Ernst & Young: “Kinh tế Việt Nam có triển
vọng lạc quan”
►Việt
Nam lại được dự báo có triển vọng lạc quan trong thời gian tới, đạt tăng
trưởng GDP 5,2% năm 2014...
Diễn biến lạm phát ở Việt Nam
các năm qua và dự báo của EY.
Hãng kiểm toán Ernst & Young
(EY) vừa công bố báo cáo về dự báo quý các thị trường tăng trưởng nhanh mà
hãng đưa vào theo dõi.
Theo EY, các thị trường
tăng trưởng nhanh có xu hướng tăng trưởng chậm lại và cần thực hiện tái cấu
trúc. Tuy nhiên, Việt Nam lại được dự báo có triển vọng lạc quan trong thời
gian tới, đạt tăng trưởng GDP 5,2% năm 2014, sau đó là 7% vào năm 2016-2017.
Theo bảng xếp hạng rủi ro nóng trong báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 4 trong
số 25 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ có thể bị tác động nhiều nhất
bởi 7 yếu tố rủi ro, trong đó tỉ lệ nợ nước ngoài, nợ công, lạm phát năm
2012, tăng trưởng tín dụng 2010-2012 và tỉ lệ dự trữ ngoại hối cho nhập khẩu
2012 đều ở mức độ rủi ro cao.
Tuy vậy, EY lại nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam cũng có triển vọng lạc quan
trong thời gian tới. Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam giữ ở mức
5,0% tương đương với mức tăng trưởng năm 2012, là do sự đi xuống của các thị
trường xuất khẩu và tỷ giá lãi suất cao từ đầu năm.
Nhưng trong năm 2014, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 5,2%, sau
đó đạt đỉnh 7% vào năm 2016-2017.
"Điều này là nhờ những nỗ lực của chính phủ nhằm gia tăng dòng đầu tư
trong nước giúp đẩy mạnh xuất khẩu, khôi phục lại thị trường. Mặc dù lạm phát
có xu hướng tăng trở lại vào nửa cuối năm 2013, dự báo cho rằng chính sách
cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục vào năm 2014. Theo đó, chi phí vốn vay của khối
tư nhân sẽ giảm mạnh khi các ngân hàng tiếp tục phục hồi", báo cáo của
EY có đoạn.
Cũng theo bản báo cáo, nhờ cán cân vãng lai cân bằng và tăng trưởng vốn đầu
tư nước ngoài FDI, đồng nội tệ của Việt Nam sẽ chỉ giảm giá cân đối với lạm
phát, bất chấp thâm hụt thương mại được dự báo sẽ tăng trở lại vào năm 2015,
nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ mở rộng phạm vi nới lỏng chính sách
tiền tệ và tiếp tục tăng trưởng tín dụng.
Thông thương tốt, tiền gửi tăng và trở ngại trong vấn đề năng lượng giảm sẽ
hỗ trợ tăng trưởng trong trung hạn và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, báo cáo
cũng cho rằng tại Việt Nam, mối liên kết giữa những công ty có vốn đầu tư
nước ngoài và các công ty tư nhân quy mô nhỏ còn hạn chế trong khi và các
công ty nhà nước tiếp tục được ưu đãi tiếp cận tín dụng hơn.
“Điều này sẽ làm chính sách tín dụng thiếu hiệu quả và mở rộng đáng kể. Tăng
trưởng xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài FDI cùng với sự mở rộng nhanh chóng
của thị trường nội địa dự báo tiềm năng tăng trưởng GDP của Việt Nam trên 6%
năm 2015 và 7% trong năm 2016-2017”, EY nhận định.
(Theo
VnEconomy) Thu Thủy
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét