Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung?
Cập
nhật
lúc 13:52
Nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Duy
Chính vừa công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm
hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay.
Bức tượng tại chùa
Bộc có ghi chú Vua Quang Trung nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau - Ảnh: từ bài
của Nguyễn Duy Chính
Hoàng đế Quang Trung là nhân
vật lịch sử đặc biệt, nhưng triều đại Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi cùng với
những biến động lịch sử khiến cho những mô tả về nhân dạng của ông khuyết
thiếu.
Và mới đây, từ nguồn sử liệu
của Trung Quốc đã hé lộ những thông tin khả quan nhất về chân dung vua Quang
Trung.
Thiếu vắng trong sách sử và
những lần xuất hiện
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều
Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy
Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang
như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh
sợ".
Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "…
Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của
Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ,
ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …".
Sách Tây Sơn thuật lược - tư liệu hiếm
hoi của Việt Nam có miêu tả nhân dạng vua Quang Trung - Ảnh: L.Điền
Ngoài hai tư
liệu trên, nhà sử học Nguyễn Phương cũng từng dẫn một trường hợp vua Quang
Trung xuất lộ trong hình chụp một pho tượng ở chùa Bộc (Hà Nội).
Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được
xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ;
Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân"
(Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành
Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con).
Tuy nhiên, học
giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ "quang trung"
trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang
Trung hay không.
Về tranh vẽ,
vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ "giả
vương Quang Trung", hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử
Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập "Mãn Châu cổ họa".
Tuy nhiên, lâu
nay không có thông tin gì về tập cổ họa ấy.
Hình
vẽ vua Quang Trung trên bìa tập san Sử Địa năm 1968 - Ảnh: L.Điền chụp lại
Tuy nhiên,
chính bức tranh này đã trở thành cơ sở để họa sĩ thiết kế giấy bạc thời Việt
Nam Cộng hòa đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng.
Nhà nghiên cứu
Nguyễn Duy Chính ghi nhận, từ đây, "nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu
khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính
thức của Nguyễn Huệ".
Tờ
giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa vẽ chân dung vua Quang Trung
Từ tư liệu của Trung Quốc
Liên quan đến
chuyến đi của vua Quang Trung sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua
Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An
Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc):
"Quang Bình cốt cách khá thanh
tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy
tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...",
hoặc "Vua của họ (tức nước ta) đầu
bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo
đai bằng ngọc trắng".
Tuy nhiên đây
chỉ là văn tả, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình
vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một
trong bộ tranh "Thập toàn phu tảo", và một bức trong bộ tranh đồ sộ
"Bát tuần Vạn thọ thịnh điển".
Trong bộ Thập
toàn phu tảo, vua Quang Trung xuất hiện trong bức tranh có tên "An Nam
quốc vương chí Tị Thử sơn trang", vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi
thần (tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở) vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.
Còn trong bộ
"Bát tuần Vạn thọ thịnh điển", vua Quang Trung được vẽ trong bối
cảnh đứng chung với bồi thần, sứ thần các nước nước Triều Tiên, Nam Chưởng,
Miến Ðiện và các sơn phiên Kim Xuyên, Ðài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi
Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón vua Càn Long
hồi kinh.
Cả hai tư liệu
này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không
rõ nét chân dung.
Bức
tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ
kiến vua Càn Long - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính
Nhà nghiên cứu
Trần Quang Đức mới đây đã công bố một tài liệu.
Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung
Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi
rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà
Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu
hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với
"sử thực" hơn cả.
Bức
hình vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố
Từ tư liệu này,
nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên
vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và
dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh.
Căn cứ vào đó,
Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức
bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong
cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ.
Tác giả của ba
bức tranh này là họa gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái.
Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông. Thông tin
này chép trong bộ "Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng
hối" mà Nguyễn Duy Chính đã tiếp cận được.
Như vậy có thể
theo thông tin do Trần Quang Đức công bố "hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố
Cung Bắc Kinh" để tìm ra bức hình gốc vẽ vua Quang Trung trong bộ ba bức
tranh do vua Càn Long chỉ thị thực hiện, có thể được xem là đã tìm ra chân
dung trung thực nhất của vua Quang Trung.
Điều đó sẽ khép lại thông tin về chân dung vua Quang Trung mà
ngay chính trong bức thư gửi Phúc An Khang trên đường từ Bắc Kinh trở về sau
lễ mừng thọ, vua Quang Trung đã cho biết: "đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh
sữa, một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này".
Chi tiết này
được chép trong tập "Dụ Am văn tập" của Phan Huy Ích, nhưng chẳng
biết cuộn tranh vẽ "dung nhan quê mùa" mà vua Quang Trung khiêm
xưng từ ấy đến nay đã thất lạc đâu rồi.
(Theo Tuổi trẻ) LAM ĐIỀN
Tác giả chắc quên một điều là người sang Trung
Quốc khi đó là Quang Trung giả do vua cử đi vì còn nghi ngại mưu xấu. Dù sao
nếu giả thì chắc cũng gần giống Quang Trung thật.
Thương Giang
|
Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017
Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017
Trung Quốc
“rót” thêm vốn cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Cập nhật lúc 14:34
Ngân hàng Eximbank Trung Quốc ngày 28/12 đã thông qua thủ tục giải
ngân vốn bổ sung 250 triệu USD cho Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà
Nội). Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẳng định, không còn lí do để chậm trễ,
đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải khai thác trong năm 2018.
|
Triệu tập 9
thanh niên cướp rồi livestream trên cao tốc
Cập
nhật
lúc 14:29
Một nhóm thanh niên cầm theo
hung khí chặn xe tải, xe khách đi trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai đoạn qua
huyện Phù Ninh để trấn lột xin tiền. Một thanh niên trong nhóm dùng điện
thoại quay và phát trực tiếp trên Facebook toàn bộ vụ việc.
Nhóm thanh niên chặn đầu xe trên cao tốc để
"xin tiền" - Ảnh cắt từ clip
Sáng 30-12, ông Lưu Quang Huy, chủ tịch
UBND huyện Phù Ninh, cho biết ngay khi nhận được thông tin phản ảnh sự việc
trên, UBND huyện đã giao cho Công an huyện Phù Ninh điều tra xác minh và xử
lý vụ việc.
"Ngay đêm 29-12, công an huyện đã triệu tập được 9 nam
thanh niên xuất hiện trong clip chặn đầu xe xin tiền của người đi đường. Hai
nam thanh niên còn lại đã bỏ trốn, hiện công an đang tiếp tục truy tìm để làm
rõ hành vi của họ".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đào Văn Phùng, bí thư huyện ủy
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, cũng cho hay ngay tối 29-12, sau khi nhận được tin
báo, Công an huyện đã vào cuộc truy tìm nhóm thanh niên này ngay trong đêm.
"Đến nay cơ quan chức năng đã làm
rõ được danh tính của 9 thanh niên tham gia việc chặn xe trấn lột trên đường
cao tốc. Cả 9 thanh niên này đều ở độ tuổi từ 17-19, trong đó có 7 người trú
tại xã Phù Ninh", ông Phùng nói.
Theo ông Phùng, Công an huyện đã thu
giữ nhiều hung khí gồm dao, gậy mà nhóm thanh niên dùng để chặn xe và xin đểu
tiền. Bước đầu, nhóm thanh niên này khai sau khi đi uống rượu về thì rủ nhau
ra cao tốc trấn lột tiền.
"Theo Công
an huyện báo cáo thì nhóm này khai trấn được 600 ngàn và tiêu hết 400 trong
buổi tối 29-12. Cơ quan Công an đang lấy lời khai, thu thập chứng cứ để làm
rõ hành vi, phân loại đối tượng và có hình thức xử lý nghiêm vì vụ việc này
có tính chất rất nghiêm trọng", ông Phùng nói.
Trước đó, tối
29-12, trên mạng xã hội Facebook đăng tải clip dài hơn 30 phút ghi lại hình
ảnh một nhóm thanh niên cầm theo nhiều hung khí chặn xe trên cao tốc để xin
tiền.
Theo hình ảnh
trong clip, nhóm thanh niên này mồm thì liên tục chửi thề còn tay cầm dao, mã
tấu, gậy và chặn một số xe tải, xe khách đi trên cao tốc đoạn qua huyện Phù
Ninh để xin tiền. Nhóm này còn dùng hung khí đập vào thành xe và chửi bới đe
dọa tài xế.
Một người trong
nhóm đã dùng điện thoại quay lại vụ việc và phát trực tiếp trên Facebook.
Trong quá trình
chặn xe trấn lột tiền, thỉnh thoảng những thanh niên này lại đứng trước máy
quay hú hét, chửi thề và hồ hởi gửi lời chào đến những người đang xem.
(Theo TTO) DANH TRỌNG -
THÂN HOÀNG
|
Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017
Vì sao BOT
mọc nhanh như nấm sau mưa?
Cập nhật lúc 16:25
Vì sao BOT lại mọc nhanh, mọc
nhiều như vậy? Tất cả chỉ là lợi ích.
Ông Trần Ngọc
Hùng - Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt
Ông Hùng cho
biết, từ năm 2005 đến nay, dự án BOT bắt đầu nở rộ, các nhà đầu tư đua nhau
làm, BOT đua nhau mọc cũng có nguyên nhân vì hầu hết các dự án đều làm trên
đường quốc lộ, vị trí màu mỡ, dễ kiếm lợi.
Song, việc dễ
tìm kiếm nhà đầu tư lại không đi cùng với nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho
người dân, vì vậy mà rất nhiều trạm BOT mọc lên nhưng những bức xúc của dư
luận cũng theo đó tăng lên.
"Có chuyên
gia đã phải thốt lên: "Chưa có nước nào nhiều BOT như Việt Nam",
tổng vốn đầu tư BOT giao thông chiếm tới 42% tổng vốn đầu tư là quá khủng
khiếp, quá lớn, cao nhất thế giới (bình quân thế giới chỉ chiếm 10%).
Đặc biệt nhiều
nhà đầu tư không biết gì về giao thông cũng lao vào làm.Tất cả chỉ có thể
giải thích lý do là vì "lợi nhuận". Các nhà đầu tư thấy lợi nhuận
lớn, lại được giao trong điều kiện quản lý quá dễ dãi, khả năng thẩm định
năng lực hạn chế, áp dụng cơ chế chỉ định thầu dẫn tới tình trạng nhiều nhà
đầu tư không vốn, "tay không bắt giặc", hoặc vốn đầu tư hầu hết đi
vay ngân hàng.
Ngoài ra, dư
luận nghi ngại có lợi ích nhóm giữa các cơ quan quản lý với các chủ đầu tư,
đây là nguyên nhân giúp cho BOT mọc nhanh như nấm. Các vị chuyên gia cũng đã
chỉ rõ, lợi ích nhóm quá lớn mà trách nhiệm Bộ GT-VT phải chịu", ông
Hùng thẳng thắn.
Đi tìm nguyên
nhân cho tình trạng trên, ông Hùng cho rằng nguyên nhân, trước hết, là do
thiếu công khai, minh bạch. Cụ thể, hầu hết BOT đều được chỉ định thầu, chỉ
có 1 dự án duy nhất được thực hiện đấu thầu.
"Lấy lý do
là 22 dự án cấp bách phải chỉ định thầu là vô lý. Số dự án còn lại, giải
thích theo Bộ GT-VT là chỉ có một doanh nghiệp tham gia đấu thầu, tôi không
tin. Tôi từng làm xây dựng bao nhiêu năm, tôi hiểu, nhà đầu tư muốn vào cũng
không vào được, quân xanh, quân đỏ quá nhiều, thế thì đấu thầu làm sao
được", ông Hùng dẫn chứng.
Nguyên nhân
tiếp theo, vị chuyên gia cho rằng, các dự án BOT chưa thực hiện công bố, công
khai trong toàn quốc với các tiêu chí: địa điểm, quy mô, ai khảo sát thiết
kế, thẩm định, dự án làm mới hay làm trên đường cũ...
Dự án cũng chưa
công bố tổng mức đầu tư do ai lập, ai thẩm định, ai phê duyệt mà lại chênh
lệch lớn như vậy nhưng phải đợi đến khi kiểm toán mới phát hiện ra? Theo kiểm
toán của Việt
Tiếp đến là ai
được chỉ định thầu, trình độ năng lực, đặc biệt là năng lực tài chính vốn
pháp định là bao nhiêu? Vay ngân hàng là bao nhiêu? Trình tự thủ tục
chỉ định thầu có đúng quy định pháp luật không? Có cơ chế xin cho không?...
Tất cả, theo
ông Hùng, cũng chưa được công bố rõ ràng. Một vấn đề nữa được vị chuyên
gia đề cập là phương án thu hồi vốn, phí thế nào, hiệu chỉnh khi
tần suất phương tiện qua trạm thu phí được tính toán ra sao... cũng rất nhập
nhèm, không công khai, minh bạch. Câu chuyện từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
báo một ngày thu 1,2 tỷ nhưng khi kiểm toán lại lên 1,97 tỷ chính là bài học
thực tế cho thấy sự thất thoát, lãng phí ghê gớm mà ngân sách phải gánh chịu.
Trong trường hợp đó thì ai chịu trách nhiệm...?
Ông Trần Ngọc
Hùng chỉ rõ nguyên nhân tiếp theo cũng được xem là nguyên nhân khiến dư luận
phản ứng nhiều nhất đó là vị trí đặt trạm BOT không hợp lý, thu phí hai
đường, một số dự án nâng cấp quốc lộ cũ rồi thu giá mới, ...
Nguyên nhân
cuối cùng, vị chuyên gia đề cập là công tác thẩm định, thâm tra, giám sát mà
trực tiếp là trách nhiệm của Bộ GT-VT.
"Ở đây là
sự thiếu trách nhiệm của Bộ GT-VT gây hậu quả rất lớn dẫn đến tổng mức đầu tư
cao. Mới thẩm định, kiểm toán 13 dự án đã giảm 11%, tương đương khoảng gần
5.000 tỷ. Nếu thẩm định tiếp thì còn số này sẽ còn lên tới bao nhiêu, là
50.000 tỷ hay 500.000 tỷ? Đây chính là nguyên nhân đẩy giá phí tăng lên, thời
gian thu phí lâu, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành hàng hóa, tiền chi của
doanh nghiệp, túi tiền cuản gười dân... nhưng tới nay không thấy ai phải chịu
trách nhiệm về số tiền này?", ông Hùng đặt vấn đề.
Từ những phân
tích trên, vị chuyên gia đề nghị, Bộ GT-VT phải công khai minh các dự án BOT
giao thông đã, đang và sẽ triển khai với đầy đủ các tiêu chí như ông đã trình
bày.
Ngoài ra, ông
cũng yêu cầu phải xử lý nghiêm những người có trách nhiệm nhưng vi phạm pháp
luật khi triển khai các dự án.
Bên cạnh đó, Bộ
GT-VT phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc chỉ làm BOT trên đường mới; xử lý
dứt điểm những BOT đang gây bức xúc; buộc phải đưa vào quy định pháp luật sự
tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến quá
trình thực hiện dự án...
"Nếu công
khai, minh bạch hợp lý vì lợi ích cộng đồng thì người dân, doanh nghiệp sẽ
đồng tình, không để đồng tiền rơi vào túi một số người có quyền lợi tại dự
án", ông Hùng nói rõ.
(Theo Đất Việt)
Lam An
|
Người chồng
sát hại vợ và 2 con gái đã tự sát bất thành
Cập nhật lúc 16:10
Theo điều tra bước đầu, sau khi
giết vợ và hai con gái, nghi phạm Nguyễn Minh Hùng đã dùng dao chém vào tay
mình để tự sát nhưng không chết.
Ngôi
nhà nạn nhân Phạm Thị Thêu - nơi xảy ra vụ án mạng
Trưa 29-12, Công an tỉnh
Thanh Hóa đã phát đi thông báo về việc điều tra ban đầu vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra
tại xã Nga An, huyện Nga Sơn.
Theo Công an
tỉnh Thanh Hóa, đầu giờ sáng 29-12, Công an huyện Nga Sơn nhận được tin báo
về việc tại thôn 8, xã Nga An xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng làm 3
người tử vong. Nạn nhân là chị Phạm Thị Thêu (35 tuổi) và hai con gái là bé
N.T.D. (11 tuổi), N.H.A. (5 tuổi).
Nhận được tin
báo, lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Phòng cảnh sát hình sự, Phòng
kỹ thuật hình sự, Công an huyện Nga Sơn khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi, tích cực điều tra vụ án.
Kết
quả điều tra bước đầu xác định: khoảng 22h ngày 28-12, do mâu thuẫn vợ chồng,
Nguyễn Minh Hùng (36 tuổi, trú thôn 8, xã Nga An) đã chém vợ mình là chị Phạm
Thị Thêu (35 tuổi) và hai con gái là 11 tuổi và 5 tuổi nhiều nhát làm cả ba
mẹ con chị Thêu tử vong tại chỗ.
Sau khi gây án,
Nguyễn Minh Hùng dùng dao tự chém vào tay trái của mình để tự sát nhưng bất
thành. Đến sáng 29-12, được người thân, hàng xóm phát hiện vụ việc, đưa Hùng
đến bệnh viện cấp cứu và trình báo cơ quan chức năng.
Người
dân địa phương bàng hoàng tụ tập trước nhà nạn nhân Phạm Thị Thêu
Hiện nay, Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang điều tra, làm rõ nguyên
nhân, động cơ, tính chất của vụ án mạng nêu trên. Đồng thời, làm rõ việc nghi
phạm Hùng có "ngáo đá" khi gây án hay không.
Đầu giờ chiều
29-12, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Nga Sơn đã đến thăm hỏi, chia buồn với
gia đình nạn nhân, hỗ trợ 20 triệu đồng để mai táng nạn nhân.
(Theo Tuổi trẻ) HÀ ĐỒNG
|
Công
bố kết luận vụ ông Lê Phước Thanh, Lê Phước Hoài Bảo
Cập
nhật lúc 15:23
Sau gần 2
tuần phát thông cáo báo chí, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức công bố
kết luận liên quan đến vụ ông Lê Phước Thanh, Lê Phước Hoài Bảo.
Theo
nguồn tin của Báo Người Lao
Động, chiều nay (29-12), đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(UBKTTƯ) vào tỉnh Quảng Nam công bố kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và ông Lê Phước Thanh,
nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Nam.
Theo ghi nhận, chiều 29-12, có khá đông lực lượng công an
canh gác trước cổng Tỉnh ủy Quảng
Ông Nguyễn Chín, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết sau khi
UBKTTƯ công bố kết luận, Ban Tuyên giáo sẽ có thông cáo chính thức gửi đến
các cơ quan báo chí.
Trước đó, thông cáo báo chí của
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 16-12, nêu: Ban cán sự đảng UBND
tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng và Nhà
nước về công tác tổ chức cán bộ trong việc đề nghị bổ nhiệm, luân chuyển,
điều động một số nhân sự không đúng quy định; Buông lỏng lãnh đạo, để UBND
tỉnh và cơ quan chức năng tuyển dụng công chức, xét tuyển viên chức không qua
thi tuyển, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp không đủ điều
kiện, tiêu chuẩn, vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, có sự ưu ái đối với
con của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh.
Ông
Lê Phước Thanh được xác định vi phạm rất nghiêm trọng
Ông Lê
Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 với cương vị người đứng
đầu là người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 và BCS đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Thanh được xác định đã vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc và các quy định của Đảng,
Nhà nước về công tác cán bộ; không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun vén cho
gia đình trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm
con trai Lê Phước Hoài Bảo giữ các chức vụ (Trưởng phòng của Ban Quản lý Khu
kinh tế mở Chu Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, Phó Giám đốc, Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vi phạm quy trình,
thủ tục; để UBND tỉnh quyết định cử ông Lê Phước Hoài Bảo đi học thạc sỹ tại
nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước không đúng quy định.
Với cương vị là Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh và trước đó là Phó Bí thư Ban
cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đinh Văn Thu có phần trách nhiệm về
các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016,
2016-2021 và Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chưa gương mẫu khi ký văn bản đề nghị bổ
nhiệm con trai khi chưa được phê duyệt quy hoạch; để UBND tỉnh tuyển dụng
công chức không qua thi tuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối với con trai
chưa đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.
Ông
Đinh Văn Thu (đứng) và ông Huỳnh Khánh Toàn
Với cương vị Ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Huỳnh
Khánh Toàn cùng chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ và Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Ông Toàn được xác định đã ký báo cáo
của UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ về công tác cán bộ và bổ nhiệm ông Lê Phước
Hoài Bảo giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có một số nội dung không
chính xác. Trong thời gian là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế
mở Chu Lai, ông Toàn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định
của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; đề nghị tuyển dụng công chức không qua
thi tuyển, chỉ đạo quy hoạch, đề nghị luân chuyển, bổ nhiệm đối với một số
trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có con cán bộ chủ chốt
của tỉnh.
Ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy
viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã không trung thực trong việc kê khai
quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020; Ý thức tổ chức kỷ luật kém; vi
phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt đảng nhiều tháng,
không chuyển sinh hoạt đảng theo quy định trong thời gian đi học Thạc sỹ tại
nước ngoài.
Ông
Lê Phước Hoài Bảo (giữa) vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, bị đề nghị xóa
khỏi danh sách đảng viên
Để xảy ra vi phạm của các tổ
chức, cá nhân trên có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, đã
buông lỏng công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát đối với Ban cán sự đảng UBND
tỉnh; chấp hành không nghiêm Quy chế làm việc, để Ban cán sự đảng UBND tỉnh và
một số lãnh đạo tỉnh có các vi phạm, khuyết điểm.
Những vi phạm, khuyết điểm của
ông Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng; vi phạm, khuyết điểm của các ông Đinh
Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn, Lê Phước Hoài Bảo là nghiêm trọng, làm
ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây dư luận bức xúc
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định
tiến hành quy trình xử lý kỷ luật các ông Lê Phước Thanh, Đinh Văn Thu, Huỳnh
Khánh Toàn.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng
Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh
nghiệm sâu sắc; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Ban cán sự
đảng UBND tỉnh Quảng Nam và các tập thể, cá nhân liên quan theo thẩm
quyền.
Ông Lê Phước Hoài Bảo (SN 1985) là con trai của ông Lê Phước
Thanh. Ngày 26-2-2014, ông Lê Phước Hoài Bảo khi đó là Trưởng Phòng Xúc tiến
đầu tư thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai được UBND tỉnh Quảng Nam điều
động đến nhận công tác tại UBND huyện Thăng Bình. Ngày 14-3-2014, ông Bảo
được HĐND huyện Thăng Bình bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình
nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày
2-4-2015, UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định điều động ông Lê Phước Hoài Bảo
đến nhận công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam và bổ nhiệm giữ chức
vụ Phó giám đốc, kể từ ngày 9-4-2015. Năm tháng sau, ngày 23-9-2015, UBND
tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo
giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Sau khi ông Bảo được bổ nhiệm làm giám đốc sở lúc mới 30 tuổi,
dư luận đặt nhiều câu hỏi về quy trình bổ nhiệm nhưng sau đó Bộ Nội vụ kiểm
tra và kết luận việc bổ nhiệm ông Bảo là "đúng quy trình".
Trên cương vị Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng
(Theo Người Lao Động) Trần Thường
|
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tạm ứng hơn ngàn tỷ chi sai mục
đích
Cập nhật lúc 14:42
Kết quả điều tra xác định, số
tiền tạm ứng bị PVC sử dụng sai mục đích là hơn 1.115 tỷ đồng, đến ngày
22/11/2017 mới thu hồi được hơn 1.087 tỷ đồng.
VKSND Tối cao
vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và
các đồng phạm khác tội Cố ý làm trái và Tham ô tài sản.
Theo cáo trạng,
xuất phát từ các khoản nợ xấu do đầu tư dự án bị thua lỗ, tháng 6/2010, ông
Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) cùng ông Phùng Đình Thực, nguyên
Tổng giám đốc PVN tổ chức họp để xử lý hậu quả.
Sau cuộc họp
này, ông Đinh La Thăng thay
mặt HĐQT ký nghị quyết về phương án xử lý, theo đó, giao cho Tổng công ty xây
lắp Dầu khí VN (PVC) nhận lại 5 dự án (có tổng giá trị hơn 793 tỷ đồng) và
giao cho TGĐ tập đoàn Phùng Đình Thực chỉ đạo thực hiện.
Do đang gặp khó
khăn về nguồn vốn đầu tư, tháng 8/2010, Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch
HĐQT PVC) ký công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn.
Vào tháng
9/2010, Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC) ký văn bản trình lãnh đạo PVN để xin
giảm lãi suất do các dự án nhận lại gặp khó khăn trả nợ.
Do vậy, ngày
20/10/2010, PVN và Oceanbank ký hợp đồng ủy thác có nội dung: PVN ủy thác
không truy đòi để Oceanbank cho Tổng công ty PVC vay vốn thực hiện thanh toán
và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng. Tổng số tiền là hơn
793 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.
Cũng tại thời
điểm này, PVC đang còn phải vay vốn đề đầu tư vào dự án công trình khách sạn
Thái Bình và khách sạn Lam Kinh Thanh Hóa với số tiền vay là 400 tỷ đồng đến
hạn thanh toán.
Tạm ứng tiền chi sai mục đích
Từ thực trạng
trên, ngay sau khi được PVN chỉ định thực hiện gói thầu EPC dự án nhà máy
nhiệt điện Thái Bình 2, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc
Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC) và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó tổng giám
đốc PVC) đẩy nhanh việc ký hợp đồng EPC số 33 chưa đủ thủ tục pháp lý, sau đó
xin tạm ứng để có nguồn tiền sử dụng trả cả gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư,
góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác.
Sau khi được bổ nhiệm là Trưởng ban Tài chính kế toán, qua
rà soát tình hình tài chính của PVC, tháng 5/2011, Phạm Tiến Đạt lập báo cáo
tài chính về tình hình tài chính của PVC gửi HĐQT, Ban TGĐ nêu rõ thực trạng
PVC đã đầu tư quá nguồn vốn chủ sở hữu 1.013 tỷ đồng và hiện không còn nguồn
tiền nào để hoạt động.
Vì vậy, sau khi
được PVN, Ban QLDA tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng theo hợp đồng
EPC số 33, thực hiện chủ trương đã thống nhất từ trước, Trịnh Xuân Thanh,
Nguyễn Ngọc Quý, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến đã chỉ đạo Đạt sử dụng hơn
1.115 tỷ đồng từ nguồn tiền này để đầu tư, góp vốn vào các công ty, dự án,
công trình khác và trả nợ ngân hàng.
Đến tháng
7/2011, Trương Quốc Dũng được bổ nhiệm là Phó TGĐ PVC phụ trách tài chính
thay Nguyễn Mạnh Tiến đã nhận chỉ đạo của Vũ Đức Thuận, tiếp tục sử dụng tiền
tạm ứng sai mục đích.
Dũng đã quyết
định và ký ủy nhiệm chi, chuyển số tiền 30 tỷ đồng (trong đó có tiền từ nguồn
tạm ứng thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) để ứng
trước tiền góp vốn của PVC vào Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Nghệ an
(PVNC); quyết định và ký ủy nhiệm chi, chi số tiền 10 tỷ đồng từ nguồn tiền
tạm ứng của dự án NMNĐ Thái Bình 2 để tạm ứng cho công ty cổ phần thiết bị
nội ngoại thất dầu khí (PVC-Metal).
Ngày 7/9/2011,
ông Nguyễn Thanh Liêm (thành viên hội đồng thành viên PVN) và Nguyễn Xuân Sơn
(nguyên Phó tổng giám đốc PVN) đã chủ trì đoàn kiểm tra.
Ông Nguyễn Văn
Đồng (Phó TGĐ PVC) ký văn bản báo cáo rõ việc PVC đã sử dụng tiền tạm ứng của
hợp đồng EPC số 33 sai mục đích, nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến thu hồi.
Kết quả điều
tra xác định, số tiền tạm ứng bị PVC sử dụng sai mục đích là hơn 1.115 tỷ
đồng, đến ngày 22/11/2017 mới thu hồi được hơn 1.087 tỷ.
(Theo VietNamNet) T.Nhung
|
Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017
Chủ tịch Đà
Nẵng: Vũ "nhôm" gây bức xúc về bất động sản nhưng lại khởi tố tội
làm lộ bí mật
Cập nhật lúc 14:59
Sáng 28.12, báo cáo trước hội nghị trực tuyến của Chính phủ với
các địa phương tại đầu cầu Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng nhắc đến việc các hoạt động của Vũ "nhôm" gây bức xúc
trong lĩnh vực bất động sản nhưng cơ quan chức năng lại khởi tố tội “làm lộ
bí mật nhà nước”…
Ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: LĐO
Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Công an tăng cường chỉ đạo khẩn trương việc truy nã, bắt đối tượng;
khẩn trương thanh tra, điều tra và sớm có kết luận các dự án liên quan đến
ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”).
Theo ông Huỳnh
Đức Thơ, thời gian gần đây dư luận thành phố rất bức xúc vụ việc về Phan Văn
Anh Vũ đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, chính quyền. Các cơ
quan chức năng của Trung ương, Bộ Công an đã vào cuộc xử lý.
“Từ ngày 21/12
đến nay, sau khi thực hiện lệnh khám xét và truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ,
cũng như việc chưa bắt được ông Vũ càng gây bức xúc trong dư luận.
Dư luận thành
phố tập trung cho rằng, những vụ việc nổi cộm của ông Vũ tại Đà Nẵng liên
quan chủ yếu đến dự án đất đai, bất động sản. Tuy nhiên, quyết định khởi
tố thì chỉ đề cập liên quan đến tội lộ, lọt bí mật Nhà nước. Do đó, trong một
thời gian dài đối tượng đã đủ thời gian xử lý các vấn đề liên quan đến tài
sản, chứng cứ” - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nêu.
Trước tình hình
đó, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có những biện pháp chỉ đạo phù hợp để
kiểm soát diễn biến, tư tưởng, dư luận; đồng thời, đã có văn bản báo cáo và
kiến nghị lên cấp trên.
UBND thành phố
Đà Nẵng cũng vừa nhận được văn bản đề nghị phối hợp công tác kiểm tra, rà
soát, xác định lại tài sản của ông Vũ và tạm dừng lại các giao dịch tài sản
trên.
Nhân hội nghị
này, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Công an tăng cường chỉ đạo khẩn trương việc truy nã,
bắt đối tượng, khẩn trương thanh tra, điều tra và sớm có kết luận các dự án
liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ có dấu hiệu tiêu cực, để đưa ra xử lý, chấm
dứt kéo dài tình trạng bất lợi trong dư luận.
Hiện nay, một
số lượng nhà đất có nguồn gốc mua từ thành phố của ông Vũ và các cá nhân có
liên quan là rất nhiều.
Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, nhất là khi các cơ quan chức năng đang tiến hành
điều tra, thanh tra, ông Vũ đã nhanh chóng rút hết vốn trong 5 công ty và
nhiều công ty khác, cũng như chuyển nhượng các bất động sản mang tên cá nhân.
Lãnh đạo Đà
Nẵng đề nghị sớm giải quyết việc tạm dừng và truy xét các giao dịch bất động
sản của cá nhân ông Vũ, của công ty, các cá nhân liên quan cũng như giao dịch
bất động sản có nhiều nghi vấn để tạo thuận cho vấn đề điều tra, xử lý sau
này.
Đồng thời,
Chủ tịch thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền
thông chỉ đạo các cơ quan phối hợp đưa thông tin chính xác về bản chất vụ
việc Phan Văn Anh Vũ cũng như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương liên
quan đến sai phạm của Ban Thường vụ Thành ủy cũng như các cá nhân, không để
kẻ xấu, kể cả một số nhà báo lợi dụng xuyên tác bản chất sự thật của tình
hình, bôi xấu các lãnh đạo Trung ương, thành phố, gây ảnh hưởng xấu đến dư
luận.
Trước đó,
ngày 20/12, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị
can số 47/ANĐT-P5 đối với ông Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975) về tội “Cố ý
làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Căn cứ Quyết
định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12 của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ
Công an đối với Phan Văn Anh Vũ, sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi
cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng và không biết bị can ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã
ra quyết định truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ.
Chiều 21/12, Cơ
quan An ninh điều tra, Bộ Công an phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng
thực hiện lệnh khám xét nhà ông Vũ.
Bị
can Phan Anh Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Xây dựng
Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (nay là Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Chấn Phong).
Theo Lao động
|
Giải độc đắc xổ số Vietlott sắp chạm
mốc 200 tỷ đồng
Cập
nhật lúc 14:49
Nếu kỳ quay số mở thưởng thứ xổ số Power 6/55 diễn ra
chiều nay (28/12) vẫn không tìm được người trúng giải jackpot 1 thì số tiền
thưởng dự kiến đạt kỷ lục mới lên đến gần 185 tỷ đồng
Tại kỳ quay số
mở thưởng thứ 64 xổ số Power 6/55 của Công ty Xổ số Điện toán Việt
Theo đó, dãy số
may mắn trong kỳ quay thưởng lần này là: 07-11-13-18-26-42 số may mắn là số
49. Tuy nhiên cả hai giải jackpot 1 và jackpot 2 đều không có người trúng.
Kết quả xổ số Power 6/55 ngày 26/12.
Ngoài ra, trong
kỳ quay tối 26/12 có 18 người trúng giải nhất trị giá 40 triệu đồng mỗi giải,
1.164 giải nhì trị giá 500.000 đồng một giải và 23.378 giải ba trị giá 50.000
đồng một giải.
Nếu kỳ quay số
mở thưởng thứ xổ số Power 6/55 diễn ra chiều nay (28/12) vẫn không tìm được
người trúng giải jackpot 1 thì số tiền thưởng dự kiến đạt kỷ lục mới lên
mức gần 185 tỷ đồng. Giải Jackpot 2 của loại hình này cũng đang có giá trị hơn
7 tỷ đồng.
Hiện tại, cùng
với giải độc đắc của Jackpot Power 6/55, giải độc đắc của loại hình Jackpot
Mega 6/45 cũng đã lên đến gần 97 tỷ đồng sau kỳ quay thưởng 225 diễn ra chiều
27/12 vẫn chưa tìm ra người trúng.
Như vậy, tổng
giá trị của các giải Jackpot đã đạt hơn 283 tỷ đồng tính đến trưa ngày 28/12.
Theo quy định của Vietlott, với loại hình xổ số Power
6/55, nếu sau nhiều lần quay thưởng, giải Jackpot 1 có thể sẽ đạt mức hơn 300
tỷ đồng.
Nếu giải Jackpot 1 đạt mức hơn 300 tỷ đồng nhưng sau kỳ quay không có người
trúng giải Jackpot 1 mà lại có người trúng giải Jackpot 2 thì phần giá trị
giải thưởng vượt 300 tỷ của giải Jackpot 1 (gọi là giá trị thặng
dư) sẽ chuyển sang cho người trúng giải Jackpot 2.
(Theo Tiền phong) NINH PHAN
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)