Tỉnh Quảng
Ninh nói gì về ý kiến suất đầu tư cao tốc Vân Đồn – Móng Cái quá cao?
Cập nhật lúc 15:34
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vừa cung cấp
thông tin liên quan tới dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau khi có ý kiến
cho rằng suất đầu tư kiến nghị quá cao.
Ngày 22/2, trao đổi với báo Lao Động ông Nguyễn Đức Long,
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp
ý về dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã có từ lâu và
tỉnh đã rà soát, điều chỉnh tổng mức đầu tư đồng thời làm việc với các bộ
ngành liên quan cũng như báo cáo Thủ tướng về vấn đề này.
Theo ông Long, tới nay, địa phương đã hoàn thiện đầy đủ
thủ tục để tiến hành đấu thầu và chuẩn bị triển khai dự án cao tốc Vân Đồn –
Móng Cái theo hình thức BOT.
“Tỉnh đang tiến hành mời đấu thầu, cố gắng trong quý
II/2018 chọn xong nhà đầu tư”, ông Long cho biết và khẳng định tổng vốn đầu
tư đã giảm hơn 3.000 tỉ đồng so với đề xuất trước đó.
Được biết, ngày 9/2/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết
định số 418/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo
hình thức BOT. Dự án có điểm đầu km 70+108, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, điểm
cuối km150+339, TP. Móng Cái với tổng chiều dài 80,2km, xây dựng theo tiêu
chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. Tổng vốn đầu tư (phần
vốn đầu tư BOT) sau khi điều chỉnh là 11.195,403 tỉ đồng trong đó vốn chủ sở
hữu tối thiểu của nhà đầu tư 1.194,54 tỉ đồng, vốn vay tối đa phải huy động
10.000,863 tỉ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia là khoảng 2.700 tỉ đồng để giải
phóng mặt bằng.
Thời gian xây dựng dự kiến trong 22 tháng và thời gian
hoàn vốn dự kiến 19,86 năm.
Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều dự án giao
thông lớn như cao tốc Vân Đồn – Hạ Long, sân bay quốc tế Vân Đồn, cầu Bạch
Đằng…
Theo lãnh đạo UBND tỉnh, các đơn vị thi công đang đẩy tiến
độ để có thể thông tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn với cầu Bạch Đằng trước
ngày 30/6 trong đó phấn đấu ngày 27/4 hợp long cầu Bạch Đằng.
(Theo Lao Động)
KH
BOT mà Nhà nước vẫn phải bỏ ra gần 3000 tỷ, chủ đầu tư chỉ có hơn 1 nghìn tỷ, còn lại đi vay ngân hàng? Vậy sao Nhà nước không vay ngân hàng rồi cho doanh nghiệp đấu thầu làm đường sau đó chia lợi nhuận từ thu giá hoàn vốn trả các bên theo tỷ lệ huy động vốn mà lại để tư nhân làm trong khi BOT còn quá nhiều bất cập chưa giải quyết xong. Xem ra đây vẫn là "miếng bánh ngon". Phải hiểu BOT là tranh thủ nguồn vốn tư nhân chứ không phải giao tiền nhà nước cho tư nhân làm (tư nhân vay ngân hàng nhưng Nhà nước chịu rủi ro).
Thương Giang
|
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét