09:30
Thủy điện Việt
|
Khi thiết kế thủy điện Hòa Bình, các chuyên gia Liên Xô đã đặt vấn đề làm
âu tàu, nhưng sau đó Việt Nam bỏ qua hạng mục này - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Cắt đứt giao thông thủy
Trên thế giới, âu tàu là giải pháp tối ưu tại những chỗ có độ dốc
dòng chảy lớn bị ngăn lại bởi các đập thủy điện. Theo TS Bùi Trung Dung, Cục
phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng),
các đập thủy điện trên thế giới đều thiết kế thêm bộ phận âu tàu tại hông bên
trái hoặc bên phải của đập để tàu thuyền vẫn có thể đi lại. Thủy điện lớn
nhất thế giới tính đến thời điểm này là đập Tam Hiệp (Trung Quốc) cũng thiết
kế một âu tàu 5 cấp.
|
|
Nhưng ở Việt Nam ,
bộ phận quan trọng này lại bị cố tình bỏ quên. Nói cố tình là bởi, cách đây
30 năm khi làm thủy điện Hòa Bình, các chuyên gia Liên Xô đã đặt vấn đề thiết
kế âu tàu, nhưng, theo TS Dung, để tiết kiệm chi phí nên Việt Nam đã bỏ qua
hạng mục này. Sau đó, các thủy điện đều cố tình “lãng quên” âu tàu trong
thiết kế.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Giáp, bộ môn Cảng - đường thủy ĐH Xây
dựng, Việt Nam
có hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ lớn vào bậc nhất thế giới (2-4
km/km2), với 40.900 km sông kênh có thể khai thác cho giao thông thủy nội
địa. Trong khi các thủy điện lớn đều nằm dọc theo các tuyến sông lớn như sông
Đà, sông Chảy, sông Gấm, sông Cả, sông Chu, sông Mã, sông Ba, sông Đồng
Nai... có tiềm năng rất lớn để khai thác giao thông thủy trong tương lai. “Rõ
ràng đắp đập làm thủy điện, cột nước được tăng, song lại không có âu qua đập
đã tạo ra nghịch cảnh trớ trêu, cắt đứt giao thông thủy xuyên suốt trên dòng
sông, khiến nhiều tỉnh miền núi mãi không có một mạng lưới giao thông thủy”,
TS Giáp nhìn nhận.
Còn theo TS Bùi Trung Dung, hơn 6.000 đập lớn nhỏ trên cả nước,
đều không có âu tàu để khai thác vận tải đường thủy và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản. “Gần đây nhất là Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) chỉ sử dụng
cột nước cao 7 m để phát điện. Các tổ máy phát điện nằm ngay tại lòng sông đã
cắt đứt một dòng sông. Điều đáng ngạc nhiên là vận tải đường sông và nguồn
lợi thủy sản ở đây là nguồn sống duy nhất của những người dân rất nghèo, vậy
mà lãnh đạo địa phương vẫn không hề hay biết? Các cơ quan nhà nước khi đánh
giá tác động môi trường cũng không biết? Thiệt hại này chắc chắn sẽ không nằm
trong phương án đền bù của các cấp chính quyền”, ông Dung nêu vấn đề.
Tương lai gánh hậu quả
|
|
Dẫn lại câu chuyện nước Mỹ đã phải phá hủy một đập thủy điện, vì
công trình này khiến giống cá hồi không đi ngược lên được, TS Bùi Trung Dung
nhấn mạnh phát triển bền vững thủy điện không chỉ là việc quy hoạch, cắt giảm
các dự án lấy nhiều đất rừng, gây tác động lớn đến môi trường, mà quan trọng
hơn là các sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề thông dòng chảy của các con sông
cần được khắc phục ngay. Không thể để các chủ đầu tư vì sợ tốn tiền làm âu
tàu mà người dân và đất nước phải gánh chịu hậu quả về lâu dài trong tương
lai.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Giáp, đúng ra các thủy điện lớn bắt buộc
phải làm âu tàu, nhưng việc này đã không được lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ
NN-PTNT, Bộ Xây dựng cũng như cơ quan tư vấn thiết kế quan tâm. Vì vậy, tất
cả các thủy điện lớn, vừa xây dựng mới cần phải bổ sung thêm phần thiết kế và
xây dựng âu tàu. Với các thủy điện đã xây dựng, việc khắc phục làm thêm âu
tàu, có thể cải hoán thêm vào hông bên trái hoặc hông bên phải của đập thủy
điện, chi phí làm cũng không cao so với chi phí làm đập, nhà máy. Ngoài ra,
với 40.900 km đường sông tự nhiên, chưa được nối với nhau cũng cần phải có hệ
thống âu tàu để lưu thông từ sông nọ sang sông kia.
(Theo Thanh niên) Mai Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét