Giải của họa sĩ VIIP
Một sân chơi... minh bạch
Từ thành công của cuộc
thi này, giai đoạn 2 của dự án với chủ đề "Nâng cao tính chiến đấu
của tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch” cũng đã được công bố vào
chiều qua (15-9). Dự án bao gồm các hoạt động chính: tổ chức 2 hội thảo
hỗ trợ sáng tác tranh biếm tại Hà Nội và tại TPHCM dự kiến vào cuối năm
nay; lựa chọn các tác phẩm có chất lượng để in thành tuyển tập tranh biếm
họa chồng tham nhũng.
|
Lần đầu tiên vấn đề phòng chống tham
nhũng được thể hiện bằng hình thức tranh biếm họa, vừa súc tích, dễ hiểu
phù hợp với quảng đại quần chúng. Chính điều này đã tạo sức hút lớn cho các
họa sĩ trong cả nước, bất kể đó là cụ ông 76 tuổi hay chàng sinh viên trẻ
đang theo học trường ĐH Sân khấu Điện ảnh.
Theo ông Mai Ngọc Phước, Phó TBT phụ trách
báo Pháp Luật TPHCM, mặc dù phần lớn các tác phẩm dự thi không có lời bình
song người xem đều nhận ra những sự kiện, cá nhân, tập thể… trong tranh là
người có thật, việc có thật, sự kiện có thật. Cụ thể hơn, trong hơn 600 tác
phẩm dự thi, vấn đề phòng chống tham nhũng được được quan tâm nhiều nhất,
với 236 tranh; chủ đề kê khai tài sản có 27 tác phẩm; vấn đề chạy chức chạy
quyền, hối lộ quan chức có 56 tác phẩm; và vấn đề giáo dục có 51 tác phẩm.
Có lẽ chính bởi điều này, khi xem nhiều người đã ví: Tính chiến đấu trên
mỗi bức tranh có giá trị như một bài báo điều tra.
Lê Phương không phải là họa sĩ trẻ nhất
trong số 35 tác giả gửi 615 dự cuộc thi này, nhưng anh đã nhận được sự đồng
thuận và số điểm cao nhất từ Hội đồng chung khảo. Bức biếm họa đoạt giải
nhất của Lê Phương là 1 trong 6 tác phẩm anh gửi tham dự cuộc thi. Bức xúc
trước chuyện tranh cướp ấn đền Trần diễn ra trong mấy năm qua ngay tại quê
hương, Lê Phương đã vẽ bức biếm họa thể hiện sự đối lập: một dòng người xe
"như nêm” dồn về Nam Định để dự "Hội Tranh ấn thăng quan”. Trong
khi đó, ngã rẽ về Hải Phòng tham dự "Hội Minh thề không tham nhũng”
thì tịnh không một bóng người. Theo Lê Phương, lâu nay vẫn thấy có một vài
cuộc thi vẽ tranh biếm họa, nhưng đề tài phòng chống tham nhũng thường bị
"né”. Đây là lần đầu tiên có một cuộc thi tấn công thẳng vào đề tài
này, khiến cho các họa sĩ thỏa sức, không bị giới hạn.
Tác phẩm đoạt giải nhất của họa sĩ Lê
Phương
Chỉ vẽ sự thật
Giới họa sĩ biếm lâu nay vẫn thường phàn
nàn là thiếu "sân chơi”, bởi ngày càng ít diễn đàn cho họ thể hiện, ngay
cả "đất” trên các báo dành cho biếm họa cũng ngày một ít đi. Bởi vậy,
khi cuộc thi này được phát động, các họa sĩ biếm đều thừa nhận đây là một
sân chơi lớn, chỉ sợ không có ý tưởng để thể hiện. Ở đó dường như các chủ
đề không bị bó hẹp, thậm chí không phải vẽ ám chỉ nữa mà có thể "cận
cảnh” những cá nhân, những vụ việc đã được công luận chú ý. Trong số 70
tranh của 23 tác giả vào chung khảo, khán giả có thể thấy những vụ việc nổi
cộm như Vinashin, Vinalines, đề án sách giáo khoa điện tử, hay chân dung
của "bầu Kiên”…
Buổi trao giải cuộc thi "Vẽ
tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí” đã thu hút sự tham
dự của khá đông các gương mặt họa sĩ biếm, đến từ nhiều địa phương trong cả
nước. Họa sĩ biếm Mai Sơn đang là cán bộ Phòng P16 Công an tỉnh Đắk Lắk vượt
gần 2.000km tham sự sự kiện này. Anh gửi tới cuộc thi những tác phẩm phản
ảnh hình ảnh tiêu cực của người cảnh sát giao thông. Khi vẽ những bức tranh
này, Mai Sơn cũng nhận được một vài ý kiến "sao lại vạch áo cho người
xem lưng mà không né đi”, anh đã thẳng thắn trả lời: Đã vẽ là vẽ sự thật!
Tác phẩm đoạt giải nhì của họa sĩ Sa Tế
Quan điểm này của Mai Sơn cũng được nhiều
họa sĩ biếm quán triệt. Thậm chí, họa sĩ biếm Lý Trực Dũng còn tỏ ra ngạc
nhiên khi lần đầu tiên có bức tranh biếm vẽ về ngành tư pháp Việt Nam.
(Theo Đại đoàn kết) Hoàng Thu Phố
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét