Sacombank 'lộ' lợi nhuận khủng?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dự kiến đạt 2.728 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, tương đương 101% kế hoạch năm.
Dự kiến tính đến ngày 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của Sacombank đạt 15.100 tỷ đồng, trong đó bao gồm 10.740 tỷ đồng vốn điều lệ; tổng tài sản khoảng 144.000 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt trên 126.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay trên 78.500 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,6% dư nợ cho vay.
Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu về mạng lưới tại Việt Nam với 408 điểm giao dịch tại 47/63 tỉnh thành. Sacombank tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với Chi nhánh tại Lào (năm 2008) và Chi nhánh tại Campuchia (năm 2009). Tháng 10/2011 vừa qua, Chi nhánh tại Campuchia đã được nâng cấp thành Ngân hàng con 100% vốn Sacombank, đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình chinh phục thị trường Đông Dương.
Ngoài ra, nhằm tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nông thôn và tăng trưởng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp Tết Nhâm Thìn, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Sacombank dành 2.000 tỷ đồng thực hiện cho vay tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nông nghiệp.
Điều kiện để được xem xét cấp vốn là khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch chính tại Sacombank, tức là khách hàng doanh nghiệp có phần lớn doanh thu kinh doanh chuyển thanh toán qua tài khoản tại Sacombank hoặc có doanh số mua bán ngoại hối giao dịch chính với Sacombank. Lãi suất cho vay sẽ được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể dựa trên mối quan hệ hợp tác của khách hàng với Sacombank và không vượt quá 19%/ năm với thời hạn vay tối đa 3 tháng.
Đầu tư là một trong những hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng nói chung. Tính đến hết quý III/2011, số dư đầu tư chứng khoán của Sacombank là gần 25.092 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng tài sản của Sacombank. Trong đó, 99,6% tương đương 24.994 tỷ đồng Sacombank đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác và trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành – có tính thanh khoản và giá trị thương mại cao trên thị trường. Đây là một lợi thế lớn của Sacombank trong việc đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của ngành ngân hàng và các chuẩn mực Quốc tế.
Nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Sacombank đã sớm cho ra đời các Công ty trực thuộc ở nhiều lĩnh vực để cung cấp đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói. Hiện nay, Sacombank có 4 Công ty trực thuộc: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (Sacombank-SBA), Công ty Cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), Công ty Kiều hối (Sacombank-SBR) và Công ty Vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ).
Là ngân hàng đầu tiên mạnh dạn đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2007 theo đúng lộ trình, Sacombank xác định việc đảm bảo an toàn trong hoạt động và quyền lợi của cổ đông là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco… và những đánh giá cao của các tổ chức xếp hàng quốc tế như Moody, Fitch… đã góp phần thể hiện sự ổn định về hoạt động của Sacombank.
Ngoài ra, nhằm tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nông thôn và tăng trưởng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp Tết Nhâm Thìn, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Sacombank dành 2.000 tỷ đồng thực hiện cho vay tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nông nghiệp.
Điều kiện để được xem xét cấp vốn là khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch chính tại Sacombank, tức là khách hàng doanh nghiệp có phần lớn doanh thu kinh doanh chuyển thanh toán qua tài khoản tại Sacombank hoặc có doanh số mua bán ngoại hối giao dịch chính với Sacombank. Lãi suất cho vay sẽ được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể dựa trên mối quan hệ hợp tác của khách hàng với Sacombank và không vượt quá 19%/ năm với thời hạn vay tối đa 3 tháng.
Đầu tư là một trong những hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng nói chung. Tính đến hết quý III/2011, số dư đầu tư chứng khoán của Sacombank là gần 25.092 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng tài sản của Sacombank. Trong đó, 99,6% tương đương 24.994 tỷ đồng Sacombank đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác và trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành – có tính thanh khoản và giá trị thương mại cao trên thị trường. Đây là một lợi thế lớn của Sacombank trong việc đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của ngành ngân hàng và các chuẩn mực Quốc tế.
Nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Sacombank đã sớm cho ra đời các Công ty trực thuộc ở nhiều lĩnh vực để cung cấp đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói. Hiện nay, Sacombank có 4 Công ty trực thuộc: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (Sacombank-SBA), Công ty Cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), Công ty Kiều hối (Sacombank-SBR) và Công ty Vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ).
Là ngân hàng đầu tiên mạnh dạn đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2007 theo đúng lộ trình, Sacombank xác định việc đảm bảo an toàn trong hoạt động và quyền lợi của cổ đông là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco… và những đánh giá cao của các tổ chức xếp hàng quốc tế như Moody, Fitch… đã góp phần thể hiện sự ổn định về hoạt động của Sacombank.
(ĐVO) Vũ Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét