Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng Cập nhật lúc 15:27 Công
ty cổ phần Đại Nam được thành lập vào tháng 3/1996 với ngành nghề kinh doanh
chính là bất động sản. Năm
1999, Đại Nam khởi công dự án Khu du lịch Đại Nam, quy mô lên tới 450ha tại
tỉnh Bình Dương. Mất 10 năm dự án này mới hoàn thành để bắt đầu đón khách vào
tháng 9/2008. Siêu dự án này tốn tới 6.000 tỷ đồng kinh phí đầu tư. Năm
2016, Đại Nam cho khởi công công trình trọng điểm là Trường đua Đại Nam với
tổng diện tích 60ha, sau đó chính thức khai trương hoạt động vào đầu năm
2017. Đây là công trình thể thao tốc độ phức hợp đầu tiên tại Việt Nam có sự
kết hợp của 5 loại hình đua: ngựa, chó, mô tô, go-kart, jet-ski và biểu diễn
fly-board. Khu du lịch giải trí - tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến rộng trên 450 ha Được
biết, Trường đua Đại Nam là ý tưởng được nảy ra và triển khai thực hiện trong
vòng chưa đầy… 24h. Xuất phát từ mong muốn đầu tư vào phát triển thể thao bên
cạnh du lịch hiện hữu của bà Nguyễn Phương Hằng và nhận được sự đồng lòng của
toàn thể công ty. Trong ngày hôm sau, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho tiến hành dự
án. Ước tính nguồn vốn cho dự án này khoảng 100 triệu USD. Trong
lĩnh vực bất động sản, Đại Nam là chủ đầu tư của 7 dự án lớn tại Bình Dương
gồm: Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần
2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương
mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Tân An
2. Dự
án Khu Dân Cư Đại Nam có quy mô 96,7 ha, được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng
sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại tỉnh Bình Phước cho khoảng 12.000 người.
Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai thì dự án vẫn khá đìu hiu, không có người
ở. Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, thậm chí một số đoạn vỉa hè trong khu đường
nội đã bị bong tróc. Bên
cạnh đó, Đại Nam còn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực khu công nghiệp, khi sở hữu
nhiều quỹ đất lớn như Khu công nghiệp Sóng Thần 2 (279 ha), Khu công nghiệp
Sóng Thần 3 (327 ha). Nắm
trong tay quỹ đất rộng lớn, doanh nghiệp của vợ chồng ông Dũng - bà Hằng
riêng trong năm 2020 đã đóng hơn 1.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách
Nhà nước. Con số này tương đương 15% tổng nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh
Bình Dương. Về
tình hình tài chính, dù sở hữu quỹ đất khổng lồ và nhiều dự án lớn, nhưng
hoạt động kinh doanh của Đại Nam liên tục thua lỗ những năm gần đây. Từ năm
2016 đến nay, công ty này thua lỗ tổng cộng 543 tỷ đồng, trong đó 2 năm
2019-2020 đều lỗ xấp xỉ 150 tỷ đồng mỗi năm. Việc
thua lỗ triền miên khiến Đại Nam bắt đầu âm vốn chủ sở hữu từ năm 2018 và đến
năm 2020 vốn chủ sở hữu đã âm tới 344 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm cuối năm
2020, công ty này có hơn 6.500 tỷ đồng nợ phải trả. Cuối
tháng 11/2021, Đại Nam đã đi vay trái phiếu để làm dự án. Cụ thể, công ty
phát hành 180 tỷ đồng trái phiếu với mục đích đầu tư xây dựng nhà xưởng cho
thuê số 2 thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương. Ngoài
Công ty Cổ phần Đại Nam, vợ chồng ông Dũng bà Hằng còn xuất hiện tại nhiều
doanh nghiệp khác như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Đại Nam Thần Tiên,
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Một thành viên Tân Khai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Gia Tân
Định. Tháng
9/2020, vợ chồng ông Dũng bà Hằng thành lập công ty Glove Đại Nam, chuyên sản
xuất găng tay y tế với vốn điều lệ 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Hằng từng tiết
lộ số vốn đầu tư cho dự án này lên đến 1 tỷ USD. Vợ
chồng ông Dũng bà Hằng cũng đồng sáng lập Công ty Cổ phần Xử lý nước thải
Hằng Hữu Huỳnh cuối năm 2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng. Mỗi người sở hữu 15%
cổ phần doanh nghiệp. (Theo
Cafebiz.vn) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét