Kê khai tài sản:
chỉ hơn 1 phần triệu người kê khai không trung thực!
Cập nhật lúc 13:55
(PLO)-
Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập (TSTN), chỉ
có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất một người bị xử
lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra
trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp
toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15-9.
Nhận định về thực trạng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức
Lượng cho hay, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện
do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp
luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tình trạng sách
nhiễu, või vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn
diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tham nhũng, lãng phí
trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản
gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Đối với việc minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2013 có
944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu
nhập trong năm là 6,9 nghìn người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác
minh tài sản thu nhập, trong đó đã có 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và 6 người bị xử lý kỷ
luật do vi phạm thời hạn trong minh bạch tài sản thu nhập.
Nhận định về con số trên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn
Đình Quyền cho rằng việc công khai tài sản thu nhập để kiềm chế tham nhũng kết
quả không như mong muốn, rất hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và cán bộ công chức…
Ông Lượng thì nhận định, một trong những nguyên nhân là do việc
quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ, lãnh
đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp vẫn thiếu gương mẫu
trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ
quan tổ chức đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển
khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng
ngừa còn hạn chế.
Vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị QH xem xét sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan theo hướng làm rõ hơn hành vi bà
bổ sung các tội danh về tham nhũng, chức vụ bảo đảm sự thống nhất giữa Luật
Phòng, chống tham nhũng với Bộ Luật hình sự, trong đó việc nội luật hóa những
quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Quy định cụ thể điều kiện miễn hoặc giảm hình phạt đối với người có
hành vi tham nhũng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát
giác; quy định nghĩa vụ giải trình của người bị khởi tố, điều tra, truy tố về
tội tham nhũng; kiểm soát việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
(Theo Pháp luật
TP HCM) THÀNH VĂN
|
Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét