Thêm một con số nực cười!
Cập nhật lúc 09:27
(Dân
trí) - Một số liệu cực kỳ hiếm thấy, đáng ghi vào Kỷ lục Guinness, đó là tỉ
lệ xấp xỉ 1/1.000.000 về sự trung thực được nêu trong Báo cáo công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư
pháp ngày 15.9.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Cụ thể, trong số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu
nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị
xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Tuyệt vời!
Trên cả tuyệt vời bởi theo như báo cáo, có tới 944.424
người trung thực và chỉ có duy nhất 1 người không trung thực.
Trong khi đó, ai cũng biết kẻ dối trá thời nào và ở đâu
cũng có. Vấn đề là có nhiều hay có ít, tức là tỉ lệ dối trá/trung thực cao
hay thấp và hình như nếu tính toán thì nó thường tính bằng con số phần trăm
(%).
Thế mà theo báo cáo trên, tỉ lệ dối trá/trung thực ở con
số phần triệu (1/944.425) thì không thể nói khác, đó là con số tuyệt vời
trong một môi trường xã hội tuyệt vời.
Bởi cái tỉ lệ này nó nhỏ lắm. Nó nhỏ nhoi đến mức có dùng
kính hiển vi điện tử loại hiện đại nhất hiện nay cũng khó có thể tìm ra.
Và nếu theo báo cáo trên, chúng ta đang sống ở một môi
trường trong sạch và tươi đẹp hơn cả trong… thơ của ông Tố Hữu: “Thơm như
hương nhụy hoa lài - Trong như nước suối ban mai giữa rừng”.
Nhưng than ôi sự thật lại không phải như vậy.
Xin được “dũng cảm nói thật” (mượn ý của Nguyên Phó chủ
tịch nước Nguyễn Thị Bình khi chất vấn Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân)
rằng chúng ta đang sống trong một môi trường mà “sự dối trá đã trở thành mối
nhục lớn” như lời của GS. Hoàng Tụy.
Tệ nạn chạy chức chạy quyền không còn xa lạ.
Tệ nạn tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi.
Tệ nạn tham ô, ăn chặn của dân nói như Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan “Người ta ăn không từ một thứ gì”.
Một đội ngũ cán bộ công chức như lời Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, không còn là một “Con sâu làm rầu nồi canh” mà “một bầy sâu”…
Cho nên nói thẳng tưng, cái con số trên là không có thật.
Là con số “ảo” và không loại trừ, đó là con số dối trá như các con số 1% công
chức ngành nội vụ yếu kém, như 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính
công hay 1,84% người trong độ tuổi lao động Việt Nam thất nghiệp…
Nếu có khác, cái tỉ lệ 1/1.000.000 này nó “siêu” hơn vì dù
sao, các con số trên mới dừng ở mức phần trăm (%), còn con số này là phần
triệu.
Một con số nực cười, song không thể cười.
Không thể cười là bởi Phòng chống tham nhũng là một trong
những mục tiêu lớn nhất của Đảng và Nhà nước Việt
Mới đây, còn được cụ thể hóa bằng Nghị định số
78/2013//NĐ-CP ngày 17/7/2013 có hiệu lực từ ngày 05/9/2013 và Thông tư số
08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 có hiệu lực từ ngày 16/12/2013.
Theo đó quy định,
các đối tượng thuộc diện này phải có trách nhiệm “ghi rõ ràng, đầy đủ, chính
xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai,
nguồn gốc tài sản tăng thêm để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết
được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai”.
Thế nhưng 9 năm qua (2005 - 2014) kể từ ngày Luật phòng
chống tham nhũng có hiệu lực, biện pháp minh bạch tài sản hình như chưa phát
huy được hiệu quả. Cụ thể là năm 2013, có 944.425 trường hợp kê khai chỉ có
duy nhất một trường hợp vi phạm như đã nói ở trên.
Câu hỏi đặt ra là vì sao có con số “vĩ đại kinh hoàng” này?
Có lẽ ở đây có ba khả năng.
Xin mượn hình ảnh một trò chơi dân gian “bịt mắt bắt dê”
thủa ấu thơ để minh họa cho đỡ… căng thẳng vì bức xúc.
Một là sự dối trá đã trở thành siêu đẳng, có thể “bịt mắt”
được những người “bắt dê”.
Thứ hai là ngược lại, những người “bắt dê” trình độ quá
kém và có thể cũng… không muốn bắt?
Và thứ ba là… cả hai!?
(Theo
Dân trí) Bùi Hoàng Tám
|
Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét