09:10
Bộ máy phình ra, ngân sách teo lại
Chúng ta nới rộng quá lớn bộ máy, “đẻ” ra quá
nhiều ghế, bộ máy phình ra không ngân sách nào chịu nổi
Sáng 2-11, Quốc
hội (QH) thảo luận tại hội trường về 3 nội dung: Tình hình thực hiện dự toán
ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ
ngân sách trung ương năm 2014; sơ kết 3 năm (2011-2013) về việc thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia và phương án phát hành bổ sung trái phiếu
Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
“Đẻ” quá nhiều
ghế
Đại biểu (ĐB)
Trần Du Lịch (TP HCM) thẳng thắn: “Xét trên tổng thể của nền kinh tế thì tôi
cho rằng chưa bao giờ nền kinh tế Việt
Theo mổ xẻ của
ông Lịch, nguyên nhân tiêu cực liên quan đến thể chế phân bổ ngân sách. Chúng
ta duy trì quá lâu một thể chế phân bổ ngân sách theo kiểu xin - cho, không
rạch ròi cái nào là ngân sách quốc gia, cái nào là ngân sách địa phương.
“Chúng
ta vung tay quá trán trong chi tiêu, nới rộng quá lớn bộ máy, “đẻ” ra quá
nhiều ghế, bộ máy phình ra không ngân sách nào chịu nổi” - ông Lịch không
ngại đi thẳng vào vấn đề và cho biết cùng với đó là kỷ cương, kỷ luật trong
ngân sách còn lỏng lẻo, thất thoát trong xây dựng cơ bản.
Các đại biểu trao đổi ngoài nghị trường Ảnh: HOÀNG BẮC
“Ví dụ trong
lĩnh vực giao thông. Tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng Đinh La Thăng đã mạnh tay
xử lý những thất thoát, lãng phí trong đầu tư về giao thông. Tôi nghe nói có
4 dự án bộ trưởng xem xét lại, thấy người ta nâng quy mô dự án lên một cách
vô lý nên đã giảm được hơn 15.000 tỉ đồng. Nếu không làm như vậy thì dân phải
đóng thuế, phải nai lưng trả nợ cho những điều vô lý đó” - ông Lịch nêu cụ
thể.
Cũng đi vào
phân tích các yếu tố đang gây lãng phí, ĐB Danh Út (Kiên Giang) nêu tổ chức
bộ máy như hiện nay là quá cồng kềnh, kém hiệu quả, lãng phí cán bộ, công chức,
không kích thích người lao động thi đua, ngân sách chi trả lương ngày càng
tăng.
“Hiện không còn
bộ nào chỉ có 4 thứ trưởng như Quyết định 36 của Chính phủ đề ra. Có bộ đến 9
thứ trưởng, 4 bộ có 7 thứ trưởng, 9 bộ có 6 thứ trưởng, 7 bộ có 5 thứ trưởng.
Bộ máy như vậy thì làm sao mà không tăng chi ngân sách” - ĐB Danh Út chỉ rõ
và đề nghị Chính phủ khẩn trương thực hiện khoán lương theo vị trí công việc,
vừa tiết kiệm chi cho bộ máy vừa có điều kiện cải cách tiền lương.
ĐB Huỳnh Văn
Tính (Tiền Giang) chỉ ra một thực trạng khác là trong những năm qua, QH cho
phép thành lập rất nhiều quỹ tài chính nhà nước (quỹ bình ổn giá, quỹ cổ phần
hóa...), trong đó có khoảng 40 quỹ đang hoạt động, khoảng 30 quỹ đang tồn một
số vốn không nhỏ chưa chi hết, trong khi ngân sách vẫn tiếp tục bội chi, mà
ngân sách thì chưa điều hòa được. Vì thế, đề nghị Chính phủ trong thời gian
tới rà soát, thu đúng, thu đủ các loại quỹ vào ngân sách nhà nước. ĐB này dẫn
chứng báo cáo năm 2013, biên chế viên chức tăng trên 200.000 người và cũng
tăng gần 30.000 công chức, trong khi chất lượng hoạt động của đội ngũ này chỉ
khoảng 1/3 tốt.
Cắt giảm mua sắm
ĐB Bùi Đức Thụ
(Lai Châu) cho rằng tình hình năm 2014 hết sức khó khăn, đề nghị Chính phủ
phải hết sức cân nhắc trong việc ban hành chính sách làm tăng chi, nếu không
tính đến nguồn cân đối thì vô hình trung sẽ làm tăng nợ công và làm bị động
trong quản lý điều hành ngân sách; đề nghị các bộ, ngành, địa phương triệt để
tiết kiệm chi, cắt giảm những khoản chi chưa thật cần thiết, chưa thật cấp bách
như mua sắm ô tô, xây dựng trụ sở, tổ chức lễ hội, khởi công...
ĐB Nguyễn Hữu
Đức (Bình Định) nói năm 2014, đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các
bộ, ngành có liên quan quyết liệt hơn, ráo riết hơn trong rà soát kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, gắn công tác chống chuyển giá việc cấp phép đầu
tư mở rộng, thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm về chuyển giá đối với tất cả
lĩnh vực như là giữa công ty mẹ, công ty con, từ doanh nghiệp nhà nước sang
công ty cổ phần.
Nhìn nhận ở góc
độ lãng phí từ các dự án, ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) đề xuất Chính phủ tổng hợp
báo cáo với QH từng dự án cụ thể để xem xét, rà soát lại các tiêu chí để bảo
đảm tính công khai, minh bạch, tránh sai sót hay mắc lại những khuyết điểm
như việc sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2012.
“Tôi thấy sử
dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn trước có thể nói chúng ta đầu tư rất tràn
lan, chưa hiệu quả. Chưa bao giờ các tỉnh, các đơn vị xin dự án dễ như vậy và
để bây giờ chúng ta phải chịu hậu quả” - ông Học khẳng định.
Tiếp
tục tìm nguyên nhân, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) đặt vấn đề: Chuyển giá,
gửi giá là căn bệnh trầm kha hiện nay, làm sai lệch bức tranh kinh tế, làm
thất thu ngân sách một cách nghiêm trọng; làm tài nguyên, tài sản bị đánh
cắp; sức lao động của người lao động bị bóc lột; lòng tin của doanh nghiệp
làm ăn chân chính bị phai mòn. Để chống tình trạng này, đề nghị phải có hành
động. Chuyển giá, gửi giá là hành vi lừa đảo, gian lận, trốn thuế, cho nên
chế tài xử lý phải thu hồi cho ngân sách toàn bộ số tiền phát hiện được do
hành vi chuyển giá, gửi giá này.
Cùng
quan điểm, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) tư vấn: “Địa chỉ có thể giảm chi được
là mua sắm trụ sở, khởi công, khánh thành, kỷ niệm… đặc biệt là biên chế bộ
máy ngày càng phình ra không quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả. Vì
những vấn đề này phần lớn thuộc về các cơ quan ban hành chính sách, cơ quan
lãnh đạo, chỉ đạo. Chúng ta phải gương mẫu làm, chúng ta phải làm từ trên
xuống dưới, địa chỉ rõ ràng và phải quy trách nhiệm rõ ràng”.
(Theo Người Lao
động) Nguyễn Quyết
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét