08:35
Một quy trình… thảm họa!
Không phải ngẫu nhiên mà
người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi
mất rừng là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện, ngốn hết hơn 10 ha rừng.
Chưa bao giờ dân ta lại thấy
thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta khi
xếp thứ tự bốn loại tai họa: Thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm nay, đang nổi lên vấn
đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn bị thiệt hại về
người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà máy thủy điện.
Không thể đổ cho ông… Trời
Lũ chồng lên lũ, người dân phải
gồng mình chống “lũ kép”- thiên tai và nhân tai.
Theo
báo Tuổi Trẻ cho biết, Phó TT Hoàng Trung Hải đã nói: “Theo thống kê của các địa
phương, thiệt hại rất đau xót khi có tới 43 người chết, 04 người mất tích, 70
người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn căn nhà bị ngập,
400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết. Diện tích lúa và hoa màu bị ngập rất
lớn.”
Chia
sẻ với đau thương mất mát của đồng bào miền Trung nhưng trên mạng xã hội,
nhiều ý kiến không đồng tình với phát biểu của Phó TT cho rằng: “Đến
nay, chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các
địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy"!
Khách quan nhận xét, nếu chỉ căn
cứ vào các báo cáo thì phát biểu của Phó TT không sai nhưng thực tế có đúng
như vậy không, cần được giải đáp. Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình,
tôi cố gắng lý giải dưới góc nhìn khách quan và khoa học trên nguyên tắc, là
dù quy trình vận hành xả lũ đã được phê duyệt, nhưng thực tế gây thảm
họa cho người dân ở hạ du thì vẫn cần phải xem xét, đánh giá lại quy
trình.
Để phát triển kinh tế xã hội bền
vững, ngành điện cần đi trước một bước. Nguồn năng lượng điện ở Việt Nam từ
trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu chính là than đá,
khí (nhiệt điện) và nước ở các dòng sông (thủy điện), trong đó nguồn thủy
điện luôn duy trì tỉ trọng lớn khoảng gần 40% trong cơ cấu nguồn điện ở Việt
Nam từ trước đến nay.
Trong bài toán năng lượng của
nước ta, thủy điện luôn được đánh giá cao vì giá thành tương đối rẻ, năng
lượng sạch có khả năng tái tạo, dễ điều chỉnh nên thường được sử dụng
để phủ đỉnh trong sơ đồ phát điện. Bởi thế, hầu hết các công trình thủy điện
lớn và vừa, đã và đang được khai thác triệt để là điều dễ hiểu.
Trong lưới điện của bất cứ quốc
gia nào, người ta đều phải tính toán để có nhiều chủng loại các nhà máy
điện khác nhau, đề phòng sự cố và quá lệ thuộc vào một loại nguyên nhiên liệu
đầu vào nào đó. Cụ thể là phải có thủy điện để phòng khi giá dầu biến động,
có nhiệt điện phòng khi khô hạn.
Ở Việt
Bởi vậy, không thể đổ thừa mỗi
khi không đủ nguồn nước là do ông Trời. Do khâu tổ chức thiếu nhất quán, chưa
định lượng hóa lợi ích mang lại cho các ngành theo phương án vận hành điều
tiết, cấp điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và duy trì dòng chảy
tối thiểu. Cho đến nay mới phê duyệt được quy trình vận hành liên hồ chứa về
xả lũ của một số lưu vực quan trọng. Ngay liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang (chưa kể thêm hồ chứa Sơn La) đến nay, vẫn chưa phê duyệt
quy trình vận hành cho bài toán mùa cạn.
Hiện nay công suất đỉnh khoảng
hơn 18000 MW, tức là chưa tới 20000 MW. Mỗi năm nếu EVN chỉ đưa vào được
khoảng 2000 MW, tức 10%, thì chắc chắn thiếu điện, do tốc độ tăng trưởng
thương phẩm khoảng 15%/năm.
Muốn có an ninh năng lượng, hay
nói cách cụ thể hơn là an ninh điện năng, cần phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng
và chất lượng của các nhà máy điện. Thời gian vừa qua, công luận bức xúc về
thiếu điện còn do nguyên nhân nhiều dự án dàn trải, tốc độ xây dựng chậm trễ,
một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, sự yếu kém và thiếu kinh
nghiệm trong các khâu thủ tục đấu thầu vv…
Nhiều dự án kinh tế trọng điểm
liên quan đến tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng phần lớn do Trung
Quốc thắng thầu thực hiện theo EPC bao gồm toàn bộ từ thiết kế, cung cấp
thiết bị, vật tư xây lắp. Các nhà máy nhiệt điện ở Cẩm Phả, Hải Phòng do
Trung Quốc thi công chậm trễ so với kế hoạch đến hơn 20 tháng lại thường
xuyên gặp sự cố kỹ thuật! Chi phí khâu phát điện thường chiếm đến 72% lại
chưa có khung giá phát điện chuẩn nhiều nhà máy nhiệt điện xây xong chưa ký
được hợp đồng mua bán với EVN.
Khi tiềm năng sắp cạn
Nhìn chung cả nước, quy hoạch
ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: Ngành điện, than và dầu khí
đều có quy hoạch riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành năng
lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo, đăc biệt ở thủy điện
nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và
thu thuế cho địa phương.
Sự chậm trễ
trong tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây,
trạm...), theo các thống kê trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy
điện đưa vào hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch.
Chúng ta đều biết điện sử dụng
bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết kiệm. Phương trình
này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện là nguồn điện
rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy thế,
nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể bài
toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta thì thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao
trong tổng sơ đồ điện. Thủy điện đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến
môi trường cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi dòng chảy tự
nhiên, môi trường sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá
rừng.
Tiềm năng lý thuyết thủy điện
Việt
Như vậy, rõ ràng là trong giai
đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như tiềm năng kinh tế -
kỹ thuật nguồn thủy điện đã được khai thác rất lớn. Trong những năm tiếp sau
2010, chỉ còn một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW cùng
một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai thác đến năm 2015 là
gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ còn lại một ít dự án thủy điện
tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.
Mặc dù vai trò nguồn thủy điện
trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu tư cho công tác quy
hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng sơ đồ điện, từ
trước đến nay đã qua 07 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy hoạch, việc
quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ
thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng
tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường.
Chi phí cho một kỳ quy hoạch
tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng
cho việc đánh giá tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy
điện. Việc đánh giá tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch
từng dự án cụ thể hoặc đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và
quy hoạch cấp tỉnh nên chất lượng rất hạn chế.
Đối với quy hoạch thủy điện theo
lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và cũng chỉ có các dự án trên
30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi lập quy hoạch, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với chi phí đáng kể,
thì vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến cáo cụ thể khi
xếp hạng ưu tiên khai thác.
Nói cách khác là các dự án được
xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy
điện vừa và nhỏ thì được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch
cũng chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.
Con người gánh trọn hậu quả
Các tác động của thủy điện thì
ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia,
nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng
là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt
Có một lỗ hổng trong quy trình
quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn
đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách
nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích,
vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục tất
yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế
tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy
điện”.
Nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại
môi trường quá mức từ các dự án thủy điện, là do chúng ta chưa có tiêu chí
đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ về nhận thức của
xã hội. Nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế - kỹ thuật mà chưa có tiêu chí kinh
tế - môi trường - kỹ thuật.
Dự án để được triển khai phải có
tên trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh).
Trong thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa
tốt do hạn chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo
lẫn hội đồng xét duyệt). Chính sự dễ dãi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát,
đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.
Có câu “ăn của rừng rưng rưng
nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại
với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành,
sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền, thì việc phát
triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính
là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy
các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc
biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội.
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng
sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có
thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Ước
tính mỗi MW thủy điện, ngốn hết hơn 10 ha rừng.
(Theo TuanVietNamnet) Tô Văn Trường
Tựa đề của Kinh Bắc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét