Ông Tập Cận Bình:
Việt
|
|
Ai biết được “ông láng giềng” này đang dấu cái gì sau
lưng, con dao hay củ cà rốt?- KB
|
Tạp chí Bắc Kinh (Beijing Review) ngày 1/9 bình luận, quan
hệ Việt - Trung căng thẳng sau vụ giàn khoan 981 đã "có dấu hiệu cải
thiện" sau khi Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh
đã thăm Trung Quốc trong 2 ngày 26, 27/8 và hội kiến với Chủ tịch Tập Cận
Bình.
Khi tiếp ông Lê Hồng Anh, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh:
"Không thể dịch chuyển một nước láng giềng sang chỗ khác, vì thế nó sẽ
là lợi ích của cả hai bên khi trở nên thân thiện với nhau."
Tờ báo tiếp tục luận điệu bóp méo kết quả thỏa thuận chung
3 điểm đạt được trong cuộc hội đàm giữa Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh
với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban bí thư đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Trong đó Tạp chí Bắc Kinh nói rằng 2 bên "đồng ý tìm
kiếm giải pháp chấp nhận được cho cả hai bằng cách tập trung vào đàm phán
song phương, nghiên cứu thảo luận về thăm dò chung ở Biển Đông và tránh các
hoạt động có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp" rất dễ gây hiểu lầm
trong dư luận, tạo ra một cái bẫy với Việt Nam về mặt truyền thông.
Đàm phán song phương là một kênh, nhưng chỉ có thể sử dụng
đối với vấn đề song phương, ví dụ như quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt
Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp) chứ không thể áp dụng cho vấn đề
đa phương (tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên - PV) nên việc nói
chung chung rằng "đàm phán song phương" về Biển Đông rõ ràng không
ổn.
Thứ hai, thăm dò chung ở Biển Đông cũng là một giải pháp
tạm thời, nhưng theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà cả
Trung Quốc và Việt Nam là thành viên, giải pháp thăm dò hay khai thác chung chỉ
được áp dụng trong trường hợp 1 vùng chồng lấn được tạo ra bởi yêu sách các
vùng biển 2 bên đưa ra trên cơ sở UNCLOS trong lúc chưa đi đến 1 giải pháp
cuối cùng. Giải pháp tạm thời này không ảnh hưởng tới quan điểm, yêu sách của
mỗi bên.
Như vậy thăm dò hay khai thác chung không thể diễn ra ở
toàn bộ hay phần lớn Biển Đông, mà chỉ có thể thực hiện tại các "vùng
chồng lấn" giữa các vùng biển yêu sách bởi 2 nước đưa ra trên cơ sở
UNCLOS. Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa hề làm rõ về yêu sách của họ cũng như
căn cứ nào trong UNCLOS để họ đưa ra yêu sách đó nên chưa thể xác định đâu là
"vùng chồng lấn" ở Biển Đông.
Zhou Qi, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc nói với Tạp chí Bắc Kinh rằng, "Việt Nam đã có 1 số giàn khoan dầu
trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông những năm qua. Nếu Việt Nam cố gắng ngăn
chặn Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển của mình sẽ là điều
không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc"?! Thật buồn cười!
Mariane Brown, phóng viên đài VOA ngày 1/9 bình luận,
chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cho thấy Việt Nam đang nỗ
lực để giảm căng thẳng trên Biển Đông cũng như cải thiện mối quan hệ với
Trung Quốc, nhưng căng thẳng vẫn còn âm ỉ.
Giáo sư Jonathan London từ đại học Thành phố Hồng Kông và
là một chuyên gia về Việt Nam nói với VOA, Trung Quốc đã tiếp tục "cảnh
báo" Việt Nam không "di chuyển quá gần với Mỹ" nhưng điều đó
không ngăn cản được Việt Nam đang hướng tới Nhật Bản và Ấn Độ nếu họ sẵn sàng
tham gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét