Giấc mơ dang dở!
Công văn của Bộ Tài chính yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa tăng giá xăng dầu thời điểm này. Thông tin không làm người tiêu dùng cảm thấy phấn khởi, mà ngược lại: đặt ra những dấu hỏi về cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay.
Có lãi vẫn không giảm
Trước đó, kết quả kiểm toán 3 DN kinh doanh xăng dầu của Bộ Tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2008 – 2009 luôn có lãi. Cụ thể năm 2008, kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 376 tỷ đồng; tổng hợp chung lãi 1.018 tỷ đồng. Năm 2009, kinh doanh xăng dầu lãi 2.660 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 557 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 3.217 tỷ đồng. Năm 2010, kinh doanh xăng dầu lỗ 172 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 486 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 81 tỷ đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2011, theo báo cáo tổng hợp của Petrolimex (gồm Văn phòng Tổng công ty và 42 công ty thành viên), kinh doanh xăng dầu lỗ 1.840 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch tỷ giá... Tuy nhiên, đó chỉ là cách lý giải Petrolimex, còn cơ quan kiểm toán đã xác định về chủ quan, khoản lỗ nêu trên còn do Petrolimex chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định. Thực tế, nếu các DN đầu mối chiết khấu hoa hồng cho đại lý ở mức 600 đồng/lít thì chắc chắn không có chuyện kinh doanh xăng dầu bị lỗ.
Như vậy, kinh doanh xăng dầu có lãi đã là chuyện không còn phải bàn cãi. Vì thế những lý do kiểu "xăng dầu trong nước không giảm theo giá thế giới là để bù lỗ cho thời điểm trước..." là hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, dù không chính thức công bố, nhưng hiện các DN xăng dầu vẫn không chịu giảm giá bán, dù giá nhập đã giảm rất sâu. Cụ thể, theo bảng giá của Petrolimex, nửa đầu tháng 11/2011 giá xăng thành phẩm trung bình nhập khẩu từ Singapore đứng ở mức 114,27 USD/thùng. Trong khi đó, tính từ ngày 15/11 tới nay, giá xăng A92 nhập khẩu luôn dao động xung quanh ngưỡng 107 USD/thùng, thậm chí hôm 21/11 rớt xuống còn 105 USD/thùng (thời điểm ngày 26/8, giá xăng bán lẻ được điều chỉnh giảm từ 21.300 đồng xuống 20.800 đồng/lít, giá nhập khẩu xăng A92 ở mức 122,3 USD/thùng)...
Như vậy, cơ sở để giá xăng dầu giảm xuống đã rất rõ ràng nếu thực sự điều hành giá xăng dầu theo "cơ chế thị trường", theo "giá thế giới" như cách nói của lãnh đạo Bộ Công Thương và các DN xăng dầu trong một hội thảo gần đây.
Vậy lý do gì khiến giá xăng dầu tại thời điểm này không thể giảm? Câu hỏi này lại thêm một lần bỏ ngỏ, dù lời hứa về sự minh bạch trong điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Tài chính đã được phát đi...
Như vậy, cơ sở để giá xăng dầu giảm xuống đã rất rõ ràng nếu thực sự điều hành giá xăng dầu theo "cơ chế thị trường", theo "giá thế giới" như cách nói của lãnh đạo Bộ Công Thương và các DN xăng dầu trong một hội thảo gần đây.
Vậy lý do gì khiến giá xăng dầu tại thời điểm này không thể giảm? Câu hỏi này lại thêm một lần bỏ ngỏ, dù lời hứa về sự minh bạch trong điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Tài chính đã được phát đi...
Người tiêu dùng gánh chịu
Yêu cầu minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu vốn là câu chuyện thời sự nhất trong thời gian qua. Sau những phát ngôn và hành động của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, người tiêu dùng bước đầu đã có niềm tin về một thị trường xăng dầu minh bạch. Nhưng nay, nhìn vào Công văn số 327/BTC-QLG do Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa ký ngày 28/11, nhiều người đã thắc mắc về sự "không rõ ràng".
Bộ Tài chính yêu cầu các DN không tăng giá xăng dầu tại thời điểm này, nhưng không nêu lý do cụ thể. Đặc biệt, việc lỗ, lãi của các DN xăng dầu cũng không được đề cập đến một cách chi tiết để làm cơ sở thuyết minh cho việc hoãn tăng giá thời điểm này. Bên cạnh đó, Công văn này còn quy định mức trích nộp Quỹ Bình ổn giá (BOG) đối với mặt hàng xăng từ 300 đồng/lít tăng lên 550 đồng/lít. Nếu suy luận logic, đây là một cách thừa nhận kinh doanh mặt hàng xăng đang có lãi chứ không hề lỗ 1.840 tỷ đồng như báo cáo tổng hợp của Petrolimex đã nêu. Bởi đương nhiên, chỉ có lãi mới có tiền để tăng trích nộp quỹ BOG.
Lý giải về chuyện không thể giảm giá xăng dầu tại thời điểm nay, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, cho biết sau khi được trích quỹ, giá cơ sở của dầu diesel, mazút vẫn cao hơn giá bán hiện hành khoảng hơn 1.000 đồng/lít, nên DN vẫn đang bị lỗ vài trăm đồng/lít. Đối với mặt hàng xăng, trước ngày 28/11, DN đang lãi khoảng 250 - 300 đồng/lít, nhưng kể từ chiều 28/11, sau khi Bộ Tài chính yêu cầu trích thêm 250 đồng/lít thì giá cơ sở của Petrolimex đang bằng với giá bán hiện hành...
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì cơ hội để giảm giá xăng thời điểm hiện tại không chỉ dựa vào giá cơ sở hiện hành, mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự kiểm soát chi phí định mức của Bộ Tài chính đối với riêng Petrolimex - DN nhà nước đang chiếm giữ hơn 60% thị phần.
Mức chi phí định mức Bộ Tài chính quy định đối với mỗi lít xăng là 600 đồng/lít. Nếu tuân thủ đúng mức chi phí định mức trích hoa hồng cho các đại lý là 600 đồng/lít thì chắc chắn các DN sẽ không lỗ, thậm chí có lãi và đó là điều kiện để giảm giá xăng dầu hiện nay.
Nhưng điều đáng nói là việc chi hoa hồng cho các đại lý của Petrolimex luôn vượt cao so với quy định. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện bán hàng 6 tháng đầu năm 2011, mức chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế phát sinh của Petrolimex vượt so với chi phí kinh doanh định mức quy định tại Thông tư 234/2009/TT-BTC là hơn 516 tỷ đồng. Đó chính là nguyên nhân khiến giá xăng dầu không thể giảm, thậm chí còn "nhấp nhổm" tăng nếu không có "lệnh cấm" của Bộ Tài chính.
Như vậy, người tiêu dùng đang tiếp tục phải "gánh" lỗ cho các DN kinh doanh xăng dầu, dù khoản lỗ đó phần lớn là do DN "vung tay quá trán" trong trích chi phí định mức cho các đại lý. Sự bất hợp lý này dường như vẫn chưa được các cơ quan quản lý tính đến trong lộ trình thực hiện "minh bạch" hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay.
(CDBL) Hoàng Lan
Tới đây, vàng cũng sẽ có một doanh nghiệp Nhà nước độc tôn kinh doanh là SJC. Một khi độc quyền Nhà nước bị lạm dụng thành độc quyền Doanh nghiệp thì chính Nhà nước và Người dân phải gánh chịu sự áp đặt của Doanh nghiệp, vì không còn cách nào khác khi kinh doanh kiểu một mình một chợ!
Kinh Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét