằm mang đến cho người dân Trung Quốc một cái nhìn về “Tây Sa” thật
gần gũi, hợp thức và củng cố niềm tin rằng đó là một phần lãnh thổ đất nước. Tác
giả Văn Trọng, trong cuốn Hoàng Sa - Quần đảo Việt Nam (NXB Khoa học xã hội
ấn hành năm 1979) đã viết về cuộc tuyên truyền “Tây Sa” của Trung Quốc trong
thời gian này: “Năm 1975, nổi bật là các tin tức, tàu hải quân đi tuần tiễu,
tàu đánh cá của Công ty thủy sản Nam Hải, nhà ba tầng, trụ sở cơ quan, trạm
khí tượng... ở “Tây Sa”. Năm
1976, người ta lại được đọc thơ Hạt giống Đại Trại gieo khắp Tây Sa, xem ảnh
Tây Sa thu hoạch cá, đọc bài Tây Sa đáng yêu, xem tranh khắc gỗ Tây Sa gắn liền
với Thiên An Môn, xem phim Nam Hải phong vân với lời bình trắng đen đảo lộn
hiếm thấy rằng: “Nam Việt Nam ngang nhiên huy động máy bay, tàu chiến xâm
phạm vùng trời vùng biển các đảo Nam Hải, cưỡng chiếm các đảo của chúng ta,
nổ súng bắn vào ngư dân ta đang sản xuất và tàu chiến hải quân ta đang làm
nhiệm vụ tuần tra...”. Cũng
theo tác giả Văn Trọng trong cuốn sách nói trên, tại Trung Quốc, việc tuyên
truyền về “Tây Sa” như một chính sách đối nội mị dân được tiến hành liên tục
trong giai đoạn từ năm 1977 - 1979. Có thể kể đến bản hợp xướng Ánh đèn Tây
Sa được phát hành dưới dạng đĩa hát, các phim ảnh ca ngợi “Tây Sa” được phát
trên vô tuyến truyền hình và cuộc triển lãm Thủ công mỹ nghệ của Tây Sa diễn
ra tại công viên Trung Sơn (Bắc Kinh). ...
đến tầm ngắm “Nam Sa” Sau
khi tự củng cố niềm tin chủ quyền trong dân chúng với “Tây Sa”, những bước
tiến với ý định chiếm hữu “Nam Sa” (tức Trường Sa của Việt Nam) được Trung
Quốc thực hiện ban đầu cũng trên phương diện ngoại giao. Đối
với tài liệu bản đồ, ngày 30.1.1980, ít lâu sau khi bị quân đội Việt Nam đẩy
lùi ở biên giới phía bắc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một văn kiện, theo đó
công bố bản đồ thời nhà Thanh để chứng minh chủ quyền ở “Nam Sa và Tây Sa”.
Đó là hai bản đồ: “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” trong cuốn Hoàng
Thanh nhất thống dư địa đồ, xuất bản năm Quang Tự thứ 20 (1894) và “Đại Thanh
đế quốc” trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thương vụ ấn thư quán Thượng
Hải xuất bản năm Quang Tự thứ 31 (1905), tái bản năm Tuyên Thống thứ 2 (1910). Tuy
nhiên, điều đáng nói là trong văn kiện ngoại giao trên, phía Trung Quốc chỉ
nêu tên mà không đính kèm bản đồ để làm bằng chứng. Trong khi đó, thực tế thì
các bản đồ Trung Quốc cho đến thời điểm thời kỳ đầu của Trung Hoa dân quốc
(kể cả hai bản đồ thời nhà Thanh đã được nêu) đều không vẽ “Tây Sa” và “Nam
Sa” như phía Trung Quốc nói, mà lãnh hải Trung Quốc chỉ có ranh giới đến đảo
Hải Nam. Về
phía Việt Nam, cuộc chiến giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa trong khoảng
1975 đến 1988 diễn ra thực sự căng thẳng về truyền thông, nghiên cứu và ngoại
giao trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc xâm nhập trên thực địa. (Theo Thanh niên) Võ Hà-Nguyễn An Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét