Khu đô thị du lịch biển của Tập đoàn Rạng Đông bị tố cáo sai phạm: Cách giải thích của chủ đầu tư Vào
năm 2020, Chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông Nguyễn Văn Đông đã có văn bản gửi đến
Thanh tra Chính phủ để giải thích một số nội dung trong các đơn phản ánh, tố
cáo của công dân. Đối
với việc đưa ra ngoài quy hoạch và không đấu giá quyền sử dụng đất sân golf
Phan Thiết, Tập đoàn Rạng Đông cho rằng thời điểm trước 2009, khi mà Phan
Thiết còn là thị xã thì sân golf phù hợp với quy mô đô thị. Sau năm 2009,
Phan Thiết trở thành đô thị loại II thì sân golf này bộc lộ nhiều bất cập,
như cản trở giao thông, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, sân golf lúc
này thua lỗ kéo dài, đến năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng. Một góc Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết ngày nay. H.LINH “Nhiều
cuộc họp các ngành của tỉnh và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thậm chí là người
dân đều ủng hộ việc phá bỏ sân golf này…”, ông chủ Tập đoàn Rạng Đông cho hay
và lý giải: “Đất sân golf không phải là “đất sạch”, nên không thuộc trường
hợp đấu giá. Nếu muốn đấu giá phải chờ hết thời hạn thuê 50 năm, tức năm 2043
mới thực hiện được”. Với
nội dung tố cáo “giá đất không sát với thực tế giá thị trường, gây thất thoát
ngân sách”, chủ đầu tư lý giải giá đất thời điểm giao đất đã cao hơn 1,5 lần
so với giá đất UBND tỉnh Bình Thuận quy định. Mặt khác, lấy doanh thu trừ chi
phí, qua đó xác định đơn giá đất chưa có cơ sở hạ tầng tại Khu đô thị du lịch
biển Phan Thiết là hơn 2,63 triệu đồng/m2, cao hơn 3 lần so với khu dân cư
Bắc Xuân An và Đông Xuân An (đều thuộc TP.Phan Thiết). Về
nội dung không bố trí 20% đất trong dự án để xây nhà ở xã hội theo quy định,
mà lại hoán đổi 8,7 ha ở một vị trí khác, Tập đoàn Rạng Đông lý giải trong
điều chỉnh quy hoạch chung TP.Phan Thiết và Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình
Thuận khóa IX (ngày 8.12.2014) đều không ghi kế hoạch sử dụng đất năm 2015
cho việc phát triển nhà ở xã hội. Vì vậy UBND tỉnh đồng ý cho chuyển 8,7 ha
đất tại một vị trí khác để đầu tư nhà ở xã hội khi có nhu cầu là… phù hợp. Riêng
nội dung tố cáo của ông Đinh Trung, cho rằng đã có gần 300 cán bộ được Rạng
Đông mời đi nước ngoài tham quan từ 2001 - 2019, tập đoàn này thừa nhận “là
có, nhưng kể từ 2010 trở về sau không còn diễn ra”. Đối với nội dung tố cáo
nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh có đất, nhà trong Khu đô thị du lịch biển Phan
Thiết và khu Đông Xuân An (đều do Rạng Đông làm chủ đầu tư), tập đoàn này cho
hay “đó là các khách hàng mua, chuyển nhượng có chứng từ thanh toán rõ ràng”. Động tác sửa sai của UBND
tỉnh Bình Thuận Liên
tiếp trong 2 ngày 22.2 và 24.2.2022 UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định thu
hồi và hủy bỏ quyết định trước đó (cấp từ năm 2017) chủ trương đầu tư cũng
như cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích 2,5 ha (từ đất văn hóa,
thể thao) của Công ty TNHH Khu nghỉ mát Phan Thiết (công ty con của Tập đoàn
Rạng Đông) đối với dự án Luxury Aparment Tower, ngay bên cạnh Khu đô thị du
lịch biển Phan Thiết. Ngày
13.7.2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an liên tục có 3 văn bản gửi UBND tỉnh Bình
Thuận đề nghị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin, hồ sơ pháp
lý các dự án bất động sản để phục vụ công tác điều tra nguồn tin tố giác tội
phạm, trong đó có Khu du lịch đô thị biển Phan Thiết. Tiếp
đó, ngày 21.7.2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn đề nghị cung cấp rõ tên tuổi,
lý lịch trích ngang, chức năng được phân công giải quyết của từng cán bộ lãnh
đạo UBND TP.Phan Thiết đối với một số dự án trên địa bàn. Ngày
11.3.2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp một số cơ quan chuyên môn và
chính quyền địa phương của Bình Thuận tiến hành kiểm tra thực địa Khu đô thị
du lịch biển Phan Thiết của Tập đoàn Rạng Đông. Đây là động thái mới nhất của
Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhằm xác minh nguồn tin tố giác tội phạm của công dân
ở Bình Thuận, tố cáo sai phạm xảy ra tại dự án này. (Theo Thanh niên) H.Linh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét