14:17
Cho xây thủy điện 6, 6A là không bình thường
TT - Tại hội thảo chuyên đề “Lưu
vực sông Đồng Nai - tác động của dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A” tổ chức tại
TP.HCM ngày 16-12, thay mặt Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), TS Lê Anh
Tuấn nhấn mạnh: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A tác động rất lớn đến môi
trường tự nhiên và xã hội, gây hậu quả khó lường và không có khả năng khắc
phục”.
Chiều cùng ngày, VRN cũng đã ra thông
cáo kiến nghị dừng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A (ĐN 6, 6A).
Phản đối mạnh mẽ
Là thành viên và đại diện VRN, TS Tuấn
(Viện biến đổi khí hậu - ĐH Cần Thơ) cho rằng bản báo cáo đánh giá tác động
môi trường không nhắc gì đến việc hai dự án này vi phạm Luật đa dạng sinh học
và nghị quyết số 49 của Quốc hội khóa XII đã đưa ra năm 2010. Dự án thủy điện
ĐN 6, 6A lấy mất 137ha rừng, đất rừng của vườn quốc gia Cát Tiên nên phải
được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Ngoài ra, vườn quốc gia Cát Tiên
nằm trong hệ thống quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, do đó việc
Bộ NN&PTNT điều chỉnh đất của vườn để cho dự án thủy điện ĐN 6, 6A xây
dựng là vi phạm điều 11 của Luật đa dạng sinh học.
Cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ, PGS.TS
Lê Trình, chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường VN, cho rằng việc xây
dựng thủy điện ĐN 6, 6A nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên sẽ gây tác động đến
môi trường, diện tích rừng mất đi sẽ tăng gấp nhiều lần. TS Trình lấy ví dụ: khi
thủy điện Trị An được khởi công xây dựng thì nơi đây cả cây rừng và động vật
hoang dã đều còn bạt ngàn. Khi đó thủy điện Trị An chỉ làm ngập khoảng 200km2
rừng, nhưng đến nay trên thực tế đã có thêm hàng ngàn kilômet vuông rừng bị
mất đi vì nhiều nguyên nhân. “Tôi cho rằng dự án thủy điện ĐN 6, 6A không chỉ
lấy mất 137ha rừng của vườn quốc gia Cát Tiên mà diện tích rừng mất đi sẽ cực
kỳ lớn trong tương lai. Tôi cảm thấy đau khổ khi những cánh rừng như thế này
mất đi vì thủy điện. Cá nhân tôi cực lực phản đối dự án thủy điện ĐN 6, 6A” -
TS Trình bộc bạch.
“Tôi cũng phản đối dự án thủy điện ĐN
6, 6A” - giám đốc Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai, ThS Lê Trí
Dũng nói ngay khi vừa bước lên báo cáo tham luận tại hội thảo. Ông Dũng cho
rằng làm thủy điện lấy mất rừng còn có thể nói trồng lại được, chứ các di sản
văn hóa, đặc biệt các giá trị khảo cổ học, nếu bị nhấn chìm dưới nước thì sẽ
mất hoàn toàn. “Khu vực Cát Lộc - nơi dự kiến xây dựng hai dự án thủy điện ĐN
6, 6A - được cho là khu kinh đô của nền văn hóa Óc Eo. Do đó nếu thủy điện ĐN
6, 6A xây dựng sẽ nhấn chìm các di chỉ khảo cổ học dày đặc trên sông Đồng
Nai”.
“Quan” phá rừng gấp trăm lần dân
Ông Trần Văn Mùi (giám đốc Khu bảo tồn
thiên nhiên văn hóa Đồng Nai) cho rằng diện tích rừng “hi sinh” cho dự án thủy
điện ĐN 6, 6A là rất lớn, rất xót xa bởi đây là một trong những nơi có hệ
sinh thái đa dạng sinh học cao nhất nước. Với trên 20 năm sống, làm việc và bảo
vệ rừng khu vực vườn quốc gia Cát Tiên cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên văn
hóa Đồng Nai, ông Trần Văn Mùi cho rằng không nên tin tưởng vào lời hứa sẽ
trồng lại rừng của những chủ đầu tư dự án thủy điện. “Bởi chẳng còn đất ở đâu
để trồng. Trồng lại rừng sau khi xây dựng thủy điện là điều không tưởng”.
Tại hội thảo, TS Đào Trọng Tứ, cố vấn
VRN, kêu gọi: “Nhà nước nên nhìn nhận lại việc có nên tiếp tục cho phép xây
dựng thủy điện trên sông Đồng Nai hay không”. Còn TS Lê Phát Quới (trưởng
Phòng tài nguyên môi trường - trực thuộc Viện Tài nguyên và môi trường) nói rằng
ông cảm thấy xấu hổ cho một số nhận xét, đánh giá trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường thủy điện ĐN 6, 6A. “Báo cáo đánh giá tác động môi trường này
có nhiều điều “xạo”. Tôi đã góp ý nhiều nhưng một số anh em không nghe” - TS
Quới nói và cho biết ngay từ đầu ông đã từ chối tham gia làm báo cáo đánh giá
tác động môi trường cho hai dự án này.
Ông Hoàng Việt, đại diện WWF Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét