Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường phạm hàng loạt khuyết điểm
Cập
nhật lúc
08:03
Ngày 2.4, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh
thái học miền Nam - đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi
VN (VRN), gửi đến Báo Thanh Niên bài phân tích, liệt kê hàng loạt khiếm khuyết mà báo cáo đánh giá tác
động môi trường dự án
lấp sông Đồng Nai mắc
phải.
Bài phân tích trên được TS Long tổng hợp từ nghiên cứu của các
thành viên VRN sau hơn một tuần tiếp cận báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) của dự án trên. Từ việc “mổ xẻ” ĐTM của dự án, TS Long một lần nữa nhận
xét: “Việc tỉnh Đồng Nai khẳng định dự án không làm thay đổi đáng kể về chế
độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi
dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận” là thiếu cơ sở khoa học.
Quá nhiều khiếm khuyết
Những số liệu đo đạc và kết quả nghiên cứu của báo cáo ĐTM còn
thiếu cơ sở khoa học và chưa đáng tin cậy theo những điểm chính như sau: Chưa
có con số cụ thể từ việc tính toán các mặt cắt nạo vét khu vực dự án. Khối
lượng nạo vét được đưa ra là 3.000 m3 là một con số quá tròn trịa mà trên
thực tế con số này không thể làm tròn được như vậy.
Kết quả chập mặt cắt cho thấy khu vực hạ
lưu này hầu hết địa hình đều có hiện tượng bị hạ thấp 1 - 3 m, một số đoạn
tim sông bị lệch. Dự án cho khảo sát địa hình từ mặt cắt về hạ lưu, nhưng còn
phần thượng lưu lại không có mà báo cáo cũng không có đánh giá gì về biến đổi
hình thái khu vực này. Báo cáo chưa có những đánh giá cụ thể hơn về nguyên
nhân hạ thấp, sạt lở đồng thời phải dự báo được những gì xảy ra trong điều
kiện hiện trạng thì trong tương lai lòng sông sẽ biến đổi thế nào. Trong
trường hợp có công trình, thì diễn biến hình thái lòng sông có biến đổi gì
không, các công trình ven sông, công trình bảo vệ bờ có bị ảnh hưởng gì không?
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa
cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính
toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính
đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần
suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán. Việc tính toán thủy lực cho
từng giai đoạn (3 giai đoạn) thi công cũng chưa được đề cập để có các biện
pháp giảm thiểu và bắt buộc tuân thủ. Vật liệu của đáy sông khu vực dự án
không đồng nhất. Nhưng mô hình được sử dụng trong báo cáo để tính toán sẽ
không có khả năng tính bùn cát hỗn hợp.
Nguy cơ sông nhánh sẽ bị lấp
ĐTM trên chưa đưa ra rõ kịch bản tính toán tác động xây dựng kè
đến chế độ dòng chảy sông Đồng Nai. Việc đánh giá xem xét đến tuyến chỉnh trị
(quy hoạch tuyến chỉnh trị sông Đồng Nai, hoặc khu vực dự án) là một trong
những yếu tố rất quan trọng khi xây dựng công trình ở những khu vực nhạy cảm,
gần Cù Lao Phố, nơi có khúc sông cong, hay gần ngã ba sông như hiện nay là
chưa được quan tâm đầy đủ.
Báo cáo ĐTM của dự án chưa đánh giá được nguy cơ bồi, xói lở của
các khu vực làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa hai nhánh sông tại Cù Lao Phố.
Các nguy cơ có thể xảy ra đó là có thể đoạn sông nhánh sẽ bị lấp, hay tác
động sẽ gây ra mất an toàn cho cầu Rạch Cát, Hiệp Hòa hay như nguy cơ xói đầu
của Cù Lao Phố, xói lở kè bờ sông đối diện do dòng chảy áp sát, hay gây ra sự
mất an toàn phần chân và mố cầu Ghềnh. Hiện tại dòng sông đang bị xói sâu
xuống, việc xây dựng công trình này sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, nguy cơ
xói cao hơn, làm tăng sự xâm nhập mặn vào sâu hơn, mất an ninh nguồn nước.
Các đánh giá về chỉ tiêu chất lượng nước của báo cáo mới chỉ đánh giá tổng
lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu.
Liên quan đến báo cáo đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai
đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh (tháng 10.2009) là một báo cáo chuyên ngành
về tác động dòng chảy sông giai đoạn chuẩn bị dự án. Do vậy những nghiên cứu
này mới chỉ ở bước phục vụ công tác đầu tư, chưa phải là báo cáo ĐTM dành cho
giai đoạn thiết kế thi công. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần đánh giá
chi tiết, cụ thể từng hạng mục của dự án nếu thực hiện thì có những ảnh
hưởng, tác động thế nào, điều chỉnh phương án ra sao. Trong phần này, có một
số vấn đề cơ sở khoa học cho báo cáo này cũng cần làm rõ như: Chế độ thủy lực
dòng chảy trong điều kiện hiện trạng như thế nào? Dự báo hệ quả tác động của
việc xây dựng các công trình. Đề xuất các phương án khả thi và phương án
chọn. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thủy lực dòng chảy làm đầu vào cho công
tác quy hoạch và thiết kế.
Tóm lại, cả hai báo cáo ĐTM trên mới chỉ ở mức sơ bộ, chưa mang
tầm của một dự án thi công với hơn 91% là lấn chiếm mặt nước ven sông như
hiện nay. Báo cáo còn nhiều khiếm khuyết về khía cạnh khoa học kỹ thuật: các
kết quả nghiên cứu đánh giá về thủy động lực học, diễn biến hình thái đáy
sông, đánh giá tác động môi trường chưa đáng tin cậy. Điều đáng lo ngại nhất
là tác động của công trình lấn sông “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị
ven sông Đồng Nai” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến lòng sông từ thượng lưu
đến hạ lưu khu vực dự án, đến các khu vực Cù Lao Phố, cầu Ghềnh, cầu Rạch
Cát, cầu Hiệp Hòa - đó là những trọng điểm về nguy cơ bị tác động. Dự án làm
co hẹp dòng chảy, mất cân bằng động lực là một trong những tác nhân gây ra
sạt lở, xói sâu công trình, đặc biệt ở đây nền địa chất bị yếu.
Cần phải tiến hành nghiên cứu tổng hợp lại cơ sở dữ liệu của cả
hai báo cáo trên, đồng thời bổ sung đo đạc các yếu tố phục vụ tính toán chi
tiết cụ thể hơn.
(Theo Thanh niên) TS Vũ Ngọc Long
(*)
Tít và tít phụ do Thanh Niên đặt
|
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét