Sau
Chiến thắng 30/4: Vì sao Sài Gòn gần như nguyên vẹn?
Cập
nhật lúc 10:29
Bộ đội tấn công, nhân dân nổi dậy, toàn dân tham gia đánh
giặc và bảo vệ các vị trí chủ yếu trong lòng địch nên TP Sài Gòn được giữ
nguyên vẹn.
Người dân xuống đường hòa chung
không khí hân hoan, vui tươi ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Jean-Claude
LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images.
Những ngày
tháng 4, nắng phương Nam nóng như đổ lửa, nhưng vẫn không ngăn được bước chân
của bao người đến với Sài Gòn-TPHCM để nhớ về sự kiện lịch sử hào hùng của
dân tộc cách đây 44 năm, vào ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất
nước được độc lập, thống nhất. Những nhân chứng lịch sử và những người trực
tiếp tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lại hồi tưởng về
không khí Sài Gòn trong ngày giải phóng. Trong đó, hình ảnh đáng nhớ nhất là
Sài Gòn gần như nguyên vẹn sau ngày giải phóng.
"Không có
tình trạng cướp bóc, hôi của. Dân chúng vui mừng, nhất là lớp trẻ, người ta
ra hòa mình với bộ đội rất nhanh", đó là hồi ức của KTS Nguyễn Hữu Thái
khi nhớ về thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975. Ông nói: "Khi Đài phát
thanh phát đi lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng
của chính ủy Bùi Văn Tùng, thì chừng khoảng 2-3 giờ chiều, Sài Gòn bắt đầu
náo động trở lại. Dân chúng Sài Gòn yên lòng”.
Còn TS sử học
Nguyễn Nhã lại ấn tượng với hình ảnh đối nghịch: “ Cuộc chiến kết thúc ngoài
sức tưởng tượng. Tức là một đằng thì tháo chạy hỗn loạn, một đằng thì tiến
vào một cách bình tĩnh. Dần dần tôi thấy có những hình ảnh phất cờ, chào đón
càng nhiều. Là một người nghiên cứu về lịch sử, tôi thấy đây là một điều rất
lạ lùng”.
Lực lượng giải phóng tiến vào Sài
Gòn mang theo cờ và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975. Ảnh:
Phóng viên quốc tế Jacques Pavlovsky/Sygma/CORBIS.
“Trưa ngày
30.4, đại đoàn quân tiến vào Sài Gòn, dân ủng hộ, chỉ đường. Ở những đoạn
đường không có nổ súng, dân tiếp đón bộ đội, có người mời uống rượu, có người
mời ăn bánh, có người mời ghé lại ăn giỗ”- Đó là hình ảnh ngày chiến thắng
lịch sử trong hồi ức của Đại tá Nguyễn Văn Tòng, nguyên Chính ủy Sư đoàn 9
Quân đoàn 4.
Ngày ấy Sài Gòn
đón chào quân giải phóng như đón những người con xa trở về sau bao năm dài xa
cách. Không có cảnh tắm máu, không có cảnh hoang tàn, đổ nát của một đô thị
sau cuộc chiến. Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn.
Là một lão
thành cách mạng của TPHCM, ông Nguyễn Trọng Xuất, nguyên Tổng thư ký công
trình Lịch sử Nam bộ kháng chiến, tâm sự: Ông sống và hoạt động cách mạng ở
thành phố này đã hơn nửa thế kỷ, đã chứng kiến bao thăng trầm trong cuộc
kháng chiến của dân tộc. Đặc biệt, trong quãng thời gian từ 1954 đến năm 1960,
cả miền Nam như một địa ngục bởi sự tàn sát của chế độ Mỹ-Diệm khiến cho lòng
dân căm phẫn. Không thể khuất phục trước sự tàn bạo này, ông và đồng đội của
mình cùng nhân dân miền Nam trực tiếp tham gia các cuộc đấu tranh giành độc
lập, thống nhất, từ phong trào Đồng Khởi, rồi đến cuộc Tổng tiến công - nổi
dậy xuân Mậu Thân 1968 và kết thúc là đại thắng mùa xuân năm 1975.
Ông
Nguyễn Trọng Xuất, nguyên Tổng thư ký công trình Lịch sử
Theo ông Nguyễn
Trọng Xuất, cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa vì vậy mà đã huy động
được sức mạnh toàn dân tham gia, ngay cả từng người dân ở trong lòng địch và
dân chính là cách mạng.
“Tài thao lược
và trí tuệ của những người lãnh đạo lại được kế thừa trí tuệ của ông cha mình
cả nghìn năm mới làm được điều này. Đảng đã dạy rằng: Nếu anh biết phát động
quần chúng thì chính cách mạng nằm trong dân chứ không phải nằm trong cán bộ.
Bởi vì dân là cách mạng”, ông Nguyễn Trọng Xuất khẳng định.
Hơn 40 năm
trước, ngay trong lòng đô thị Sài Gòn, mỗi người dân yêu nước bằng hành động
của mình đã cùng nhau thúc giục xuống đường tranh đấu. Đó là người mẹ, người
chị bàn Cờ; đó là sinh viên các trường đại học, là nhân sĩ, trí thức, những
người tu hành …. Với sinh viên, học sinh họ đã có những đêm không ngủ cùng
nhân dân miền Nam đốt xe Mỹ, dùng lời ca, tiếng hát để đấu tranh chống lại
chế độ Mỹ-Ngụy. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, người trực tiếp tham gia phong trào
“Hát cho đồng bào tôi nghe” vẫn giữ nguyên cảm xúc bồi bồi như những năm
tháng xuống đường.
Nhạc sĩ
Tôn Thất Lập. Ảnh: Hội âm nhạc TP.HCM.
“Tiếng nói của
sinh viên học sinh là tiếng nói của đồng bào. Nên những lời họ nói ra là nhân
dân đều hưởng ứng như lời hiệu triệu, khơi dậy ý thức đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ quyền con người và đòi hòa bình. Chính những tiếng hát đó đi vào
trong cuộc đấu tranh như là một vũ khí, nó làm cho quân thù phải khiếp sợ”
Đại tướng Phạm
Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, khẳng định rằng: Trong các cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy ở miền Nam, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ
đại. Nếu không có nhân dân miền Nam thì chúng ta không đánh được Mậu Thân,
không có chiến thắng của ngày 30/4.
Đồng bào Sài
Gòn - Nam bộ đã chở che, đùm bọc cho bộ đội miền Bắc, coi các chiến sĩ như
con em trong gia đình. Còn những bộ đội cụ Hồ luôn coi đồng bào Nam bộ là
ruột thịt, đánh giặc nhưng luôn ý thức phải bảo vệ tính mạng và tài sản cho
nhân dân. Chính điều này đã được dân tin, dân thương, dân bảo vệ bộ đội. Đại
tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Không có nhân dân thì chúng ta không bao
giờ thành công. Chỉ có nhân dân giúp đỡ mới được có được tất cả. Nhưng ở đây
cũng phải nói rằng, chính lòng yêu nước của người dân Nam bộ luôn hướng về tổ
quốc, hướng về đất nước và hướng về Bác Hồ của chúng ta đã làm nên chiến
thắng”.
Thiếu tướng
Phan Khắc Hy, Phó tư lệnh Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đơn vị vào tiếp quản
Sài Gòn ngay trong ngày 30/4/1975 cho rằng, nhờ kết hợp nhịp nhàng giữa các
mũi: Bộ đội tấn công, nhân dân nổi dậy, toàn dân tham gia đánh giặc và bảo vệ
các vị trí chủ yếu trong lòng địch nên TP Sài Gòn được giữ nguyên vẹn. Tất cả
hệ thống điện, nước được khôi phục một cách nhanh chóng. Nhiều nhà báo nước
ngoài đã rất ngạc nhiên về điều này. Không khí Sài Gòn ngay trong ngày giải
phóng ngoài sức tưởng tượng của họ.
Thiếu tướng
Phan Khắc Hy bồi hồi: “Bộ đội đánh giặc, thì dân cũng tham gia. Trong
tham gia đó là ổn định cuộc sống, ổn định mọi hoạt động. Ngày 1/5/1975 tôi đã
đi chợ Sài Gòn, đi dạo phố Sài Gòn rồi. Các cửa hàng, cửa hiệu người ta vẫn
bán bình thường. Tôi có mấy chục ngàn đồng nên mua một cái đồng hồ nhỏ cho
con gái”
Đường phố Sài Gòn nhộn
nhịp trở lại sau đại thắng 30/4/1975. Ảnh:KT
Sau bao năm,
nhưng hình ảnh và không khí của ngày Sài Gòn được giải phóng vẫn in đậm trong
tâm trí của nhiều người dân thành phố. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái kể lại
rằng: 44 năm trước, Dinh Độc lập là nơi hội tụ của các cánh quân và là ngày
hội của anh em Nam-Bắc chung một nhà sau bao năm xa cách.
“Góp phần vào giải phóng miền
Quy
tụ sức mạnh của toàn dân tộc đã làm nên chiến thắng của ngày 30/4/1975. Sau
44 năm giải phóng, trải qua nhiều chặng đường phát triển, Sài Gòn-TPHCM đã
trở thành là đô thị sáng tạo và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Đây đang là
nơi đất lành, thu hút người tài trong nước và Việt kiều trên thế giới quy tụ
về đề cùng chính quyền xây dựng TP thông minh với nhiều khâu đột phá từ Nghị
quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Phát huy tinh
thần anh dũng của ngày 30/4, người dân TP mang tên Bác lại từng bước vượt qua
mọi thách thức, đồng thuận cùng Đảng bộ và chính quyền TP quyết tâm thực hiện
thành công Nghị quyết 54, đưa TPHCM phát triển tầm cao mới, xứng đáng là
thành phố năng động, đầu tầu kinh tế của cả nước.
Theo VOV
|
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019
500 ngàn hộ tiền điện tăng gấp
đôi: Lời chính thức từ EVN
Cập nhật lúc 08:05
Có 500 nghìn khách hàng ở Hà Nội và TP.HCM có tiền điện tăng gấp
đôi trở lên, hơn 1,3 triệu tăng từ 1,5-2 lần so với tháng trước. EVN chỉ ra
nhiều lý do.
Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) cho biết: Theo quy luật thời tiết, hàng năm thì tại khu
vực miền Nam, Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều
thời điểm lên hơn 37 độ C; khu vực miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội bắt
đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm với độ ẩm cao và có ngày đã
bắt đầu nắng nóng trên 30°C, do vậy nhu cầu sử dụng điện của khách
hàng cho cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là máy lạnh tăng cao.
Theo dõi số liệu sản lượng điện tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
cho thấy, trong giai đoạn cuối tháng 3/2019, đầu tháng 4/2019 việc tiêu thụ
điện tại địa bàn tăng tương ứng từ 47 triệu kWh/ngày lên đến gần 58 triệu
kWh/ngày và đạt mức cao nhất đến thời điểm này là 63,4 triệu kWh (ngày 20/4)
tại Hà Nội, và 71 triệu kWh/ngày đến trên 83 triệu kWh/ngày; sản lượng ngày
cao nhất đến thời điểm này là 90,04 triệu kWh (ngày 24/4) tại TP.HCM.
"Mức sản lượng điện đỉnh về tiêu thụ này của TP.HCM cao hơn
10% so với đỉnh của năm 2018 và đây cũng là mức tiêu thụ cao nhất đạt kỷ lục
từ trước đến nay; con số này cũng cao gấp 2,5 lần so với ngày thấp nhất tính
từ đầu năm 2019 (35,5 triệu kwh ngày 6-2-2019)", EVN lưu ý.
Bên cạnh đó EVN cũng nêu tác động của việc điều chỉnh
giá bán điện được Bộ Công Thương công bố vào ngày 20/3/2019 theo Quyết định
648/QĐ-BCT, với mức tăng này thì mức độ tăng khi khách hàng sử dụng từ 50-400
kWh cũng tăng theo.
Tuy nhiên, mức tăng cao nhất theo EVN chỉ ở mức 77 nghìn đồng với
hộ sử dụng 400 số điện.
Cụ thể, trường hợp khách hàng sử dụng 400 kWh thì số tiền phải
trả thêm hơn 77.725 đồng so trước thời điểm chưa tăng giá. Mức giá này sẽ còn
tăng 22.600 đồng cho mỗi 100 kWh nếu khách hàng sử dụng nhiều hơn.
Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn
tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày). Như
vậy số ngày sử dụng điện nhiều hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều
hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những
tháng hè cộng với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện của kỳ
hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.
EVN cho hay: Tính đến ngày 26/4/2019, xét riêng tại địa
bàn TP. Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố lớn nhất cho thấy tại Hà Nội có trên
32% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019
tăng trên 1,5 lần so với tháng 3/2019, tỷ lệ này tại TP.HCM là trên 22%.
Về tiền điện tại Hà Nội có trên 46% khách hàng sử dụng
điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019 tăng trên 1,5 lần so với
tháng 3/2019, tỷ lệ này tại TP.HCM là trên 37%.
EVN cho biết: Trong khoảng thời gian từ ngày tăng giá điện
(20/3), Tập đoàn đã nhận được các các thắc mắc của khách hàng sử dụng điện
chủ yếu qua Tổng đài chăm sóc khách hàng, ngoài ra là các phản ánh của khách
hàng qua mạng xã hội, báo chí,... Các thắc mắc, kiến nghị đều được ngành điện
tổ chức kiểm tra, xác minh và giải quyết kịp thời.
Trong tổng số trên 108 nghìn yêu cầu liên
quan đến hoá đơn tiền điện của khách hàng thì chủ yếu là yêu cầu tra cứu
thông tin về giá điện mới, tra cứu chỉ số và hoá đơn tiền điện, chỉ có trên
13 nghìn yêu cầu là các kiến nghị về chỉ số, hoá đơn.
Tính đến 26/4, các tổng công ty điện lực đã giải quyết
trên 12,9 nghìn, đạt tỷ lệ 98,7%.
(Theo
Vietnamnet) Lương
Bằng
EVN giải thích như
thể cho trẻ em nghe chuyện tào lao. Tăng có 8,36% mà tiền điện gấp đôi, 3
thậm chí nhiều lần. Chỉ tăng thêm vài ngày mà tiền điện tháng tăng thêm cả
triệu! Họ tránh không dám nói thẳng, chính cái bậc thang giá có khoảng cách
rộng mấy trăm đồng/kwh nó đưa đến giá điện khủng cùng lợi nhuận lớn cho EVN. Chỉ
một quyết định tăng giá họ đã kiếm 20 nghìn tỉ, thế nhưng mấy nghìn tỉ nợ kéo
từ năm này qua năm khác như cái cớ để họ mãi đòi tăng giá!
Thương Giang
|
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019
Chung cư Sài Gòn hơn 3.000 căn hộ
cháy lúc nửa đêm, hệ thống báo cháy cũng… ngủ!
Cập nhật lúc 14:28
Khoảng 23h ngày 28/4, căn hộ ở tầng 11 chung cư The Era Town,
quận 7 (TP.HCM) bốc cháy ngùn ngụt nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động.
Theo phản ánh
của cư dân tại đây, ngọn lửa bùng phát tại căn hộ tầng 11 nhưng hệ thống báo
cháy không hoạt động khiến hàng nghìn hộ dân sống tại block này không hay biết.
Cũng theo cư dân, sự việc được phát hiện khi nhiều người
sống tại block A3 đối diện nhìn thấy lừa bùng cháy, lùa ra cửa căn hộ mở ra
ban công. Mọi người liền hô hoán và chạy sang gọi bảo vệ đập cửa thông báo.
Mọi người hoảng loạn chạy thang bộ xuống tầng trệt thoát ra ngoài.
Sau khoảng 20 phút, hoả hoạn được đơn vị phòng cháy chữa
cháy dập tắt. Căn nhà vắng chủ, nhiều đồ đạc bên trong căn hộ bị thiêu rụi.
Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Anh Q.H – cư dân tại chung cư The Era Town cho biết, chung
cư lớn tới 3.000 căn hộ nhưng khi cháy hệ thống báo cháy không hoạt động điều
này quá nguy hiểm.
“Chuông báo cháy là 1 trong những hình thức khẩn cấp cơ
bản nhất ở tất cả toà nhà, đặc biệt là nơi dân cư sinh sống, vậy mà chuông
báo cháy chung cư không hoạt động. Cư dân chỉ biết vì nghe tiếng người dân hô
hào lẫn nhau. Có người thấy mọi người ôm con cái chạy tán loạn nên chạy theo
chứ không hề hay biết chuyện gì cho tới khi chạy thang bộ xuống được tầng G.
Sự việc cho thấy các đơn vị quản lý tại chung cư làm việc quá bất cẩn” – anh
H bức xúc.
(Theo Vietnamnet) Thuận Phong
|
Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng
kiểm tra việc lấn sông Hàn làm dự án
Cập
nhật lúc 08:58
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo
chí đăng tải việc lấn sông Hàn để triển khai dự án; báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng kiểm tra, xử lý
thông tin về việc lấn sông làm dự án
Như Dân
trí đã đưa tin, gần đây,
việc dự án bất động sản và bến du thuyền (Marina Complex) đang triển khai ở
bờ Đông sông Hàn - Đà Nẵng thể hiện một phần diện tích lấn sông khiến dư luận
lo ngại việc triển khai thi công công trình của dự án sẽ ảnh hưởng dòng chảy
tự nhiên của sông và cảnh quan tự nhiên khu vực ven sông.
UBND
TP Đà Nẵng sau đó đã có công văn đề nghị các ban, ngành chức năng làm việc
với chủ đầu tư dự án, yêu cầu tạm dừng thi công để kiểm tra, rà soát; đồng
thời, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, các bộ,
ngành trung ương về việc này.
Trước
ý kiến cử tri đề nghị Đà Nẵng cần thận trọng với các dự án lấn sông, Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng trong buổi tiếp xúc cử tri Đà Nẵng mới đây cho biết Thành
phố sẽ không chỉ rà soát lại một dự án nói trên mà sẽ rà soát lại tất cả các
dự án ven sông Hàn; chủ trương đánh giá cả tác động môi trường và cảnh quan
tự nhiên, cân nhắc, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và cộng đồng, hướng
tới phát triển Đà Nẵng bền vững.
Chủ
trì buổi họp báo Quý I -2019 của UBND TP trong tuần qua, ông Đặng Việt Dũng -
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết thêm, dự kiến trong khoảng từ ngày 3 -
7/5 tới, các ban, ngành chức năng liên quan của Thành phố sẽ phối hợp Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về dự án
lấn sông.
(Theo Dân trí) Tâm An
|
Sẽ
nâng dần tuổi nghỉ hưu của nam và nữ, bắt đầu từ năm 2021?
Cập
nhật lúc 08:49
Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó đáng lưu
ý tuổi nghỉ hưu sẽ tăng chậm từ năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của nam nâng
lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi.
Người
nghỉ hưu tại thành phố Hải Dương nhận lương hưu và trợ cấp BHXH. Ảnh: Mạnh
Minh/TTXVN
Theo
Tờ trình dự án Bộ luật Lao động sửa đổi, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần
này phải thể chế hóa yêu cầu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số
28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách
bảo hiểm xã hội: "Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo
mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy
định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được
quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung".
Quán
triệt tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và cụ thể hóa nội dung Đề án cải cách
chính sách bảo hiểm xã hội của Ban cán sự Đảng Chính phủ, để đảm bảo việc
tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe
và tuổi thọ của người lao động (NLĐ) Việt Nam, tránh việc phải điều chỉnh đột
ngột lên mức quá cao trong tương lai, đảm bảo góp phần ổn định chính trị - xã
hội, Ban soạn thảo đã quy định nội dung này trong dự thảo Bộ luật Lao động
(sửa đổi) theo 2 phương án để trình Quốc hội xem xét.
Cụ
thể, với phương án 1: Kể
từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động
bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với
nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ
cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Với
phương án 2: Kể
từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động
bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với
nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ
cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự
thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao
động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công
việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Đồng
thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với
người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác
quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Xung
quanh vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, quá trình soạn thảo Bộ luật có
hai vấn đề lớn cần làm rõ: Xác định mốc tuổi và lộ trình điều chỉnh tuổi
hợp lý.
Theo
đó, đối với xác định mốc tuổi, Ban soạn thảo đề xuất điều chỉnh tăng
tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 với các lý do bảo đảm sự phù hợp với
quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của NLĐ Việt Nam.
Cụ thể, Việt Nam có quy mô, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ
người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của quá trình già
hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019); chất
lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của NLĐ ngày càng tăng (tuổi thọ bình
quân của nam là 72,1 tuổi, của nữ là 81,3 tuổi; và cả hai giới tính là 76,6
tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới là 72 tuổi).
So
sánh với các nước trong khu vực, Việt
Việc
hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi Việt
Cũng theo Ban soạn thảo, việc nâng tuổi nghỉ hưu lên nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi
là cần thiết, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương
lai và hầu hết các quốc gia khi điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đều có một lộ
trình để thu hẹp dần khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ.
Còn
về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng dần tuổi nghỉ hưu (tăng
chậm) để tránh gây "sốc" cho thị trường lao động và có tác động tốt
hơn đến tâm lý xã hội của NLĐ và doanh nghiệp.
Theo
đại diện Bộ LĐTBXH, qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên
trong quá trình soạn thảo, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai
phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Tuy nhiên, phương
án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều
chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động,
giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự
thảo luật cũng quy định việc sửa đổi 2 điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên
quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo tính thống nhất trong
hệ thống pháp luật.
Theo Báo Tin tức
|
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019
Giá điện
không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế?
Cập nhật lúc 20:42
Bộ
Công Thương điều chỉnh giá điện tăng lên 8,36% vào ngày 20.3, thế nhưng sau
khi cầm trên tay hoá đơn tiền điện, người dân mới ngỡ ngàng khi con số không
dừng lại ở 8,36% mà lên tới 50-70%.
Giá điện tăng 8,36%: Không hề
Thời gian qua,
nhiều người dân tỏ bất ngờ khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện. Theo đó, giá
điện của nhiều hộ gia đình tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước.
Theo lý giải
của ngành điện, việc tăng giá này là do thời điểm này thời tiết nắng nóng,
nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Thêm vào đó, giá điện đã chính
thức tăng 8,36% kể từ 20.3.
Thế nhưng,
chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giá điện không chỉ tăng lên
8,36% như ngành điện đã tuyên bố. Nhiều hộ sử dụng điện ghi nhận hoá đơn điện
tăng lên 50-70% so với các tháng. Chuyên gia này cho rằng, lý giải của ngành
điện cho việc tăng giá vừa qua chỉ là một góc độ, nguyên nhân chủ yếu là ở sự
bất hợp lý của biểu giá điện.
Về nguyên tắc,
Chính phủ chỉ quy định mức giá điện bình quân. Mức giá bình quân sau khi được
điều chỉnh từ ngày 20.3 là 1.864 đồng/kWh. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương
xây dựng biểu giá điện đạt được 2 mục đích: Thứ nhất là đảm bảo chính sách an
sinh xã hội (tạo điều kiện cho người nghèo); thứ 2 khuyến khích người dân sử
dụng tiết kiệm điện.
Chính vì thế,
Bộ Công Thương đã không để giá điện sinh hoạt một bậc mà phải chia làm nhiều
bậc, để tránh tình trạng, người nghèo chịu giá điện quá cao, mà người giàu
lại chịu giá điện rẻ, dẫn đến việc sử dụng lãng phí.
"Thế
nhưng, biểu giá điện của Bộ Công Thương xây dựng hiện nay theo 6 bậc lại
không hề hợp lý", chuyên gia Ngô Trí Long khẳng định.
Biểu giá điện chỉ có lợi cho ngành điện?
Phân tích về
điểm bất hợp lý của biểu giá điện hiện nay, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết,
chỉ có giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 1 (từ 0 -50kWh) và bậc 2 (từ 51-100kWh)
là thấp hơn so với giá điện bán lẻ bình quân (1.864 đồng/kWh), còn lại từ bậc
3 đến bậc 6, giá điện bán lẻ lại cao hơn nhiều so với giá điện bình
quân.
Trong khi đó,
hầu hết các hộ gia đình đều phải sử dụng điện trong mức từ trên 100kWh trở
lên, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Như vậy, ngành điện
đã tính một mức giá có lợi cho mình. Người dân dùng càng nhiều điện thì càng
phải nộp nhiều tiền.
"Chính phủ
giao cho ngành điện tính toán để doanh thu bán điện chia cho sản lượng điện
thương phẩm phải bằng giá điện bình quân (1.864 đồng/kWh) nhưng với biểu giá
điện 6 bậc như hiện nay thì người hưởng lợi là ngành điện, người dân sẽ chịu
thiệt", chuyên gia này khẳng định.
Chuyên gia Ngô
Trí Long cho rằng, biểu giá điện cần được chia nhỏ nhiều bậc thêm nữa, không
chỉ dừng lại ở 6 bậc như hiện nay. Người dân dùng bao nhiêu điện trong khoảng
nào thì sẽ trả tiền bấy nhiêu.
"Theo tôi,
mấu chốt hiện nay là cần xây dựng lại biểu giá điện cho phù hợp. Và trách
nhiệm này thuộc về Cục Điều tiết Điện lực của Bộ Công Thương", ông Long
nói.
Theo Lao Động
Cách đây hơn 3 năm, Báo Người cao
tuổi, Báo GDVN đã đăng một bài viết của tác giả Đinh Hoàng (Hoàng Đình Khải)
phân tích khá rõ bí quyết làm ăn của EVN. Bài báo có nhan đề “Giá điện
ô-van”, xin giới thiệu lại cùng độc giả:
|
Giá điện… ô-van!
Thời gian dài trước đây hễ xăng dầu, than tăng giá là y như rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại nhấp nhổm đòi tăng giá với lí do đầu vào sản xuất tăng. Nay giá xăng dầu giảm đã mấy tháng, xuống gần 70% song có vẻ giá điện đang “án binh bất động”. Cách đây chưa lâu khi hàng loạt hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt, khiến dư luận bức xúc, EVN đã phải trình 3 phương án bậc thang giá để chuyên gia, người dân tham khảo, lựa chọn. Tuy nhiên cái “thang” ấy chiều cao không đổi, tức giá điện cao nhất vẫn là 2.587đồng/kW. Vậy là các đối tượng dùng điện phải tự thỏa thuận với nhau xem theo phương án nào có lợi.
Cái “thang” giá điện có gì bí mật, phải chăng đó là bí quyết kinh doanh của EVN? Chưa trông đợi việc giảm giá song ta hãy xem cái “thang” giá điện hiện nay đã hợp lí hay chưa?
Hãy hình dung chiếc thang tre để xem EVN đã vận dụng "đóng" giá điện bậc thang ra sao: Thông thường chiếc thang được đóng theo nguyên tắc bậc ở chân thang rộng, càng lên cao càng thu hẹp lại để bảo đảm an toàn chịu lực. Nhưng EVN đã thiết kế “thang” giá điện theo nguyên tắc khác biệt, chỉ thu lợi cho người “bán thang” chứ không phải vì người “leo thang”. Xem khoảng cách giữa các bậc thang của EVN đã “đóng”: Bậc 1: 1.484 đồng/kW; bậc 2: 1.533 đồng/kW; bậc 3: 1.786 đồng/kW; bậc 4: 2.242 đồng/kW; bậc 5: 2.503 đồng/kW; bậc 6: 2.587 đồng/kW. Tương ứng độ rộng các bậc thang lần lượt là: 49 đồng; 253 đồng; 456 đồng; 261 đồng và 84 đồng. (Lúc này bậc 6 cao hơn bậc khởi đầu là 1.103 đồng, tương đương tăng 74%).
Sơ đồ “thang” giá này cho thấy khoảng từ bậc 2 đến 5 có độ rộng “khủng” nhất. Lẽ ra theo nguyên tắc “thang tre” khi bậc đầu độ rộng là 49 đồng thì các bậc trên phải ngắn dần (chẳng hạn là 47; 45; 43; 41 đồng…). Nhưng EVN đã không theo nguyên tắc đó, bảng giá của họ thực ra là giá điện… ô-van, phình rất to ở giữa chứ đâu phải hình thang. Với "chiếc ô-van" giá này, chỉ người dùng bậc đầu (50kW) hưởng giá thấp. Tuy nhiên với mức sống và tiêu thụ điện của dân ta hiện nay thì số người dùng bậc giá đầu không nhiều, nếu không nói là rất ít. Mức tiêu thụ điện phổ biến các hộ ở nông thôn đều trên 50 đến 100kW. Con số người dùng điện ở các mức là bí mật của EVN, cùng với sự không minh bạch các yếu tố cấu thành giá điện có lẽ là “bí quyết kinh doanh” của họ. EVN cho rằng giá điện bình quân đang là 1.622,01đ/kWh, cần nâng lên. Tuy nhiên nếu cộng 6 mức giá điện tại bảng trên chia 6 thì phải là 2.202đ/kW. Không hiểu vì sao kết quả lại được EVN hạ xuống như vậy. Thực tiễn tiêu thụ điện còn khác xa cái gọi là giá bình quân. Ví dụ số hộ dùng bậc 1 là 1, số hộ dùng bậc 3, 4, 5… là 100 thì giá điện bình quân là bao nhiêu? Nhìn vào “chiếc ô-van” giá trên đây mọi người có thể đoán ra, số hộ dùng điện ở những bậc nào là nhiều nhất, và bên bán điện lợi nhiều hay ít chính là ở nhóm này.
Tại sao EVN không theo nguyên tắc “đóng thang” đúng nghĩa? Tại sao họ không hạ độ cao của cây thang (2.587đ) xuống 1.747đ hay 1.800đ… chẳng hạn? Lẽ ra với mức tiền điện nhiều hộ tăng vọt như mấy tháng Hè vừa qua, EVN phải lắng nghe rồi thu hẹp “chiều rộng” bậc và hạ chiều cao “cây thang” giá xuống cho phù hợp mức sống của người dân? Nhưng EVN vẫn đang “chùng chình” giữ giá điện hiện nay và biết đâu khi có thời cơ sẽ tăng giá tiếp để tối đa hóa lợi nhuận.
EVN là doanh nghiệp nhà nước, đang độc quyền mua bán điện. Cái mà EVN mang lại lợi ích lớn nhất cho Quốc gia chính là tạo điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu chỉ vì lợi nhuận của EVN để so đo, tính toán thì nền kinh tế sẽ thiệt hại không nhỏ, lợi riêng đó cao đến mức nào cũng không thể bù đắp. Nếu người lãnh đạo vĩ mô nhìn rõ điều này thì rất cần có bàn tay cứng rắn để “uốn nắn” EVN, trước hết là “chỉnh” lại cách đóng "chiếc thang ô-van" giá điện.
Đinh Hoàng
(Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi 28/12/2015)
Dự án thua lỗ nghìn tỷ đầu tiên xử lý xong tranh chấp hợp đồng
EPC
Cập
nhật lúc 20:22
Thông tin từ Bộ
Công Thương cho hay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xử lý xong tranh chấp
pháp lý liên quan đến hợp đồng EPC của dự án Nhà máy sơ xợi Đình Vũ bằng
phương thức hòa giải. Đây là dự án thua lỗ nghìn tỷ đầu tiên trong số 12 dự
án đầu tư nghìn tỷ xử lý xong các tranh chấp của hợp đồng EPC.
PVTex là dự án thua lỗ nghìn tỷ đầu tiên xử lý xong
tranh chấp hợp đồng EPC
Báo cáo gửi Chính phủ của Bộ Công Thương cho thấy, trong số 6 dự
án trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, đến nay đã có 2 dự án
bước đầu có lãi là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 Hải Phòng và Nhà máy
thép Việt Trung. Trong đó dự án DAP số 1 đang làm thủ tục ra khỏi danh sách
các dự án thua lỗ. 4 dự án khác như Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào
Cai, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đang
từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu bù đắp chi phí biến đổi, giảm lỗ so
với cùng kỳ.
Trong 3 dự án trước đây dừng sản xuất kinh doanh, đến nay có 2 dự
án vận hành trở lại là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Nhà
máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ. Dự kiến Nhà máy sản xuất nhiên liệu
sinh học Quảng Ngãi sẽ vận hành trở lại toàn nhà máy vào cuối năm 2019. Nhà
máy nhiên liệu sinh học Bình Phước đã hoàn thành các công tác chuẩn bị
để sẵn sàng khởi động lại khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Đáng chú ý, báo cáo cho hay, đến nay đã xử lý xong tranh chấp pháp
lý liên quan đến hợp đồng EPC của dự án Nhà máy sơ xợi Đình Vũ bằng phương
thức hòa giải nhờ nỗ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Về hoạt động của các dự án, báo cáo của Bộ Công Thương cho hay,
tình hình kinh doanh, tài chính ở các dự án vẫn còn nhiều khó khăn. Việc giải
quyết các tranh chấp, vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án còn nhiều
thách thức. Việc tái cơ cấu tài chính, huy động vốn sản xuất kinh doanh của
một số dự án, doanh nghiệp còn vướng mắc, cần sự đồng hành chia sẻ rủi ro giữa
doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cho vay.
Liên quan đến các dự án đầu tư nghìn tỷ đồng làm ăn thua lỗ,
trong thông báo cách đây ít ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Tư
pháp khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan để hoàn thành
báo cáo tổng hợp các kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty về giải quyết
các vướng mắc của hợp đồng EPC, đề xuất lộ trình và giải pháp xử lý từng
trường hợp cụ thể.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và PVN
khẩn trương xử lý theo thẩm quyền để giãn, giảm mức khấu hao tài sản của một
số dự án, doanh nghiệp thuộc PVN trên cơ sở phương án tổng hợp đề xuất của Ủy
ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương, Uỷ ban quản lý vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc
nhà máy Ethanol Quảng Ngãi sẽ thoái vốn hay sáp nhập với Công ty lọc hoá dầu
Bình Sơn. Về phía Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), cần lựa chọn phương
án xử lý dứt điểm dự án Đạm Ninh Bình để không ảnh hưởng, tác động xấu đến
tình tình tình tài chính cả tập đoàn.
Với nhà máy Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng đề nghị PVN phối
hợp với doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối khởi động nhà máy để thoái vốn Nhà
nước. “PVN lựa chọn và quyết định xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, báo cáo Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trường hợp vượt thẩm quyền đối với
các dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Nhà máy nhiên liệu sinh học
Phú Thọ; phối hợp tích cực với phía đối tác để thống nhất thời điểm khởi động
lại nhà máy và thực hiện thoái vốn nhà nước khỏi dự án Dự án Nhà máy Nhiên
liệu sinh học Bình Phước”, thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ nêu rõ.
Theo báo
cáo của PVN, đến nay các sản phẩm của TVTex đã đạt loại A về chất lượng
Liên quan đến dự án PVTex và các dự án thuộc ngành dầu khí, trong
văn bản gửi Chính phủ và các bộ ngành, lãnh đạo PVN đề xuất để tiếp tục gỡ
khó cho các dự án còn lại, cần có thêm những cơ chế chính sách hỗ trợ cho các
dự án. Cụ thể, với PVTex, Bộ Công Thương cần tiếp tục xem xét duy trì thuế
nhập khẩu đối với sản phẩm xơ polyester là 2%, xem xét áp thuế suất nhập khẩu
đối với sản phẩm sợi DTY polyeste là 3% khi toàn bộ Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
vận hành toàn bộ trở lại.
Báo cáo mới nhất của PVN cho thấy, trong quý đầu của năm 2019,
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đã vận hành ổn định 10 dây chuyền sản xuất sợi và đạt
1.914 tấn theo đơn đặt hàng của đối tác, với chất lượng đạt loại A.
Cùng với việc giải quyết xong tranh chấp với tổng thầu EPC tại dự
án, PVTEX đã hợp tác với đơn vị kiểm toán hoàn thành dự thảo báo cáo Quyết
toán vốn đầu tư dự án, tiến tới hoàn thành toàn bộ báo cáo quyết toán vốn đầu
tư dự án để trình các cấp có thẩm quyền.
Hiện PVTex tập trung hoàn thành kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng phục
vụ công tác vận hành toàn bộ nhà máy để Công ty An Sơn và các chuyên gia tư
vấn nước ngoài xem xét đánh giá và góp ý; rà soát, sửa đổi và bổ sung và ban
hành các quy trình hướng dẫn, vận hành, bảo dưỡng và quản lý chất lượng; sắp
xếp bảo quản tài liệu kỹ thuật của nhà máy; huy động các chuyên gia có kinh
nghiệm trong ngành đến để bảo dưỡng máy móc thiết bị đảm bảo cho sự vận hành
an toàn, hiệu quả của dây chuyền nhà máy.
(Theo Tiền
Phong) PHẠM TUYÊN
|
Khởi tố 24
đối tượng trong đường dây đánh bạc 30.000 tỷ đồng
Cập nhật lúc 20:15
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, số tiền đánh bạc qua trang
web Fxx88.com lên đến hơn 30.000 tỷ đồng với hàng trăm nghìn tài khoản.
Ngày 28/4, căn cứ tài liệu, chứng cứ
thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã Quyết định khởi tố vụ
án hình sự, khởi tố bị can về hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng
Internet thông qua trang web Fxx88.com đối
với 24 đối tượng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra quyết định
khởi tố bị can về hành vi Tổ chức đánh bạc đối với 14 đối tượng, gồm:
1. Chiu Hao Cheng (sinh năm 1971), quốc
tịch Đài Loan (Trung Quốc), trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội;
2. Đỗ Trang Linh (sinh năm 1988), trú
tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội;
3. Trần Minh Quang (sinh năm 1981), trú
tại phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội;
4. Bùi Văn Linh (sinh năm 1987), trú
tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội;
5. Phạm Thế Công (sinh năm 1989), trú
tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
6. Nguyễn Sỹ Đồng (sinh năm 1986), trú
tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội;
7. Phạm Trần Viễn (sinh năm 1989), trú
tại phường 2, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh;
8. Phạm Hữu Lợi (sinh năm 1989), trú
tại phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh;
9. Nguyễn Minh Khuê (sinh năm 1979),
trú tại phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
10. Lê Hùng Quốc (sinh năm 1990), trú
tại thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên;
11. Trần Thị Hằng (sinh năm 1994), trú
tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
12. Phạm Thị Sáu (sinh năm 1995), trú
tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội;
13. Bùi Xuân Công (sinh năm 1995), trú
tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội;
14. Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1993), trú
tại phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội.
Về hành vi Đánh bạc, Cơ quan Cảnh sát
điều tra, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can đối với 10 đối tượng, gồm
Nguyễn Quang Trung, Đàm Anh Phúc, Essi You Phúc, Vũ Kỳ Anh, Nguyễn Thế Tùng,
Đỗ Dụ Tông, Nguyễn Anh Vũ, Lê Ngọc Thuận, Phạm Thanh Tú, Lê Phan Long.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ
Công an đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao Bộ Công an và Công an các đơn vị,
địa phương khám phá chuyên án tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet
thông qua trang web Fxx88.com.
Ngày 23/4, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo
Bộ Công an, trên 30 tổ công tác gồm lực lượng An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động tiến hành
khám xét khẩn cấp, triệu tập các đối tượng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau.
Kết quả khám xét đã thu giữ nhiều ô tô
hạng sang (Porsche, Audi); số lượng lớn tiền mặt và tài khoản ngân hàng có số
dư tài khoản lớn; hàng trăm thiết bị điện tử, nhiều đồ vật tài liệu khác có
liên quan hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc.
Sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 12 đối tượng
có hành vi tổ chức đánh bạc (một đối tượng nước ngoài với vai trò quản lý,
điều hành); 10 đối tượng có hành vi đánh bạc. Bước đầu các đối tượng đã khai
nhận hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet thông qua trang
web Fxx88.com.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, số tiền
đánh bạc qua trang web Fxx88.com lên đến hơn 30.000 tỷ đồng với hàng trăm
nghìn tài khoản.
Theo Cơ quan điều tra, đường dây này
các đối tượng thực hiện thủ đoạn rất tinh vi, nếu muốn tham gia đánh bạc,
người truy cập trang web này được nhân viên hỗ trợ trực tuyến hướng dẫn tạo
tài khoản, nạp tiền vào tài khoản ngân hàng để chơi.
Sau khi xác thực số tiền, nhà cái cấp
cho người chơi số tiền ảo tương ứng để đánh bạc trên mạng. Qua hoạt động
nghiệp vụ, lực lượng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an đã phát hiện đường dây đánh bạc có
quy mô lớn, hoạt động có tổ chức trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thông qua
trang web Fxx88.com, đặt hệ thống máy chủ và
quản lý tại nước ngoài.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý theo quy định của pháp
luật./.
Theo Vietnam+
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)