Khi
dân biết thì mọi sự đã rồi
Cập nhật lúc 14:41
Hiện nay có quá nhiều thứ
tương tự vẫn luôn bị giấu kín vì các mục đích khác nhau. Đến khi dân biết
được thì mọi sự đã rồi.
Câu nói đùa “một cửa nhưng nhiều khóa” trong cung cấp dịch vụ
hành chính công tại các địa phương, một phần có nguyên nhân từ các bất cập
liên quan đến chia sẻ thông tin giữa các đơn vị liên quan nằm sau cái cửa mà
người bên ngoài nhìn thấy là chỉ có một kia.
"Thông tin" luôn được xem là đi liền với “lợi ích” nên
ngành nào cũng cố giữ lấy cho riêng mình và khi có ai đó hay cơ quan nào khác
cần đến chúng thì không thể thiếu đi “vai trò” của “chủ sở hữu”, nếu muốn
được việc .
Một thực trạng mang tính nghịch lý ở nước ta lâu nay đó là: “thông tin thiếu, khó
kiếm và nếu có sẵn thì cũng không dùng được”. Hệ lụy của thực trạng này chính là
(i) các thông tin quan trọng thường chỉ được tiếp cận và sử dụng bởi những cá
nhân có quyền hay nhóm lợi ích, và (ii) gây lãng phí nguồn lực xã hội khi
nhiều thông tin không được chia sẻ cho các bên liên quan cùng xu thế “trăm
hoa đua nở” trong quản lý.
Khi thông tin là "món
hời"
Trong quy hoạch, chắc không ai nghi ngờ tầm quan trọng của việc
nắm bắt thông tin. Ai có thông tin sớm hơn, người đó sẽ có quyền và lợi bằng
cái cách mà nhiều người Việt rất thành thục – “đi trước đón đầu”.
Một số đô thị thường gặp khó khi giải tỏa đền bù mở rộng hay làm
mới đường giao thông với hậu quả là tạo ra những đường (phố) cong mềm mại
cùng cảnh quan thò thụt, méo mó không giống ai ở hai bên. Cách giải tỏa, đền
bù đất đai này thường tạo ra những bất công nhất định, ảnh hưởng đến sự ổn
định xã hội.
Trong khi một số người phải nhường đất cho việc mở đường thì một
số khác bỗng chốc được ra mặt đường. Trong khi đó, một tình phía
Điều gì cản trở các địa phương khác học theo cách này.
Phải chăng, nguyên do ở chỗ, nếu làm theo cách trên thì... minh bạch
quá, còn đâu lợi thế của người nắm giữ thông tin (quy hoạch) nữa.
Vừa rồi báo chí đưa tin, tại một tỉnh miền Trung, đã nhiều
năm người dân chờ mỏi cố để được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất rừng
mà họ đang nhận giao khoán, bảo vệ. Bỗng một ngày đẹp trời, tất cả các hộ
được yêu cầu gấp rút làm các thủ tục, và trên cả trông đợi, họ đã được cấp sổ
rất nhanh sau đó.
Cũng rất nhanh chóng số diện tích rừng vừa được cấp sổ này đã
được một DN tư nhân mua lại quyền sử dụng từ người dân. Khi bà con còn chưa
hết vui mừng vì bỗng dưng họ kiếm được một khoản nhờ cái nỗ lực “vì dân”, “vì
rừng” của chính quyền thì cũng là lúc họ được thông báo tái định cư để dành
đất cho một công trình thủy điện, có hồ chứa nằm trên diện tích rừng mà họ
vừa chuyển nhượng. Việc có thông tin đã giúp DN trên, bằng các bước đi “bài
bản” để thay dân nhận và tiêu hộ một số tiền lớn từ việc đền bù, giải phóng
mặt bằng cho xây dựng thủy điện.
Chưa kể một
chuyện khác, là mạnh ai người nấy lo quy hoạch. Trong lĩnh vực quản lý đô
thị, ngành TN & MT đã xây dựng và cập nhật dữ liệu, thông tin đất đai
cùng phần mềm quản lý dữ liệu tương thích tại một số TP lớn. Đây chính là
những thông tin nền tảng cho các ngành khác có thể sử dụng để phục vụ cho các
nhiệm vụ chuyên môn khác nhau như xây dựng hay giao thông. Ngạc nhiên là tuy
rất nhiều người biết về “sự sẵn có” cũng như “khả năng tiếp cận” của các
thông tin trên, nhiều ban ngành khác vẫn tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin
cho riêng mình thông qua những đề án xin ngân sách nhà nước. Lý do cơ bản
đằng sau sự lãng phí này chắc không cần phải nói.
Chìa khóa gỡ độc quyền?
Nhu cầu muốn biết và quyền được biết về những gì đang và sẽ xảy
ra vốn có thể gây nên các tác động tiêu cực lên đời sống của người dân là rất
chính đáng. Rất tiếc là hiện nay có quá nhiều thứ tương tự vẫn luôn bị
dấu kín vì các mục đích khác nhau. Đến khi dân biết được thì mọi sự đã rồi và
không thể hoặc rất khó khắc phục, như câu chuyện Đồng Nai lấp sông đang gây
tranh cãi.
Các bất cập mang tên "độc quyền thông tin" ở nước ta
vẫn sẽ còn tiếp diễn chừng nào chưa có được một cơ chế đảm bảo sự minh bạch
trong tất cả các mắt xích của hệ thống quản lý. Chỉ khi nào nền tảng luật
pháp đảm bảo rằng mọi công dân có thể tiếp cận và biết được các chính sách
mới đang được bàn bạc, xây dựng ra sao và có ảnh hưởng đến đời sống của họ
như thế nào, đồng thời minh bạch hóa quy trình tiếp cận và cung cấp thông tin
(ở các mức độ khác nhau), lúc đó sự độc quyền trong sở hữu và sử dụng thông
tin mới có khả năng được hạn chế.
Nhiều hệ lụy sẽ tiếp tục gia tăng khi xã hội chưa tạo được môi
trường và cơ chế đảm bảo cơ hội được tiếp cận thông tin một cách bình đẳng
cho mọi công dân.
Một môi trường thể chế dân chủ, tiến bộ, nơi đảm bảo một trong
các quyền cơ bản của mỗi công dân – tiếp cận thông tin chính là công cụ hữu
hiệu hạn chế phương thức đi tắt, đón đầu của các nhóm lợi ích. Nhà nước cần
đưa ra các quy định cụ thể trong đó xác định rõ ngoài một vài nhóm thông tin
liên quan đến an ninh quốc phòng ra thì các nhóm thông tin còn lại sẽ được
phân loại và chia sẻ theo luật định. Sự ra đời của Luật tiếp cận thông tin có
thể xem như chìa khóa cho những vấn đề này.
Thông tin giống như là máu trong cơ thế mỗi con người. Cần một
trái tim khỏe mạnh và các mạch máu thông suốt cho một cơ thể cường tráng với
những tế bào khỏe mạnh.
(Theo
TuanVietNam) Trần Văn Tuấn
|
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét