09:43
Biểu quyết Hiến pháp sửa đổi: Nhiều vấn đề xin giữ như dự thảo
►Quốc
hội bắt đầu các khâu cuối cùng để chuẩn bị bấm nút biểu quyết về dự thảo Hiến
pháp (sửa đổi)...
Bản Hiến pháp được trình Quốc
hội thông qua có tên là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Đúng 8 giờ sáng nay (28/11),
trong một phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp, Quốc hội bắt đầu các
khâu cuối cùng để chuẩn bị bấm nút biểu quyết về dự thảo Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).
Đây cũng là phiên họp duy nhất có riêng chương trình chi tiết được gửi đến các vị đại biểu từ chiều 27/11. Theo đó, bản Hiến pháp được trình Quốc hội thông qua có tên là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Và, thay vì Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Uông Chu Lưu sẽ trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Hiến pháp và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp. Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Vào kỳ họp tháng 8/2011, Quốc hội khóa 13 đã bắt đầu xem xét việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (cuối 2012), dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ 2/1 đến 31/3/2013. Trải qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa, hình thức dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã thay đổi đáng kể khi được sửa từ nói đầu, và 147 điều của Hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới. Để hoàn thiện lần cuối bản dự thảo, từ 10 ngày trước, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, sửa trực tiếp vào các điều khoản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời, cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo được thể hiện trong phiếu xin ý kiến gửi các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ tiếp tục nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo với mong muốn có bản dự thảo Hiến pháp với chất lượng tốt nhất, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trình Quốc hội xem xét, thông qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết tại báo cáo tiếp thu giải trình gần đây nhất. Mở đầu phiên họp đặc biệt này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh hôm nay (28/11) là sự kiện có tính chất lịch sử, đánh dấu thời kỳ mới đưa đất nước ta hội nhập và phát triển. Theo Chủ tịch, bản Hiến pháp là kết quả quá trình làm việc cần mẫn tâm huyết, tận tụy của Quốc hội và cử tri cả nước, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đã thể hiện tinh thần đổi mới, thể hiện được ý Đảng, lòng dân. Chủ tịch cũng báo cáo với cử tri cả nước, là mỗi vị đại biểu Quốc hội đã làm việc hết sức mình, thảo luận nhiều phiên với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu chắt lọc tinh hoa trí tuệ của toàn dân vào bản Hiến pháp này. “Chúng tôi cũng hiểu rằng một bộ phận, một số người trong các tầng lớp nhân dân và một số vị đại biểu cũng còn ý kiến khác ở khoản này, điều nọ, tuy nhiên tuyệt đại đa số nhân dân và đại biểu đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này. Tôi xin khẳng định lại, bản Hiến pháp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân, có thể yên tâm thông qua. Đây là bản Hiến pháp đổi mới cho thời kỳ mới của đất nước chúng ta”, Chủ tịch nhấn mạnh. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét thông qua, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, bố cục của dự thảo gồm 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992. Bố cục của Hiến pháp như vậy là hợp lý, chặt chẽ và khoa học, nội dung và kỹ thuật trình bày bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài, Phó chủ tịch báo cáo. Đi vào các nội dung cụ thể, giải trình thêm nhiều ý kiến đại biểu, nhưng nhiều vấn đề Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn xin được giữ như dự thảo. Đó là hiến định về nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế, quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội…. Với điều 4, Phó chủ tịch báo cáo, điều 4 của Hiến pháp năm 1992 đã quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong điều kiện một đảng lãnh đạo thì quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã hàm nghĩa Đảng ta là đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quy định như dự thảo là kế thừa quy định tại điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Dự thảo đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng, đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy nên nhân dân ta thừa nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước. Tiếp thu ý kiến của nhân dân và đại biểu Quốc hội, dự thảo Hiến pháp đã bổ sung vào điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương 2, báo cáo giải trình nêu rõ, việc ghi nhận các quyền con người trong dự thảo đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, dự thảo cũng đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Về ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước, Phó chủ tịch giải trình, để bảo đảm định hướng xã hội của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan, Phó chủ tịch báo cáo. Sau khi nghe báo cáo giải trình tiếp thu, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Liên quan đến quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban đã giải trình một số ý kiến đề nghị cần mạnh dạn phân cấp hơn nữa cho địa phương trong lĩnh vực ngân sách, theo đó, địa phương có thẩm quyền quyết định dự toán, quyết toán ngân sách cấp mình. Quan điểm của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương về ngân sách là cần thiết để địa phương chủ động trong việc triển khai ngân sách nhằm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, việc tách bạch hoàn toàn giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta. Nhà nước Việt Với nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo đã làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và quy định mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp. Đồng thời, dự thảo đã làm rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước trong việc quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam…; cùng với đó là bổ sung quy định thẩm quyền của Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch quyết định việc lực lượng vũ trang nước ta tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tuyệt đại đa số ý kiến tán thành với quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, báo cáo giải trình nêu rõ. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo mới nhất cũng đã được chỉnh lý theo hướng phân định rõ thẩm quyền của tập thể Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ và thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Với hiến định về chính quyền địa phương, tiếp tục giữ quy định về các đơn vị hành chính như Hiến pháp năm 1992 song dự thảo đã bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Phó chủ tịch cho biết. Còn về tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo quy định khái quát theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Trong việc sửa đổi Hiến pháp, báo cáo giải trình nêu rõ, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Ý kiến khác đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp. Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, Ủy ban đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp. Kết thúc giải trình, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp Quốc hội, 2 lần trình hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Đồng thời, Dự thảo cũng đã được công bố để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. * Xin mời độc giả xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo mới nhất).
(Theo
VnEconomy) Nguyễn Lê
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét