Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Mô hình nhập từ Trung Quốc giá hơn 60 tỷ, hỏng hóc liên tục, nhà thầu "bỏ chạy"

Cập nhật lúc 16:57

Đầu tư hơn 60 tỷ đồng cho mô hình quy hoạch chung Thủ đô, sử dụng được thời gian, số tiền phải sửa chữa, thay thế lên đến cả chục tỷ đồng.

Vào tháng 8/2010, khi Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội thì lãnh đạo Bộ Xây dựng đã “vội vã” nhập từ Trung Quốc một khối mô hình quy hoạch chung Thủ đô, trị giá tới 3,15 triệu USD (hơn 60 tỷ đồng).
Mô hình quy hoạch này được Bộ Xây dựng đặt phía Trung Quốc làm từ khoảng nửa năm trước đó, tức đầu năm 2010.
 
Cung triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Quốc gia.

Bộ Xây dựng cho biết, tiền làm mô hình là tiền tài trợ của nước ngoài, trong đó Công ty POSCO (liên doanh với Hàn Quốc) tài trợ 2,8 triệu USD và Công ty Tinh Vũ (Thượng Hải, Trung Quốc) tài trợ 350.000 USD.
Trả lời trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, do diện tích khối mô hình lớn, gồm hai mô hình to, mỗi mô hình khoảng 600 - 700 m2 và 12 mô hình nhỏ (mỗi mô hình 40 - 50 m2).
Khối mô hình này có chiều cao chưa từng có đối với dạng mô hình từng được biết đến ở Việt Nam.
 
Công văn Thông báo của Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) về việc phối hợp các công tác hoàn thiện mô hình quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội. 

 


 
Kết luận cuộc họp về công tác nghiệm thu và thanh toán lần 5 cho việc sản xuất và lắp đặt mô hình quy hoạch Thủ đô Hà Nội có bút phê chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn.

Theo ông Toàn, toàn bộ lô hàng đã được nhập về cảng Hải Phòng và sẽ được lắp ráp tại Hà Nội trong những ngày tới. Mô hình sẽ được đưa vào trưng bày tại Cung Triển lãm Kiến trúc quy hoạch Quốc gia vào đúng dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đây là dự án mô phỏng “Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ Xây dựng chủ trì.
Khi nhập về, khối mô hình có nội dung mô phỏng quy hoạch “Trung tâm Hành chính Quốc gia đặt tại Ba Vì” và quy hoạch “Trục Thăng Long”, gồm 14 mô hình lớn nhỏ (có nhiều mô hình lớn, diện tích mỗi cái từ 400 - 600m2) làm bằng các chất liệu đồng, gỗ, nhựa mica. Trong đó có một khối bằng đồng mô tả kiến trúc Hà Nội cổ, một khối về kiến trúc nội đô Hà Nội hôm nay và tương lai gần...
Tuy nhiên, vào ngày 17/8/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ phản đối Trung tâm hành chính đặt tại Ba Vì và trục Thăng Long.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, trung tâm chính trị- hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính Quốc gia hoặc hành chính qua các thời kỳ trong lịch sử đất nước.
 


 
Mô hình nhập từ Trung Quốc mới đưa vào sử dụng nhưng thiết bị hỏng hóc mà Cung Triển lãm liệt kê.

Hành động “cầm đèn chạy trước ô tô” của Bộ Xây dựng khiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý phản đối gay gắt, ngay sau đó Bộ này buộc phải điều chỉnh mô hình cho phù hợp với đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Không chỉ “vội vã” nhập khẩu mô hình từ Trung Quốc, mà chất lượng khối mô hình trên cũng là điều đáng phải lo ngại, khi mà sự cố hỏng hóc liên tục khiến Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch Quốc gia phải kiến nghị Nhà nước “rót” gần chục tỷ đồng để sửa chữa, thay thế.
Kiến trúc sư Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch Quốc gia cho biết: Khối mô hình do Cục Phát triển đô thị (bên A) ký với đối tác là Công ty Tinh Vũ, Trung Quốc (bên C) – đơn vị sản xuất mô hình và Công ty OKTOKI Imaginering (bên D) giám sát. Với hệ thống quản lý các bên A, B, C, D tưởng như chặt chẽ và có chất lượng nhưng kỳ thực hậu quả là trục trặc ngay sau khi đưa vào hoạt động.
Cụ thể, sau vài tuần vận hành, hệ điều khiển mô hình mắc lỗi liên tục (chương trình chạy loạn) nên Công ty Tinh Vũ phải đến khắc phục. Tuy nhiên, chỉ vài ba lần đến sửa, Công ty Tinh Vũ cũng “mất liên lạc” với lãnh đạo Cung Triển lãm.
 
Hệ thống điều khiển của mô hình hơn 60 tỷ đồng đang bị hỏng hóc nghiêm trọng. Ảnh MC

Ông Trí bức xúc: “Mặc dù mô hình có giá trị lên đến 60 tỷ đồng nhưng khi nhận bàn giao, chúng tôi chỉ được học cách tắt bật theo đúng quy trình.
Đến khi quy trình đó bị trục trặc, chúng tôi hỏi Cục Phát triển đô thị về nội dung hợp đồng và công tác bàn giao hệ điều hành có trong hợp đồng hay không để tìm ra mật khẩu cốt lõi, để điều khiển bộ não của hệ điều hành, nhưng nội dung hợp đồng không được biết”.
Bị Công ty Tinh Vũ của Trung Quốc “bỏ mặc” mô hình 60 tỷ đồng, lãnh đạo Cung Triển lãm đã nhiều lần họp bàn, tự mày mò và tham vấn thông tin từ các chuyên gia lập trình ở Việt Nam. Các ý kiến đều đề nghị Cung Triển lãm thay mới hệ điều hành.
 
Sau vài lần đến sửa chữa, Công ty Tinh Vũ của Trung Quốc đã "lặn mất tăm". Ảnh MC

Ngày 10/6/2016, Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch Quốc gia có Tờ trình số 17/CXDQG-KT dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó phát sinh gần 8 tỷ đồng cho việc thay thế hệ thống điều khiển 02 mô hình quy hoạch chính tại Cung.
Nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch Quốc gia khẳng định: “Hợp đồng ký kết giữa Bộ Xây dựng và Công ty Tinh Vũ không có nghiệm thu, thiếu nội dung chính là chuyển giao lại hệ thống điều khiển phần mềm để duy trì việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa… Vì thế, đã và đang gây thiệt hại, lãng phí cho Nhà nước cả chục tỷ đồng”.
Không chỉ bức xúc về chất lượng các khối mô hình quy hoạch Thủ đô đang đặt tại Cung Triển lãm, mà kiến trúc sư Đặng Đức Trí còn lo ngại, Công ty Tinh Vũ đã thu thập hết dữ liệu quy hoạch “nhạy cảm” của Hà Nội và… bỏ chạy về nước.
“Trong hơn 02 năm, công ty Tinh Vũ được cấp chi tiết mọi thông tin, tư liệu, dữ liệu hiện trạng toàn bộ các công trình, dự án trọng điểm của toàn thành phố Hà Nội nên tôi nghĩ dữ liệu bí mật Quốc gia đã bị công ty này thu thập hết.
Công ty Tinh Vũ cũng không lấy hết số tiền đã ký trong hợp đồng mà “bỏ chạy” khi chưa thanh lý hợp đồng, do vậy vấn đề tài chính là có bất minh vì không quyết toán hết cho bên C (Công ty Tinh Vũ), số tiền thừa sẽ đi về đâu?”, ông Trí cho biết.
Thiết nghĩ, nội dung về quyết định đầu tư, ký kết, mua sắm, chính sách bảo hành, tài chính... mô hình quy hoạch chung Hà Nội với số tiền hơn 60 tỷ đồng cũng cần được Đoàn kiểm tra số 471 của Bộ Chính trị (do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn) kiểm tra, làm rõ và kiến nghị xử lý nghiêm minh nếu có sai phạm.
(Theo Giáo dục VN) Minh Anh
Vé số Triều Phát thua kiện, phải trả giải độc đắc 1,5 tỉ đồng
Cập nhật lúc 16:35

 Bản án sơ thẩm lần thứ 2 xét xử vụ kiện hi hữu của bà Nguyễn Thị Tuyết đã tiếp tục tuyên cho bà Tuyết thắng kiện, buộc đại lý vé số Triều Phát phải trả thưởng 1,5 tỉ đồng cho bà.

 Vé số Triều Phát thua kiện, bồi thường vé độc đắc 1,5 tỉ đồng
Dù được tuyên thắng kiện lần 2 nhưng bà Tuyết không thể vui mừng vì vẫn chưa biết bao giờ mới nhận được tiền - Ảnh: K.Nam
Trưa 31-5, sau 2 ngày xét xử, Toà án nhân dân TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang đã tuyên chấp thuận 1 phần nội dung khởi kiện của bà Nguyễn Thị Tuyết, buộc đại lý vé số Triều Phát phải bồi thường cho bà Tuyết số tiền 1,5 tỉ đồng.
Đối với yêu cầu của bà Tuyết đòi bồi thường 50 triệu đồng chi phí đi lại do không có các chứng từ liên quan nên tòa tuyên bác.
Phía bị đơn vắng mặt, không có ai đến dự khi tòa tuyên án.
Giao dịch vô hiệu vì đại lý không được uỷ quyền trả thưởng
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 22-7-2011, bà Tuyết (ngụ huyện Châu Thành, Kiên Giang) cùng nhiều người thân trong gia đình mang tờ vé số ký hiệu AG-7K3 mang dãy số “938368” do công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh An Giang phát hành đến đại lý vé số Triều Phát ở TP Rạch Giá để đổi thưởng.
Ông Ngô Xương Phúc - chủ đại lý vé số Triều Phát tiếp nhận tờ vé số của bà Tuyết rồi kiểm tra và tuyên bố tờ vé số đã trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng.
Ông Phúc tự tay mình ghi thông tin của người trúng thưởng vào mặt sau tờ vé số rồi đưa lại cho cậu ruột của bà Tuyết là ông Trần Thanh Phương ký tên.
Phía bà Tuyết đồng ý cho đại lý Triều Phát hưởng hoa hồng 6 triệu đồng, số tiền 1,344 tỉ đồng (sau khi trừ thuế) còn lại được quy đổi thành 20 lượng vàng 24k và tiền mặt.
Tuy nhiên sau đó phía đại lý Triều Phát không đồng ý trả thưởng vì cho rằng tờ vé số bị cắt dán, làm giả.
Theo thẩm phán Võ Thị Thu Trinh - Chủ toạ phiên toà, Công ty XSKT An Giang đã có công văn trả lời khẳng định không ký hợp đồng đại lý với đại lý vé số Triều Phát, do đó không uỷ quyền cho doanh nghiệp này trả thưởng.
Còn kỳ phát hành vé số mang ký hiệu AG-7K3 phát hành ngày 21-7-2011 có tất cả 5 vé mang dãy số “938368” trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng. Trong đó, có 2 tờ đã được trả thưởng, còn lại 3 tờ sung vào công quỹ.
Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng việc đại lý Triều Phát không được uỷ quyền mà tự ý đổi vé số trúng giải đặc biệt là đã vi phạm nguyên tắc giao dịch dân sự.
Triều Phát gây thiệt hại, phải bồi thường
Tại toà, đại diện cho Viện khoa học hình sự, giám định viên Ngô Minh Dũng đã diễn tả lại gần như toàn bộ quá trình giám định băng ghi hình cảnh người của đại lý Triều Phát tiếp nhận tờ vé số độc đắc mà bà Tuyết đem đến đổi.
Theo đó, với tốc độ 3 hình/giây được ghi 1 cách liên tục không cắt dán, kết quả phân tích cho thấy ông Phúc tiếp nhận tờ vé số của bà Tuyết bằng tay trái và liên tục cầm bằng tay trái.
Sau đó, ông Phúc di chuyển 1 vòng rồi đi trở ra, lúc ngang qua đầu tủ ông Phúc dùng tay phải với lấy 1 tờ giấy “kích thước tương tự tờ vé số” rồi mang ra đưa lại cho ông Phương cậu bà Tuyết ký tên.
Chính việc ông Phúc mang tờ giấy trên đầu tủ cho ông Phương ký tên vào mặt sau đã cho phép khẳng định đây là tờ vé số. Từ đó, Viện khoa học hình sự kết luận: “Tờ vé số mà Phúc nhận của bà Tuyết và tờ vé số ông Phúc đưa lại cho ông Phương ký tên không cùng 1 tờ”.
Chủ toạ phiên toà nhận định, giao dịch dân sự giữa bà Tuyết và ông Phúc đã được xác lập, nhưng bị vô hiệu do 1 bên nhận giao dịch là đại lý vé số không có thẩm quyền. Giao dịch này không liên quan tới công ty xổ số kiến thiết tỉnh An Giang do nơi này không uỷ quyền cho đại lý Triều Phát.
Theo luật định, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên liên quan có trách nhiệm trả lại hiện trạng ban đầu. Ở đây, phía đại lý phải hoàn trả cho bà Tuyết tờ vé số ký hiệu AG-7K3 mang dãy số “938368” mà ông Phúc đã nhận.
Do tờ vé số này không biết hiện giờ ở đâu. Còn tờ vé số giả mang dãy số thực “738362” được cắt dán thành “938368” hiện đang được cơ quan CSĐT công an tỉnh Kiên Giang bảo quản (do ban đầu vụ việc được chuyển công an do có dấu hiệu hình sự) không liên quan gì với tờ vé số của bà Tuyết đưa cho ông Phúc.
Vì vậy, HĐXX kết luận phía đại lý Triều Phát đã gây thiệt hại cho bà Tuyết nên tuyên buộc đại lý vé số Triều Phát bồi thường cho bà Tuyết số tiền 1,5 tỉ đồng.
6 năm chưa nhận được tiền trúng thưởng
Kể từ ngày 22-7-2011 tới nay đã qua gần 6 năm, gia đình bà Tuyết từ chỗ vui mừng vì trúng số độc đắc dần đi đến chỗ tuyệt vọng vì mất niềm tin và khánh kiệt do quá trình theo đuổi vụ kiện.
Trong gần 6 năm qua, nếu không tính hàng chục lần hoà giải bất thành, thì bà Tuyết đã trải qua 3 phiên toà chính thức.
Tháng 4-2016, phiên toà sơ thẩm tại TAND TP Rạch Giá tuyên bà Tuyết thắng kiện.
Sau đó, phiên toà phúc thẩm TAND tỉnh Kiên Giang tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm nói trên, trả hồ sơ để TAND TP Rạch Giá xét xử lại từ đầu.
(Theo Tuổi trẻ) KHOA NAM

Lắp 3 máy điều hòa, thợ hét tiền công 13 triệu đồng

 Cập nhật lúc 15:46              

Gọi điện chờ 2 ngày thợ mới đến. Khảo sát và tính toán xong, thợ điều hòa thông báo, nếu tính cả tiền công cộng với tiền vật liệu thì lắp 3 máy hết 13 triệu đồng. Nắng nóng tăng nhiệt, thợ điều hòa càng có cớ để "chặt chém" khách.
Chị Phùng Thị Hà Giang ở khu chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, cách đây nửa tháng, khi mới dọn về căn hộ chung cư mới, gia đình có nhu cầu lắp 3 máy điều hòa cho 3 phòng ngủ. Ngạc nhiên là, 3 máy điều hòa chị nhờ thợ mua chỉ hết 22,5 triệu đồng (giá 7,5 triệu đồng/máy), ấy vậy mà tiền công lắp đặt thì hết tới 13 triệu đồng.
Chị kể, trước khi lắp điều hòa, chị được một vài người bạn tư vấn, khi lắp điều hòa thì nhờ thợ đó mua điều hòa hộ luôn bởi thợ mua thẳng từ các đại lý bao giờ cũng có giá rẻ hơn giá mua ở siêu thị. Vì thế, chị gọi điện cho cửa hàng lắp đặt, sửa chữa điều hòa trên đường Khuất Duy Tiến đến khảo sát và tư vấn lắp đặt cho nhà chị 3 máy điều hòa.
 thợ điều hòa, lắp đặt điều hòa, điều hòa
Một số thợ điều hòa hét giá cao ngất ngưởng khi khách có nhu cầu lắp đặt điều hòa
Sau hai ngày chờ đợi, thợ điều hòa đến khảo sát, đo đạc các kiểu để chuẩn bị vật liệu cho phù hợp rồi thông báo rằng, chưa tính tiền mua máy điều hòa, chỉ tính tiền công và tiền vật liệu hết 15 triệu đồng.
Cụ thể, tiền công lắp đặt 3 máy hết 900.000 đồng (300.000 đồng/máy; tổng chiều dài đường dây ống đồng hết 46 mét hết 7.820.000 đồng (170.000 đồng/mét); tiền giá đỡ hết 300.000 đồng/3 bộ; tiền gen bảo ôn, băng quấn hết 300.000 đồng; dây điện hết 1,5 triệu đồng; tiền công đục trần thạch cao và làm lại hết 2 triệu đồng (gia đình chị muốn đường dây dẫn điều hòa từ cục lạnh ra cục nóng đi ngầm trên trần thạch cao). Tổng cộng hết 13 triệu đồng.
“Đấy là thợ tính dựa trên khảo sát, đường dây ống nước thải đã có sẵn, dây điện chờ nối với công tắc cũng có sẵn”, chị Giang nói. Trong khi đó, tại căn nhà cũ, chị đã từng thuê thợ đến lắp điều hòa, đường dây chạy mỗi máy đến cả 12 mét, thế nhưng tiền công lắp và vật liệu cũng chỉ hết đến 2 triệu đồng/máy.
Lần này không hiểu sao lắp 3 máy điều hòa có công suất giống nhau (đều là máy 9000 BTU) mà tiền công lên đến 13 triệu đồng, đắt gần bằng tiền mua 2 chiếc máy điều hòa - chị thắc mắc.
Sau khi được báo giá số tiền lắp đặt cao ngất ngưởng, chị hỏi lại vì sao lại hết nhiều như vậy thì thợ điều hòa giải thích rằng tiền dây ống đồng hết nhiều, lại chạy giấu trên trần nhà nên phải đục trần thạch cao để lắp đặt rồi vá lại rất mất thời gian. Người thợ này cũng cho biết, thời gian thực hiện hết 2 ngày (một ngày đục để lắp đặt và một ngày vá sơn lại trần)
Thấy thợ báo giá quá cao, chị quyết định từ chối, trả thợ 100.000 đồng tiền công đến khảo sát và gọi tìm thợ khác mà người quen giới thiệu.
Kết quả, thợ điều hòa sau đến lắp đặt 3 máy điều hòa hết vỏn vẹn 6 triệu đồng. Lần này, thợ điều hòa báo dây chạy ống đồng 30 mét hết 4,5 triệu đồng (giá 150.000 đồng/mét) đã bao gồm cả gen và vải bọc bảo ôn, tiền công lắp đặt 3 máy hết 750.000 đồng; tiền giá đỡ cục nóng hết 240.000 đồng; tiền dây điện hết 510.000 đồng.
Tốp thợ sau chạy đường dây khá gọn gàng nên thay vì hết 45 mét thì chỉ hết đúng 30 mét dây ống đồng. Trần thạch cao cũng không phải đục hết tất cả theo đường dây ống đồng mà chỉ khoét đúng 4 lỗ để luồn dây giấu trên trần. Do đó, trần vẫn giữ nguyên, chị chỉ việc mua thạch cao về vá lại 4 lỗ nhỏ.
Quan trọng hơn là, số tiền lắp đặt chưa bằng một nửa so với sự tính toán của người thợ đầu tiên, chị chia sẻ.
“Mùa hè, khách lắp điều hòa nhiều, thợ điều hòa được đà hét giá ngất ngưởng. Vậy nên, khi lắp điều hòa nên gọi thợ uy tín và tham khảo giá tại nhiều cửa hàng lắp đặt khác nhau để tránh bị thợ điều hòa chặt chém”, chị Giang khuyên.
(Theo VietNamNet) Lưu Minh

Đã xác định được nguyên nhân sự cố nổ lò vôi Formosa

 Cập nhật lúc 15:31  

Liên quan đến vụ nổ thiết bị lọc bụi ở xưởng sản xuất lò vôi số 1 của nhà máy Formosa, bước đầu đã xác định được nguyên nhân của sự cố.
Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Hà Tĩnh cho biết, sáng nay đoàn công tác của Bộ TN&MT, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng đại diện Formosa đã vào hiện trường để kiểm tra, khắc phục sau sự cố.

Vụ nổ ở Formosa, Formosa, Formosa Hà Tĩnh, Hà Tĩnh 
Sự cố tại thiết bị lọc túi vải lò vôi số 1 đã gây tăng áp suất và phát nổ.
“Hiện đã xác định nguyên nhân vụ nổ là do trục trặc tại thiết bị lọc bụi của túi vải, tại lò vôi số 1. Sự cố này đã gây trục trặc, tăng áp suất lò vôi và phát nổ” – lãnh đạo tỉnh nói.
Đây là công trình sản xuất nguyên liệu phụ trợ, độc lập, không liên quan đến dây chuyền sản xuất ở lò cao.
Đại diện lãnh đạo Hà Tĩnh cũng cho hay, ngay sau khi sự sự cố xảy ra, hệ thống tự động cung cấp nguyên liệu đã tự đóng ngắt. 
“Sự cố không có thương vong về người, môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng. Thiệt hại về vật chất không đáng kể. Phải mất khoảng 2 đến 3 tuần thì nhà máy mới khắc phục được sự cố ở thiết bị này. Hiện Formosa đang chuyển sang luyện vôi ở lò dự phòng”, vị lãnh đạo này thông tin thêm.

Vụ nổ ở Formosa, Formosa, Formosa Hà Tĩnh, Hà Tĩnh 
Đến thời điểm này Formosa đã cho ra lò 1.400 tấn gang lỏng
Được biết, lò vôi đang đốt dùng để xử lý nguyên liệu vôi phục vụ nhà máy. Vôi sống CaO là nguyên liệu rất cần thiết để tạo xỉ, loại bỏ lưu huỳnh trong quặng sắt. Mỗi tấn nguyên liệu đưa vào lò cần 80kg vôi. 
Vôi được cho vào lò qua thiêu kết quặng. Rồi quặng thiêu kết mới cho vào lò. Như vậy khâu tôi vôi hoàn toàn nằm ngoài lò cao (cách lò cao 500m).
Hiện các chuyên gia đang đánh giá sâu hơn về nguyên nhân của sự cố để có những giải pháp khắc phục lâu dài hơn về sự cố này.
Trước đó, chiều 29/5, hội đồng giám sát liên ngành đồng ý cho Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và xưởng luyện thép. Việc này vừa là để thử nghiệm cho quá trình sản xuất chính thức sau đó, cũng là để kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường của Formosa.
Tính đến thời điểm hiện nay, Formosa đã cho ra lò 1.400 tấn gang lỏng.
(Theo VietNamNet) Thiện Lương

CHUYệN KHÔNG Lạ ở QUốC GIA HồI GIÁO:

Bị cưỡng hiếp lại nhận... án tử

Cập nhật lúc 11:11

Một phụ nữ 19 tuổi ở Pakistan bị xử tội chết vì bị cáo buộc quan hệ bất chính với anh họ sau khi tố cáo anh ta cưỡng hiếp cô.

Vụ việc ngược đời trên xảy ra tại quận Rajanpur, tỉnh Punjab - Pakistan hồi cuối tuần qua. Nạn nhân tên Shumaila cho biết cô đang ngủ ở nhà thì bị anh họ Khaleel Ahmed lẻn vào cưỡng hiếp. Vì vậy, cô đã tố cáo hành động này với panchayat, một tòa án bộ tộc hoạt động ngoài hệ thống tư pháp chính thức tại các khu vực hẻo lánh ở Pakistan.
Tuy nhiên, thay vì kết tội thủ phạm, tòa án panchayat lại cho rằng nạn nhân mới là người có tội khi quyến rũ kẻ tấn công. Kết quả là cô Shumaila bị kết tội ngoại tình và phải bị xử tử bằng hình phạt ném đá tới chết hoặc bị đem bán.
Trong khi đó, thủ phạm cưỡng hiếp lại thoát tội mà không hề bị trừng phạt. Được biết, bố của thủ phạm là một trong các thành viên của hội đồng panchayat.
 Bị cưỡng hiếp lại nhận... án tử - Ảnh 1.
Phụ nữ Pakistan. Ảnh: EPA
Sau khi biết về quyết định của hội đồng, cô Shumaila trốn đến nhà người cậu Ghulam Abbas. Sau đó, ông Abbas dẫn cô đến sở cảnh sát Fazilpur và tố cáo mọi chuyện. 
Người phụ nữ trẻ phủ nhận việc có bất kỳ mối quan hệ mập mờ nào với thủ phạm. "Tôi không thể phản ứng vì Ahmed có cầm súng. Tuy nhiên, hội đồng panchayat phủ nhận lời khai của tôi và tuyên bố rằng tôi tự nguyện ngủ với anh ta" - cô Shumaila khai báo tại sở cảnh sát.
Cảnh sát Fazilpur đã bắt đầu điều tra vụ việc và ra lệnh bắt giữ các thành viên của hội đồng panchayat lẫn Khaleel Ahmed. Trong khi đó, cô Shumaila được đưa đến một nơi an toàn dành cho phụ nữ, cách xa ngôi làng.
Bảo Hạnh (Theo Daily Mail, Hindustan Times)

HUDs “móc túi” hàng ngàn hộ dân Linh Đàm

Cập nhật lúc 10:53

Nhiều năm qua, hàng ngàn hộ dân ở khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) đã bị HUDs “móc túi” khi sử dụng nước sạch. Không những thế, HUDs bất chấp quy định của nhà nước mà tự áp đặt ra mức giá mới có lợi cho mình.
Nhập nhèm tiền nước sinh hoạt
 
Hóa đơn tiền nước tháng 9/2016 nhà chị T.
Tại khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDs) là đơn vị cung cấp nước sạch theo hợp đồng ký kết Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (VIVACO). Theo hợp đồng được ký kết, giá nước sạch áp dụng theo biểu giá được UBND TP. Hà Nội phê duyệt theo từng thời điểm, dựa trên nguyên tắc nước sạch sử dụng cho mục đích nào thì tính theo giá quy định của mục đích đó (điều 3 của Hợp đồng).
Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm gồm hàng chục tòa nhà, trong đó khối nhà ở xã hội gồm 4 tòa là CT2-TP; CT4 A1; CT1A1&A2 với hơn 400 căn hộ. Các tòa nhà ở đây được giao từ tháng 12.2015 đến tháng 4.2016 thì hoàn thành. Hầu hết người dân đã hoàn thành các yêu cầu để được cung cấp nước theo đơn giá sinh hoạt như chuyển hộ khẩu, làm đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) và ký HĐ cung cấp nước sạch.
Theo quy định của UBND TP. Hà Nội, giá bán nước sạch cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt được áp dụng từ ngày 1.10.2015 như sau:
TT
Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư (m3/tháng/hộ)
Giá bán nước từ 01/10/2015 (đồng/m3)
1
Mức 10m3 đầu tiên
5.973
2
Từ trên 10m3 đến 20m3
7.052
3
Từ trên 20m3 đến 30m3
8.669
4
Trên 30m3
15.929
Giá bán trên chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ khi chuyển về đến nay, HUDs đã áp dụng cách tính đơn giá không đúng quy định của UBND TP. Hà Nội.
Chị N.T.T (tòa nhà CT2- TP) cho biết, gia đình đã chuyển về tòa nhà từ đầu tháng 1.2016. Thế nhưng, giá nước sinh hoạt tại gia đình chị mà HUDs  thu hàng tháng thì đúng là “móc túi” người dân.
Chị T dẫn chứng, tháng 9.2016, gia đình chị dùng hết 29m3, nhưng phải trả số tiền là 270.000 đồng. Theo cách tính của HUDs thì: 10m3đầu tiên x 5.973 = 59.730 đồng, 10m3 tiếp theo x 7. 052 = 70.520 đồng, 9m3 tiếp theo x 11.615 = 104.535 đồng. Tổng số tiền trước thuế là 234.785 đồng.
Theo chị T, chiếu theo quy định thì 9m3 cuối sẽ được áp dụng ở mức 3. Gia đình chị phải nộp là  9 x 8.669 = 78.021 đồng.
Thế nhưng, không hiểu HUDs lấy mức giá 11.615 đồng theo quy định nào để tính vào giá bán. Và như thế, số tiền gia đình chị bị móc túi là 104.535 - 78.021= 26.516 đồng.
Cũng theo chị T, ngoài số tiền thuế GTGT (5%) thì người sử dụng còn phải nộp thêm 10% tiền phí. “Phí nước thải môi trường thì  từ ngày 1.1.2017 mới có hiệu lực, nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, chúng tôi đã phải nộp phí này. Thực tế, chúng tôi cũng không biết đó là phí gì, có hỏi cũng không ai trả lời”, chị T nói.
Cũng như chị T, hàng trăm hộ gia đình khác cũng không biết kêu ai, khi hàng tháng đều bị “móc túi”. “Vài chục ngàn đồng chẳng đáng là bao đối với một gia đình, nhưng với hàng ngàn hộ dân thì mỗi tháng họ thu lợi bao nhiêu. Số tiền này vào túi ai”, anh Thắng - một cư dân đặt câu hỏi.
Vi phạm pháp luật, gây khó dễ cho các tòa nhà
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với khu vực Khu đô thị Linh Đàm mà HUDs được quyền khai thác, đơn vị này chỉ xây dựng 3 đơn giá nước sinh hoạt, trong khi quy định của UBND T.P Hà Nội là 4 đơn giá.
Hơn nữa, mức giá nước 11.615 đồng theo quy định chỉ áp dụng cho đối tượng sử dụng là nước sản xuất vật chất.
Anh Vũ Ngọc - Trưởng Ban Quản trị (BQT) khối tòa nhà CT1-A1&A2 cho biết, hiện tại, Ban Quản trị tòa nhà khối tòa nhà CT1-A1&A2 và tòa nhà CT2-TP đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp yêu cầu HUDs thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
 HUDs “móc túi” hàng ngàn hộ dân Linh Đàm ảnh 1
Ban Quản trị Tòa nhà CT2-TP gửi đơn nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
Theo đó, từ ngày 30.3.2017, Chi nhánh Xí nghiệp 1 - HUDs đã đề nghị BQT các tòa nhà trên ký hợp đồng dịch vụ cung cấp nước sạch cho cư dân tòa nhà. Dù còn nhiều điều khoản chưa thỏa thuận được, nhưng để đảm bảo việc cấp nước sạch được liên tục, BQT đã ký hợp đồng với Chi nhánh Xí nghiệp 1 - HUDS (lần thứ 1) với 4 mức giá theo quy định.
BQT hai tòa nhà sau khi ký xong đưa hợp đồng để HUDs đóng dấu. Tuy nhiên, HUDs đề nghị ký lại Hợp đồng (lần 2) nội dung khác hợp đồng lần 1 (với lý do do cán bộ chuẩn bị nội dung hợp đồng bị nhầm). Dù nhiều lần đã họp, nhưng HUDs vẫn chỉ muốn duy trì 3 mức giá mà họ đã thu trong suốt thời gian qua. Lý do HUDs đưa ra là các tòa nhà khác như Bic; CT4A1 cũng đã ký như vậy.
 HUDs “móc túi” hàng ngàn hộ dân Linh Đàm ảnh 2
HUDs vẫn muốn ép người dân dùng giá cao.
Nhận thấy phía HUDs cố tình làm sai luật, BQT hai tòa nhà đã không đồng ý, đề nghị HUDs thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Mỗi lần như vậy, phía HUDs đều “dọa” sẽ ngừng cung cấp nước sạch khiến người dân rất lo lắng.
Nhiều người dân đặt câu hỏi, phải chăng chính sự độc quyền trong việc cung cấp nước sạch tại khu vực Linh Đàm nên đơn vị này bất chấp quy định của pháp luật. Liệu có hay chăng sự làm ngơ của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là đơn vị chủ quản của HUDs và sự thờ ơ của VIVACO khiến người dân phải chịu thiệt suốt thời gian qua?
(Theo Lao động) Thùy Hương

Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên (VN)

Cập nhật lúc 10:21

Trong chuyến công tác Trường Sa cuối tháng 5.2017, PV Báo Thanh Niên ghi lại nhiều hình ảnh công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên của Việt Nam.

 Toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Châu Viên  /// Ảnh: Trung Hiếu
Toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Châu Viên. ẢNH: TRUNG HIẾU

Khi tàu chúng tôi cập đảo Đá Đông A, từ đây dù cách xa hơn 10 hải lý (gần 20 km) nhưng bằng mắt thường có thể thấy đá Châu Viên. Nếu dùng ống nhòm sẽ thấy rõ nét những công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.
Đó chính là tòa nhà trung tâm chỉ huy, ngọn hải đăng, hệ thống ra đa và nhiều công trình bổ trợ khác. Đáng chú ý tòa nhà trung tâm cao 7 tầng và được xây dựng thành một khối hình vuông rất rộng lớn.
Những công trình trên đá Châu Viên được xây dựng cùng một mô típ như ở Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ… Các đảo, đá này đều bị Trung Quốc khẩn trương bồi đắp xây dựng trái phép những công trình khổng lồ.
Đá Châu Viên là rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ ngày 28.2.1988.
Từ cuối 2013, phía Trung Quốc tập trung bồi đắp bãi Châu Viên thành đảo nhân tạo, xây dựng thành căn cứ quân sự có quy mô, tầm quan trọng nhất trong số 7 bãi đá mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa.
Bãi đá nguyên bản có chiều dài tính theo trục đông - tây gần 6km, diện tích đạt 8 km2. Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1,2-1,5 m so với mặt biển; đa phần diện tích đá Châu Viên chìm dưới nước.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn và máy móc, trang thiết bị ra nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần.

 Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên - ảnh 2
Tòa nhà trung tâm. ẢNH: TRUNG HIẾU

Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các công trình đảm bảo hoạt động cho hệ thống ra đa tần số cao, kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc…

Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên - ảnh 3
Hải đăng và trạm ra đa được xây dựng trên đá Châu ViênẢNH: TRUNG HIẾU

 Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên - ảnh 4


Cuối tháng 5.2015, Bộ Giao thông Trung Quốc khởi công xây dựng và ngày 9.10.2015 đã đưa vào sử dụng trái phép 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên. Ngọn hải đăng Huayang có hình trụ, cao 50 m. Ngọn Chigua có hình nón trụ với kết cấu bê tông cốt thép, phát sáng trong phạm vi 22 hải lý và chu kỳ chớp là 8 giây.

Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên - ảnh 5
Cận cảnh hệ thống radarẢNH: TRUNG HIẾU


Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên - ảnh 6
Cận cảnh hải đăngẢNH: TRUNG HIẾU

Do là đảo lớn, có nhiều công trình đặc biệt nên phía Trung Quốc tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu cá bọc sắt, ngăn không cho tàu thuyền các nước tiếp cận gần.
(Theo Thanh niên) Trung Hiếu
(thực hiện)

Khách Trung Quốc có 'biểu hiện lạ' ở sân bay Cam Ranh

Cập nhật lúc 10:01

Chiều 30.5, ông Nguyễn Quốc Trâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, cho biết Sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan tỉnh Khánh Hòa tạo điều kiện để 3 du khách Trung Quốc về nước trên chuyến bay vào tối 30.5.

Du khách làm thủ tục tại sân bay Cam Ranh /// ẢNH: NGUYỄN CHUNG
Du khách làm thủ tục tại sân bay Cam Ranh. ẢNH: NGUYỄN CHUNG

Trước đó tối 29.5, ba hành khách quốc tịch Trung Quốc là Huang Lianjun (37 tuổi), Huang Shunxiang (70 tuổi) và Chen Zexin (6 tuổi) đến sân bay Cam Ranh làm thủ tục lên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Cam Ranh đi Thành Đô (Trung Quốc) lúc 21 giờ. Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục check-in, 3 người này không làm thủ tục xuất cảnh. Sau đó, bà Huang Lianjun đứng ở khu vực sảnh làm thủ tục quốc tế, cầm tờ giấy có ghi chữ Trung Quốc (chưa rõ nội dung) giơ lên trước ngực. Đại diện các cơ quan chức năng tại sân bay Cam Ranh đã mời hành khách lên phòng cảng vụ nhằm giải quyết sự việc. Tuy nhiên bà Huang Lianjun từ chối. Suốt đêm 29 đến sáng 30.5, ba hành khách trên tỏ thái độ không hợp tác với cơ quan chức năng.
Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh, cho biết qua người phiên dịch, bà Huang Lianjun cho rằng nhân viên công an cửa khẩu có hành vi “vòi tiền” mới cho làm thủ tục. Để làm rõ, công an cửa khẩu đã mời các cơ quan chức năng hoạt động tại sân bay Cam Ranh, trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera nhưng không phát hiện bất thường.
Trong ngày 30.5, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM đã ra Khánh Hòa để cùng phối hợp giải quyết. Ba hành khách cho rằng họ đi cùng người già và trẻ em nên cần được ưu tiên trong làm thủ tục xuất cảnh, nhưng không được chấp thuận nên đã phản ứng. Sau khi được giải thích, họ đã đồng ý về nước.
(Theo Thanh niên) Nguyễn Chung