Đạo văn hay
'trích dẫn không chuyên nghiệp': Lời khó hiểu
Cập nhật lúc 15:50
Những quy định về tiêu chuẩn trích dẫn các tài liệu tham khảo đã được
Bộ GD-ĐT chỉ rõ, ngay từ bậc cử nhân đã thuộc lòng, nói gì bậc Tiến sĩ.
Quy định việc trích dẫn cử nhân cũng
nắm rõ
Vừa qua, ngày 1/11/2017, TS Hồ Xuân Mai
(Trung tâm nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam
bộ) đã có thư tố cáo gửi ông Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội.
Trong đơn tố cáo, TS Hồ Xuân Mai đã cho
rằng TS Trần Phương Nguyên - hiện là tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học, đang công
tác tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, đã chép vài chục đoạn trong quyển
Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản tác giả Nguyễn Văn Khang khi
viết luận án tiến sĩ.
Ngoài ra, TS Hồ Xuân Mai cho rằng TS
Trần Phương Nguyên đã đảo lộn, cắt xén và lắp ghép những đoạn khác nhau nên
nếu không tinh ý thì chắc chắn sẽ khó phát hiện.
Ngày 1/11/2017, sau khi nhận đơn Học
viện đã lập Hội đồng thẩm định xem xét luận án tiến sĩ với đề tài "Cảnh
huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại TPHCM" của bà Nguyên.
Sau khi thẩm định, Giám đốc Học viện
Khoa học xã hội đã kết luận không có việc đạo văn trong công trình này. Đề
tài có đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu... Kết
luận chỉ cho rằng luận án chưa chuyên nghiệp trong các trích dẫn từ trang 17
- 24.
Đồng thời cũng khẳng định việc thiếu
chuyên nghiệp trong trích dẫn nghĩa là chưa thực hiện đúng chuẩn trong quy
định về trích dẫn. Chẳng hạn, trích nguyên văn thì phải để trong ngoặc kép,
chú thích phía dưới trang sách. Hoặc nếu có nói theo tác giả khác thì cũng
phải có mở ngoặc là xem nội dung này ở đâu.
Hội đồng thẩm định đã xem xét kỹ và
thấy việc trích dẫn chỉ vi phạm lỗi kỹ thuật trích dẫn chứ không đến mức đạo
văn.
Trước sự việc trên, trao đổi với Đất
Việt, ngày 26/2, GS.TSKH Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền
Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Quy định trích dẫn các công trình nghiên
cứu khoa học được Bộ GD-ĐT cũng như các trường, các Viện quy định rất cụ
thể.
Nếu có dẫn thông tin dù một dòng cũng
bắt buộc phải ghi nguồn trích dẫn, có hai hình thức trích
dẫn là nguyên văn hoặc theo ý.
Nếu trích nguyên văn thì phải để
trong ngoặc kép, dẫn tên đề tài, tác giả, năm nào, còn nếu
trích dẫn lấy ý thì vẫn phải ghi tên tác giả, tên đề tài đã tham khảo. Trong
trường hợp, lấy nguyên thông tin từ luận án của người khác chỉ sửa vài từ rồi
không ghi dẫn nguồn sẽ được coi là đạo văn, đạo công trình cảu người khác.
Ở trường hợp trên, nếu trích dẫn thiếu
chuyên nghiệp ở 1 trang thì còn chấp nhận được là sửa, chứ 7 trang thì khá
nhiều không phải ít, nên cũng khó có thể nói rằng chỉ là sơ suất khi trích
dẫn.
Đơn giản khi làm Tiến sĩ thì đã phải
nắm bắt được quy định trích dẫn ngay từ bậc cử nhân Đại học, nên nếu bảo
chưa nắm rõ hay thiếu chuyên nghiệp là khó chấp nhận. Hoặc chỉ có trường
hợp học đến học vị Tiến sĩ nhưng chưa từng làm khóa luận, luận
văn nên mới không biết cách trích dẫn tài liệu.
Tôi cũng có biết một vài trường hợp chỉ
nắm thuộc ý, rồi không nhớ tên tài liệu gốc, rồi chẹp miệng chấp nhận dễ dãi
với bản thân, rồi lấy của người khác. Và bình thường ngay khi đưa ra Hội đồng
bảo vệ, các phản biện sẽ yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngay trước khi nộp
liên chiểu và công nhận học vị".
Không sửa đúng thì bác bỏ công trình
nghiên cứu
Ở góc độ khác, theo ông Quý, nếu luận
án trên đã nộp lưu chiểu mà chưa sửa vẫn còn lỗi sai thì phải dựa vào
quy định Bộ GD-ĐT mới để xử lý, nếu thực chất không xứng đáng thì phải xem
xét lại.
Bằng cách mở lại biên bản hội đồng đã
góp ý, có nhắc đến việc nghiên cứu sinh phải chính xác hóa lại các
tài liệu tham khảo, trích dẫn nguyên gốc ở đâu hay không? Nếu có mà nghiên
cứu sinh không sửa thì đó là lỗi của họ, còn nếu hội đồng không yêu cầu sửa
thì đó cũng là lỗi của hội đồng cả Chủ tịch và 2 phản biện.
Kết luận mới đây của Học viện Sau Đại
học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói luận văn không đạo văn
chỉ trích dẫn thiếu chuyên nghiệp thì phải cũng nêu cụ thể ra thiếu
chuyên nghiệp ở đâu.
"Ở nước ngoài, họ làm rất thận
trọng, sau khi chấm công nhận học vị rồi khác với Việt
Sau đó, Luận án được trưng bày ở thư
viện 6 tháng, sau đó hội đồng bảo vệ sẽ bỏ phiếu, làm hồ sơ, cuối cùng, 2
người đúng chuyên ngành sẽ đọc lại luận văn ấy, sau đó có ý kiến đồng ý mới
bắt đầu đánh máy cấp bằng, coi như hậu kiểm.
Thậm chí, nếu trích dẫn sai quy định là
họ xử lý, bác ngay công trình, sửa không đúng thì kiên quyết loại", ông
Quý nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Châu An
|
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét