NHỮNG TRÒ QUẢNG CÁO THIẾU NHÂN VĂN
Cập nhật lúc 09:00
Hàng trăm người xếp hàng nhiều giờ giữa nắng nóng, khói bụi, mất
tiền xăng xe... Còn doanh nghiệp khi đánh vào tâm lý lòng tham của người dân
để quảng cáo hiệu quả mà không quá tốn tiền.
Miếng ăn là miếng… nhục
Những ngày qua dư luận có nhiều tranh cãi trái chiều việc
nhiều người quanh việc xếp hàng chờ phát đồ ăn miễn phí. Đó là một cửa hàng
thức ăn nhanh lớn ở quận 1, TP HCM đã tổ chức chương trình phát những phần ăn
nhanh miễn phí diễn ra từ 20 giờ ngày 23/3 đến 20 giờ ngày 24/3. Quà tặng bao
gồm một phần bánh hamburger, khoai tây, nước ngọt và áo thun. Người tham gia
nhận quà phải đi xe máy hoặc xe đạp xếp hàng để đến quầy bán thức ăn của cửa
hàng.
Nằm trong chuỗi sự kiện này, trưa 24/3, cửa hàng tiếp tục
phát những phần ăn miễn phí cho khách hàng, kèm theo đó là chương trình cơn
mưa đồ chơi gồm huy hiệu, râu giả, mắt kính... được ban tổ chức ném từ sân
thượng cửa hàng cho người chơi nhặt.
Ném quà từ trên cao xuống
Rất nhiều người không ngại trưa nắng đã đứng chờ trước cửa
hàng để được nhận quà miễn phí nhưng rất lâu vẫn chưa diễn ra. Thỉnh thoảng
trong đám đông xuất hiện nhiều đợt cãi vã chen lấn khiến lực lượng bảo vệ
phải can thiệp. Nhiều người mặt đỏ gay, mệt mỏi khi đứng đợi chờ trong khói
xe, nắng nóng. Đoạn đường bên ngoài cũng xảy ra tình trạng ùn tắc vì số người
chờ đợi tràn ra cả ngoài.
Đến tận giữa trưa, trong lúc dòng người đang xếp hàng,
những món đồ chơi từ trên cao ồ ạt đổ xuống. Cảnh hỗn loạn diễn ra, nhiều
người vứt cả xe máy, xe đạp ùa vào tranh nhau lấy quà. Trong đó rất nhiều
người có cuộc sống khá giả, đi SH, xe tay ga chứ không phải những người ăn
xin, người tàn tật đói khổ.
Cảnh tượng biển người chen nhau để nhận một suất ăn miễn
phí này dấy nên cuộc tranh luận gay gắt trong dư luận. Nhiều người đặt câu
hỏi: “Lý do nào khiến người người đổ xô chen chúc xếp hàng như vậy? Vì đồ ăn
ngon, rẻ, độc đáo? Vì tò mò? Vì đói hay là chỉ theo trào lưu?”.
Trao đổi với PV, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đưa ra phân tích cho thấy một số người cần nhìn
lại chính mình vì đây không phải là chuyện cá nhân mà còn là hình ảnh xã hội.
“Những cá nhân gặp khó khăn có thể cảm thông khi họ là những người cần được
giúp đỡ. Tuy nhiên, những người khác cần xem lại bởi những đua đòi, những
hành vi thiếu kiểm soát đã vô tình cổ xúy cho những hành động quảng cáo thiếu
nhân văn” - ông Sơn nói.
Vấn đề là cách cho
Về cách thức tổ chức phát thức ăn, đồ chơi miễn phí như
những cửa hàng thức ăn nhanh nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ vì quảng
cáo thương hiệu mà tặng quà cho khách hàng kiểu này không khác gì bố thí. Cổ
nhân nói quả không sai: “Của cho không bằng cách cho”, nếu muốn làm từ thiện
hay chỉ lợi dụng sự kiện để quảng bá thì cũng cần phải lịch sự, văn minh hơn.
PGS.TS Lê Kim Long
TS quản trị giáo dục Trần Hữu Đức (Giám đốc Công ty Đào tạo và Tư vấn tâm lý Better Living)
thì nhấn mạnh: “Thật không đáng để mọi người mất hàng giờ đồng hồ đứng nắng,
chen chúc nhau như thế. Một phần có thể coi đây là do hiệu ứng đám đông, do
tò mò, hiếu kỳ… muốn vào xem để biết ra sao rồi hành xử như vậy. Tuy nhiên,
xét về mặt văn hóa, đây là hành vi không nên tái diễn.
Cần phải nhìn rõ vấn đề: Người dân chờ đợi được phần ăn
miễn phí nhưng thực chất không miễn phí! Bởi để có được nó, người dân phải bỏ
rất nhiều thứ như thời gian, sức lực và cả lòng tự trọng của mình. Còn không
ít người khác, khi nhìn vào đám đông đó, họ sẽ coi thường, dẫn đến mất đi
niềm tin vào giá trị xã hội.
Về phía doanh nghiệp, cũng có thể qua chương trình này,
thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đến với người dân nhưng về mặt cảm xúc, phần
đông người ta sẽ có ấn tượng không tốt. Họ sẽ nhìn vào đó với cách nhìn tiêu
cực bởi doanh nghiệp đã tận dụng vào lòng tham, hiếu kỳ của người khác… để
kinh doanh”. Việc tranh giành nhau mỗi khi có bất cứ sự kiện miễn phí nào
không phải là chuyện hiếm. Trước đó, cộng đồng mạng cũng từng sốc nặng khi
bức ảnh nhiều bạn trẻ xô nhau, chen lấn để giành phần ăn sushi miễn phí ở Hà
Nội.
Đôi khi không phải vì miếng ăn mà đó chỉ là sự tò mò, chỉ
muốn đứng cho vui rồi cùng tạo ra sự hỗn độn. Những người lớn cũng lao vào
giành giật trước mắt con em mình, vô tình làm gương xấu cho chúng...
Cùng bàn về vấn đề này, PGS.TS Lê Kim Long, Hiệu trưởng
Trường ĐH Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Vấn đề đặt ra là cách
mà doanh nghiệp phát đồ ăn miễn phí cho người dân có “đẹp “ không. Họ vì hảo
tâm, lòng tốt mà làm điều này hay để chỉ để quảng cáo sản phẩm dẫn đến cảnh
người dân chen lấn, xô đẩy tạo hình ảnh hết sức phản cảm.
“Cũng phải nói thêm rằng, nhiều người Việt chưa có văn hóa
xếp hàng. Giá mà mỗi người chịu nép vào hàng lối, kiên nhẫn chờ tới lượt mình
thì tuy có thể có người được, người không, khung cảnh đã văn minh và dễ chịu
hơn nhiều”, PGS.TS Lê Kim Long nói.
(Theo Petrotimes)
Thảo Phượng
|
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét