16:15
Việt
Trong nhiều năm qua, nhiều người vẫn còn có sự
lầm tưởng về việc Việt Nam thiếu đạn hay có "nhà khoa học nối tầng tên
lửa SAM-2" để đánh B-52 trong 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.
Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?
SAM-2 thừa sức với tới B-52
Máy bay ném bom
chiến lược B-52 là thiết kế đồ sộ của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Chiếc
máy bay có chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao tới 12,4m, trọng
lượng cất cánh tối đa tới 220 tấn.
B-52 trang bị 4
cặp (8 chiếc) động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đưa “con quái vật 220
tấn” lên trời cao, đạt tốc độ tối đa hơn 1.000km/h, bán kính tác chiến hơn
7.000km. B-52 có khả năng mang gần 30 tấn bom trong khoang.
Đặc biệt, trong
khi bay ném bom, B-52 thường bay ở độ cao ném bom hiệu quả 11-12.000m, trần
bay khi ném bom tối đa là 17.000m.
Trong khi đó, về
phần mình, SAM-2 trang bị cho bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam có vùng sát
thương xa đến 34km, độ cao đạt 27km, hoàn toàn thừa sức vượt qua trần bay của
B-52 để bắn hạ "siêu pháo đài bay" này.
Trong quá trình
sử dụng ở Liên Xô và Việt
Ngày 1-5-1960,
phòng không Liên Xô đã sử dụng tên lửa SAM-2 để bắn hạ một máy bay trinh thám
tầng cao U-2 của Mỹ ở độ cao 20km.
Còn ở Việt Nam,
ngày 26-7-1965, Tiểu đoàn 64 (Trung đoàn 263) đã dùng SAM-2 bắn rơi tại chỗ
một máy bay không người lái tầng cao BQM-34A ở độ cao tới 19km.
Ngày 7-2-1966,
Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 238) bắn rơi tại chỗ một BQM-34A ở độ cao 20km.
Như vậy, qua những thí dụ kể
trên và so sánh thông số kỹ thuật cơ bản của SAM-2 và B-52 có thể khẳng định
không cần thiết phải "nối tầng" SAM-2.
Cũng nhận xét về vấn đề này,
trong cuốn "Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ
Việt
Theo Trung tướng Nguyễn Văn
Phiệt, trong quá trình triển khai chiến đấu trong nhiều năm, bộ đội Việt Nam
cùng chuyên gia Liên Xô thực hiện một số cải tiến bộ khí tài nhưng là ở những
mặt khác, không phải là "nối tầng".
Thiếu đạn tên lửa đánh B-52?
Bên cạnh thông tin sai lệch về
“nối tầng tên lửa đánh B-52”, một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong
nhiều năm là vấn đề thiếu đạn để đánh B-52. Thực tế việc thiếu đạn trong
chiến dịch 12 ngày đêm không hoàn toàn chính xác.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt
cho biết: “Trong cả chiến dịch 12 ngày đêm, chúng ta bắn chưa đến 350 quả
đạn, nếu so với kho đạn ở Hà Nội thì còn hơn 300 quả. Như vậy, chúng ta vẫn
còn thừa đạn đánh B-52. Đó là chưa kể việc chúng ta "hồi sinh" hàng
trăm quả đạn hỏng, hết thời gian phục vụ kịp thời đánh B-52”.
Cũng theo Trung tướng Nguyễn
Văn Phiệt, việc thiếu đạn ở các tiểu đoàn hỏa lực chủ yếu là do lắp ráp đạn
không kịp. Đạn tên lửa SAM-2 khi chuyển từ Liên Xô sang đều ở trong tình trạng
tháo rời. Từng bộ phận tên lửa được xếp gọn trong các thùng bảo quản. Chúng
sẽ được các đơn vị kỹ thuật (thường gọi là Tiểu đoàn 5) lắp ráp lại, kiểm tra
hệ thống điện, nạp nhiên liệu và chuyển đến tiểu đoàn hỏa lực.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm
bảo vệ bầu trời Hà Nội, dù rất nỗ lực, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5 làm việc
với cường độ cao hết mức nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được yêu cầu của các
tiểu đoàn hỏa lực nên mới xảy ra tình trạng "trắng đạn" trên bệ
phóng tại một số khẩu đội tên lửa.
“Một vấn đề nữa cũng làm chậm
việc chuyển đạn cho các đơn vị hỏa lực, các xe chở đạn không thể vào trận địa
do các tuyến đường giao thông bị đánh phá dữ dội. Ví dụ, trong trận đánh rạng
ngày 21-12, Trung đoàn chúng tôi có 4 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn hết đạn, tiểu
đoàn 57 còn 4 đạn, tiểu đoàn 93 còn 5 đạn. Nhưng xe tiếp đạn không về được do
đường bị đánh phá nên không thể vào chuyển đạn mặc dù chỉ cách trận địa vài
ki lô mét”, Trung tướng Phiệt cho biết.
Ngoài ra, còn có một số sự hiểu lầm khác do phim
ảnh chưa truyền tải đúng thực tế. Trong bộ phim “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo
diễn Bùi Đình Hạc, có cảnh cán bộ lắp ráp đạn nói với người chiến sĩ lái xe
rằng “đơn vị nào đánh giỏi thì cho nhiều đạn”. Đây là một câu nói hoàn toàn
sai!
Thực tế, việc chuyển đạn từ Tiểu đoàn này sang Tiểu đoàn
khác là điều bất khả thi. Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, đạn tên lửa của
mỗi Tiểu đoàn – Trung đoàn tên lửa được chuyển sang có “cốt, phách” khác
nhau. Việc thay đạn tên lửa từ đơn vị này sang đơn vị khác phải thay đúng
“cốt, phách” mới điều khiển được. Việc thay thế này sẽ mất rất nhiều thời
gian.
“Cốt” ở đây có thể được hiểu là tần số các rãnh đạn (của
đài điểu khiển), để đạn tên lửa khi phóng đi (nhiều quả cùng lúc) sẽ không bị
lẫn với cánh sóng điều khiển mỗi đài điều khiển hỏa lực hay trong cùng một
đài điểu khiển.
Mỗi tiểu đoàn được phân 3 “cốt” (6 đạn trên bệ, 2 đạn/cốt)
đài điểu khiển có 3 rãnh để điều khiển các quả tên lửa. Trong một trung đoàn,
mỗi tiểu đoàn có một “phách” riêng để khi phóng đạn không lẫn sóng điều khiển
mỗi đài giữa các tiểu đoàn.
Mỗi tiểu đoàn SAM-2 trang bị 24 quả đạn, trong đó 6 quả nằm
trên bệ phóng, 12 quả nằm ở tiểu đoàn kỹ thuật (trong đó có 6 quả đã lắp ráp
nhưng chưa kiểm tra và 6 quả chưa lắp ráp).
Theo Đất Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét