Kịch bản Nga vỡ nợ dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế quốc tế Cập nhật lúc 14:21 Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng USD tại Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN) Nga
đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ đối với các khoản thanh toán nợ nước
ngoài, có nguy cơ đẩy nền kinh tế của nước này chìm sâu hơn vào khủng hoảng. Vỡ
nợ được coi là “khoảng tối” của các nền kinh tế trên toàn cầu, và tình hình
nợ của Nga đang phức tạp hơn do nước này ngày càng bị cô lập dưới các lệnh
trừng phạt chưa từng có của các cường quốc phương Tây. Các
chính phủ, cũng giống như những cá nhân hay tổ chức, cho vay để tài trợ cho
các dự án lớn và những khoản vay đó phải được hoàn trả theo lịch trình. Sự vỡ
nợ xảy ra khi người đi vay không thể trả lãi hoặc gốc cho khoản nợ của mình
khi đến hạn thanh toán. Các
chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu. Các nhà đầu tư, cả trong
và ngoài nước, mua những trái phiếu đó và nhận được cam kết sẽ được trả tiền
lãi. Việc
không thanh toán dẫn đến vỡ nợ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là lý
do tại sao chính phủ các nước thường làm mọi cách để tránh kịch bản này. Nga
đã không bị vỡ nợ kể từ năm 1917, vậy nhưng giờ đây nước này lại đang đứng
trước nguy cơ vỡ nợ giữa bối cảnh bất ổn địa chính trị leo thang. Chắc
chắn Nga có tiền, chỉ là nước này không thể tiếp cận số tiền đó sau khi bị
loại khỏi hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu (SWIFT). Kể
từ năm 2014, lần gần nhất phương Tây trừng phạt Nga vì vấn đề Crimea, điện
Kremlin đã tích lũy được khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Khoảng
một nửa trong số đó hiện đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt của phương
Tây áp đặt sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine
vào cuối tháng Hai. Do
đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết họ có kế hoạch trả các
chủ nợ bằng đồng ruble thay vì USD hoặc euro cho đến khi các lệnh trừng phạt
được dỡ bỏ. Nhưng
các cơ quan phi chính phủ chuyên đánh giá mức xếp hạng tín nhiệm có thể coi
các khoản thanh toán như vậy là nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ. Kể
từ khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, cả ba công ty xếp hạng tín nhiệm lớn là
Fitch, S&P và Moody's - đã hạ hạng mức tín nhiệm nợ của Nga từ mức “đầu
tư” xuống mức “không đáng đầu tư.” Kich
ban Nga vo no duoi goc nhin cua cac chuyen gia kinh te quoc te hinh anh 2 Một
nhà máy nhiệt điện của tập đoàn khí đốt Gazprom ở Sochi, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN) Hãng
xếp hạng tín nhiệm S&P ngày 17/3 đã hạ mức xếp hạng của Nga từ CCC- xuống
CC, khi nước này báo cáo về những khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ
đến hạn đối với trái phiếu châu Âu 2023 và 2043 bằng đồng USD. Trước
đó, một hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu khác là Fitch ngày 8/3 một lần nữa
hạ bậc xếp hạng nợ chính phủ của Nga xuống mức "có rủi ro cao," từ
"B" xuống "C", cho hay quyết định này phản ánh nguy cơ vỡ
nợ "sắp xảy ra.” Đầu
tháng này, Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga xuống mức "có rủi ro
cao," hay liệt kê vào loại các quốc gia có nguy cơ không trả được nợ. Trong
một thông báo, Fitch cho hay mức xếp hạng “C” phản ảnh nguy cơ vỡ nợ sắp xảy
ra và tình hình đang diễn ra hiện nay cho thấy sự sẵn sàng trong việc trả nợ
chính phủ của Nga đang giảm xuống. Mới
đây, Bộ Kinh tế Nga ngày 16/3 cho biết lạm phát tại nước này đã tăng lên mức
12,54% trong 12 tháng tính đến ngày 11/3, mức cao nhất kể từ cuối năm 2015 và
cao hơn mức 10,42% ghi nhận một tuần trước, do đồng ruble mất giá đã khiến
giá cả tăng vọt trước các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ của phương Tây. Trong
khi đó, lạm phát tính theo tuần lại giảm nhẹ xuống 2,09% trong tuần kết thúc
vào ngày 11/3, từ mức 2,22% một tuần trước đó, vốn là mức tăng giá mạnh nhất
trong một tuần kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998, theo số liệu của Cơ quan
Thống kê Rosstat. Giá
của gần như mọi thứ, từ đồ ăn cho trẻ em đến dược phẩm, đều tăng mạnh trong
tuần trước. Trong đó, giá đường và cà chua tăng hơn 12%. Lạm
phát tăng mạnh khi đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay và
nhu cầu đối với một loạt mặt hàng, từ thực phẩm thiết yếu đến ô tô, có dấu
hiệu gia tăng, trước những đồn đoán rằng giá cả sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trước
đó, đồng ruble của Nga rơi xuống mức thấp kỷ lục mới là 110 ruble đổi 1 USD
tại Sở Giao dịch Moskva trong ngày 2/3 và thị trường chứng khoán tiếp tục
đóng cửa khi hệ thống tài chính của nước này chịu sức ép từ các biện pháp
trừng phạt của phương Tây. Đồng tiền này đã mất khoảng 1/3 giá trị so với
đồng USD kể từ đầu năm nay. Trước
sự mất giá của đồng tiền, Nga đã tăng lãi suất lên 20% và yêu cầu các doanh
nghiệp chuyển đổi 80% doanh thu bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước, khi
Ngân hàng trung ương Nga (CBR), hiện đang bị phương Tây trừng phạt, dừng can
thiệp vào thị trường ngoại hối. Bên
cạnh đó, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin cho biết kế hoạch hỗ trợ
nền kinh tế Nga bao gồm hơn 100 sáng kiến trị giá khoảng 1.000 tỷ ruble (10
tỷ USD). Theo
Thủ tướng Mishustin, kế hoạch này bao gồm hơn 100 sáng kiến, không bao gồm
các sáng kiến đã được thông qua và đang thực hiện. Tổng số tiền để hỗ trợ
theo gói sáng kiến này ước tính khoảng 1.000 tỷ ruble. Ngoài
ra, chính phủ Nga cũng đề xuất một số biện pháp chung với các đối tác trong
Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Ngày
17/3, một khoản nợ của Nga trị giá 117 triệu USD đến hạn thanh toán. Nga đã
thực hiện 2 khoản thanh toán bằng đồng USD và khoản tiền này sẽ sớm được phân
phối đến các trái chủ. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư không công khai danh tính nói với hãng tin Reuters
(Vương quốc Anh) và The Wall Street Journal rằng "họ vẫn chưa thấy tiền
đến." Timothy
Ash, chiến lược gia cấp cao tại công ty quản lý tài sản BlueBay Asset
Management (Anh), cho biết: “Một vụ vỡ nợ là một thảm họa đối với Nga.” Việc
Nga triển khai chiến dịch nói trên đã khiến nước này không nhận được nhiều sự
ủng hộ và một vụ vỡ nợ có thể sẽ cắt đứt khả năng tiếp cận nguồn tài chính
nước ngoài trong nhiều năm. Nền
kinh tế của Nga đã bị tổn thương nặng nề. Kể từ khi xung đột bắt đầu, đồng
ruble đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, các nguồn doanh thu quan trọng đang chậm
lại khi các nhà kinh doanh dầu mỏ né tránh dầu thô của Nga, hàng chục tập
đoàn quốc tế đã tạm ngừng hoạt động tại “xứ sở bạch dương” và các lệnh trừng
phạt đã đóng băng hơn 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của nước này. Tổng
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, cho biết một cuộc
khủng hoảng tài chính vượt ra ngoài biên giới Nga khó có thể phát triển vào
thời điểm này, đồng thời cho rằng phản ứng của các ngân hàng phương Tây là
"không thích hợp.” Nhưng
một vụ vỡ nợ cũng có thể đến vào thời điểm thị trường toàn cầu có nhiều bất
ổn. Các
nhà phân tích tại công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế Capital Economics cảnh
báo rằng, "nếu một tổ chức tài chính đặc biệt phải hứng chịu các khoản
nợ của Nga, điều đó có thể gây ra tác động lây lan rộng hơn. Và quan trọng là
chúng ta sẽ không thực sự biết điều đó tồi tệ như thế nào cho đến khi nó xảy
ra"./. (TTXVN/Vietnam+) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét