Địa phương
tự quyết làm sân golf: Tôi thấy rất lạ...
Cập nhật lúc 15:17
Các địa phương tự quyết định
việc xây dựng sân golf là rất dở, chắc chắn sẽ có lót tay, đi đêm
Hám lợi ích trước mắt
Mới đây, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT khẳng định:
“Việc muốn xây 5 sân hay 10 sân golf là do địa phương quyết định, hiệu quả do
nhà đầu tư tính toán chứ nhà nước không nên can thiệp.
Việc này còn phụ thuộc vào thị trường,
thị trường người ta thấy hiệu quả thì người ta làm. Đất cát, đất sình lầy,
đất không khai thác thì tại sao mình lại hạn chế để cho hay không cho”.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ
KH-ĐT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương trình đề nghị
xây dựng Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf theo đúng trình
tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trình Chính phủ
xem xét, quyết định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf khi Luật Quy
hoạch có hiệu lực.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn
Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa
TPHCM cho biết: "Ở đây cho thấy một điều là chúng
ta đang thiếu chủ trương chính sách toàn diện về xây dựng sân golf,
thay vì cho địa phương quyết định thì nhà nước phải có chủ trương chung.
Vấn đề lớn nhất của sân golf là phá
hoại môi trường tự nhiên, độc hại, làm ảnh hưởng đến diện tích đất nông
nghiệp, mạch nước ngầm, các hóa chất để duy trì cỏ sân golf rất độc hại, ảnh
hưởng thảm sinh, thực vật.
Người ta không ngại ngần chặt phá hàng
chục héc ta rừng, xâm lấn đất trồng lúa để đắp đất tạo thành các hồ ao, đồi
gò, nhập các giống cây cỏ ngoại lai để tạo ra các sân golf.
Mà mất rừng là mất khả năng điều tiết
nước cho các lưu vực sông, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường,
hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Mất đất trồng lúa là mất đi nguồn
sống của hàng triệu người nông dân vốn chỉ biết nông nghiệp là nghề duy nhất
nuôi sống mình.
Bên cạnh đó, mực nước ngầm ở khu vực
sân golf cũng bị tụt giảm rõ rệt; các loại động, thực vật quý hiếm vốn đang
giảm với số lượng đáng kể lại càng có nguy cơ biến mất; đất đai trong khu vực
bị đe dọa xói mòn và bạc màu nghiêm trọng.
Điều đáng nói là hàng trăm hecta đất
rừng và hàng triệu tấn nước sạch bị “hi sinh” chỉ để cho một nhóm rất ít
người hưởng thụ, bởi chủ yếu chỉ là người ngoại quốc và một số người giàu
Việt
Còn những người phục vụ cho sân golf là
dân nghèo, dân địa phương bị mất đất nông nghiệp. Cuối cùng chính những người
dân nghèo tại địa phương lại trở thành nô lệ, dù là du lịch nhưng không có
bình đẳng.
Trong khi, việc hứa hẹn “không gây ô
nhiễm”, “tạo sinh thái - môi trường trong sạch” chỉ là "đánh lận dân
đen". Lợi nhuận của các sân golf này thực chất không đóng góp bao nhiêu
cho ngân sách quốc gia nhưng tổn hại của nó gây ra cao hơn rất nhiều, đôi khi
không tính hết được.
Cho nên cần có chính sách hạn chế không
xây dựng sân golf nữa, hoặc xây ở những địa điểm có thể gây nguy hiểm, ảnh
hưởng môi trường, thì cần dẹp đi".
Riêng về việc để địa phương tự quyết
định, bản thân ông Tống lo các địa phương bị mua chuộc, bị các doanh
nghiệp muốn xây sân golf "lót tay", xét duyệt qua qua.
Thậm chí họ không biết những tác hại
khôn lường có thể xảy ra, nên cứ cho làm, thấy lợi trước mắt thì ngây thơ làm
theo.
Cần học hỏi phong trào chống xây dựng sân
golf
Ở góc độ khác, theo vị chuyên gia trên,
phải hạn chế phát triển phong trào sân golf trong nước, học hỏi các nước phát
triển trên thế giới.
"Tôi thấy lạ khi các nước đang hạn
chế và xóa bỏ nhiều sân golf, thì Việt Nam lại tích cực mở rộng, hứng lấy các
ô nhiễm, bởi vì không tính toán thiệt hại về môi trường.
Nếu muốn hạn chế, thiết nghĩ cứ đánh
thuế môi trường, vì các chính sách bảo vệ môi trường đang rất kém cỏi.
Về tác động môi trường thì Bộ NN-PTNT
phải lên tiếng, có ý kiến phản biện, phải chống đối việc làm sân golf vì ảnh
hưởng diện tích đất nông nghiệp, gây ô nhiễm, chứ không còn là chuyện
của Bộ KH-ĐT đơn thuần, hay địa phương đơn thuần.
Bộ TN-MT thì phải nghiên cứu, đánh giá
các tác động do việc sử dụng các loại hóa chất trong sân golf đối với môi
trường (môi trường đất, môi trường nguồn nước, nước thải...).
Nếu mà đưa ra quy định trở thành ngành
kinh doanh thông thường chỉ tạo điều kiện cho sân golf phát triển.
Cần đẩy mạnh vấn đề này lên
Quốc hội, Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội cũng cần lên tiếng
về vấn đề này, cũng phải mạnh mẽ như việc phản đối các nhà máy
giấy, nhà máy thép gây ô nhiễm, cộng với các tổ chức quần chúng bảo vệ môi
trường trong nước và quốc tế.
Đã từng có các phong trào chống mở sân
golf gây tai hại ở các nước đang phát triển, các nước giàu.
Năm 1993, tại hội nghị ở
Ngay cả Ủy ban Tổ chức Thế vận hội quốc
tế (IOC) đã bác bỏ việc đưa môn golf vào chương trình thi đấu thể thao của
Olympic Atlanta 1996 dù Mỹ là đất nước của môn chơi golf. Từ năm 2000 đến nay
phong trào chống việc xây dựng sân golf đã lan rộng ra nhiều quốc gia ở châu
Âu và Mỹ.
Ngày 29/4 hằng năm đã được chọn làm
Ngày thế giới không có golf (World No-golf day).
(Theo Đất Việt) Châu An
|
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét