20:01
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
Tôi rất phẫn nộ hành vi lừa đảo của
"cậu Thuỷ"
Tại cuộc
giao lưu trực tuyến sáng này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói: "Tôi
rất phẫn nộ trước việc làm của Nguyễn Thanh Thúy ("cậu
Thuỷ")"...
Thời gian
qua, khi bà Phan Thị Bích Hằng vốn từ trước tới nay được xem nhà "nhà
ngoại cảm chân chính" bị cho rằng đã sai trong vụ phát hiện mộ của đồng
chí Phùng Chí Kiên, vì thực chất mẫu xương đem đi giám định là xương động
vật, tiếp sau đó là vụ lợi dụng là nhà tâm linh, đối tượng Nguyễn Thanh Thúy
("cậu Thủy") lừa đảo hàng tỷ đồng, khiến dư luận hết sức hoang mang
và bất bình.
Trước sự
việc trên, khi giao lưu trực tuyến trên báo Năng lượng Mới hôm nay,
1-11, bà Phan Thị Bích Hằng cho rằng: "Lúc đầu tôi có hơi bị sốc
nhưng sau đó bình tĩnh lại, tôi nhận thấy không cần thiết phải nói. Thực chất
BTV Thu Uyên chỉ đưa một trường hợp của tôi ra để viện dẫn chứ không cáo
buộc. Là do dư luận chưa hiểu thiếu đáo bản chất của vấn đề chương trình muốn
đưa ra. Thật lòng, tôi rất phẫn nộ trước việc làm của Nguyễn Thanh Thúy, nên
cũng rất ủng hộ chị Thu Uyên".
Bà Hằng cũng
cho rằng: "Về trường hợp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, tôi nhận lời đề
nghị của các bác đồng đội liệt sĩ Phùng Chí Kiên đi tìm thủ cấp của bác ấy.
Cảm động trước nghĩa tình đồng đội, nhận thấy đây cũng là sứ mạng thiêng
liêng được giao phó, tôi đã làm bằng tất cả khả năng của mình với sự cố gắng
cao nhất. Tôi đã tìm đến vị trí cuối cùng theo chỉ dẫn tâm linh của liệt sĩ
Phùng Chí Kiên. Sau đó, việc khai quật, cất bốc liệt sĩ do gia đình và các cơ
quan chức năng đảm nhiệm, tôi không tham gia công đoạn này".
Bà Hằng cho biết, bản thân bà cũng không thể nhớ hết mình đã tìm được bao nhiêu nghìn ngôi mộ. Nhưng bà đã được 3 cơ quan: UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống tặng gương Huyền Thông A1000 từ năm 2000. "Tôi không tự đánh giá được mình, nhưng chủ nhiệm chương trình khảo nghiệm đề tài tìm mộ liệt sĩ của 3 cơ quan đã đánh giá là người trong hàng ngũ xuất sắc điển hình, khoảng 70%. Có nghĩa là trong 100 ngôi mộ tôi chịu trách nhiệm phụ trách thì xác suất thành công là 70 ngôi, còn 30 ngôi vì những lý do này khác, tôi chưa thành công", bà nói. Bà Phan Thị Bích Hằng trong cuộc giao lưu trực tuyến sáng nay 1-11 (Ảnh PetroTimes)
Cũng theo bà
Hằng, việc tìm hàng ngàn hài cốt liệt sĩ trong những năm qua, bà đã làm bằng
tất cả tấm lòng tri ân của mình, với cái tâm hoàn toàn trong sáng. Kết quả đã
được trả lời bằng những kết quả giám định của các cơ quan chức năng.
"Tôi xin đơn cử một số trường hợp như việc tìm hài cốt nhà văn Nam Cao,
hài cốt lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, hài cốt nhà yêu nước cách mạng Hồ Ngọc Lân,
anh hùng lực lượng vũ trang Đậu Văn Ngôn… đều có kết quả giám định ADN khẳng
định là đúng", bà Hằng cho biết.
Về vụ việc cụ thể như vụ tìm mộ của liệt sĩ Phùng Chí Kiên,
ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng
(UIA) cho biết: "Trong quá trình tìm thủ cấp liệt sĩ thì Bích Hằng
đã nói đúng người chôn cất là cụ Vò ở Bắc Kạn, cụ là thợ cắt tóc. Cụ đã lấy
được thủ cấp của liệt sĩ và mai táng trong cái thùng đồ nghề cắt tóc của
mình. Khi mai táng, ông đã dùng bát để kê đầu của liệt sĩ. Như vậy, những
mảnh bát là vật chứng quan trọng và được coi là tín hiệu tích cực theo như
lời “mách bảo” trước của Bích Hằng. Nhưng người ta lại mang mảnh bát đi giám
định gene, đánh tráo khái niệm vật chứng thành “hài cốt” để mọi người hiểu
lầm, phủ nhận công lao của Bích Hằng".
Tuy nhiên, ông
Khanh cũng: "Rất tán đồng với chị Thu Uyên (Đài Truyền hình Việt Nam)
trong việc “vạch mặt” những kẻ giả danh ngoại cảm. Đối với những đối tượng này
cần phải trừng trị nghiêm khắc hơn nữa. Nhưng nếu như trong chương trình
này (phóng sự phát trên chương trình VTV) tách riêng các nhà ngoại cảm thực thụ
và ghi nhận thành tích của họ với những kẻ giả danh ngoại cảm, thì bài phóng sự
sẽ đầy đủ, trọn vẹn, khách quan hơn!".
Trước sự
việc, thời gian qua và ngay cả hiện nay có quá nhiều người tự xưng rồi lại
được một bộ phận nhân dân "suy tôn" là nhà ngoại cảm, và có rất
nhiều các trung tâm ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ mọc lên, Thiếu tướng Ngô Tiến
Quý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho rằng, người
Việt có một nét văn hóa vô cùng đáng trân trọng là người sống luôn nhớ đến
thân nhân đã chết, lo cho ngày giỗ, kỵ, lo cho mồ yên mả đẹp... Do vậy, trong
khoảng 20 năm qua việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, hài cốt thân nhân bị thất
lạc đã trở thành một nhu cầu mang tính xã hội rất rộng. Và cũng trong thời
gian qua đã xuất hiện nhiều nhà ngoại cảm có khả năng tìm hài cốt.
"Qua nghiên cứu của
chúng tôi suốt hơn 20 năm qua, cũng như nhiều nhà khoa học khác thì chúng ta
không thể phủ nhận được rằng, có những người có khả năng đặc biệt, trong đó có
các nhà ngoại cảm. Nhưng tình trạng lộn xộn như hiện nay thì không thể chấp
nhận được. Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật chặt chẽ việc áp dụng ngoại cảm
tìm mộ liệt sĩ".
Theo ông Quý: "Chúng tôi đề nghị phải có những tổ chức có đủ năng lực để kiểm tra, xác định xem họ có năng lực ngoại cảm hay không (việc này không khó). Tiếp theo, nếu có khả năng ngoại cảm thì xác định thiên về hướng nào, cao hay thấp, cao đến mức nào... Việc định lượng là tương đối khó và phải khảo nghiệm rất cụ thể và liên tục vì đến nay chúng ta chưa biết cơ chế tiếp cận thông tin của nhà ngoại cảm và vì ngay nhà ngoại cảm có năng lực tốt cũng không biết có khi nào đó mình đưa ra thông tin sai".
Cũng theo
ông Quý, không nên coi hoạt động ngoại cảm là một nghề để rồi cấp thẻ cho người
tự xưng là nhà ngoại cảm hoạt động, nhưng cần phải trân trọng khả năng đặc
biệt này để có biện pháp sử dụng phù hợp phục vụ yêu cầu xã hội, tránh lãng
phí chất xám. Riêng trong việc tìm mộ, nếu có nhiều thông tin, chứng cứ vật
chất tin cậy trong vụ việc cụ thể thì có thể không cần giám định gen (để đỡ
tốn kém). Còn lại tất cả các trường hợp khác đều phải giám định gen thì mới
đủ độ tin cậy.
Trước những
vấn đề trên, ông Quý đề xuất 3 phương án:
Thứ nhất: Cơ
quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước nhanh chóng có văn bản nghiêm cấm việc tổ
chức hành nghề ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ cũng như với những động cơ khác, đặc
biệt là liên quan đến chính trị. Cần đưa ra chế tài từ xử lý hành chính, đến
bắt buộc chữa bệnh (có nhiều người mắc bệnh tâm thần hoang tưởng), xử lý hình
sự (tội lừa đảo, gây rối trật tự...)
Thứ hai: Với
những người được cơ quan khoa học xác định có khả năng ngoại cảm thông qua
kết quả khảo nghiệm nghiêm túc (có hồ sơ đầy đủ để có thể kiểm tra, giám sát)
cần được các cơ quan này quản lý, sử dụng tiếp vào việc tìm hài cốt liệt sĩ ở
giai đoạn đầu. Đặt vấn đề quản lý vì phải thường xuyên giám sát, kịp thời
phát hiện thông tin thiếu chính xác (vì ngay nhà ngoại cảm cũng không biết)
để có hướng đi tiếp phù hợp, tránh sai sót, tốn kém tiền của của nhân dân
Các cơ quan
khoa học hỗ trợ gia đình đi tìm hài cốt liệt sĩ trong nghiên cứu, đánh giá
thông tin để quyết định các bước tiếp theo. Người đi tìm hài cốt liệt sĩ cần
luôn tỉnh táo khi tiếp nhận và xử lý thông tin do nhà ngoại cảm cung cấp. Chỉ
nên thu một khoản kinh phí nhỏ để bồi dưỡng cho nhà ngoại cảm, cán bộ chuyên
môn tư vấn, còn việc đi tìm hài cốt do gia đình tự trang trải.
Thứ 3: Cần
thống kê và công bố rộng rãi các phòng thí nghiệm giám định gen có đủ năng
lực giám định gen ty thể, để Nhà nước giao nhiệm vụ và nhân dân biết khi có
nhu cầu. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu (ngân hàng)
gen các thân nhân liệt sĩ để tra cứu trong giám định, nhưng sẽ rất tốn kém vì
số lượng liệt sĩ chưa xác định được danh tính rất lớn. Trước mắt, cứ trường
hợp nào có nhu cầu thì phân tích gen, rồi lưu lại bằng một phần mềm máy tính,
có sự kết nối giữa tất cả các phòng thí nghiệm để cùng khai thác. Nhà nước
nên có hỗ trợ cho các gia đình liệt sĩ khoản kinh phí nhất định vì giám định
gen tương đối tốn kém.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét