Phải chăng là hình thức chuyển giá biến tướng?*
Doanh nghiệp lãi lớn, mạnh tay chi hoa hồng
Không chỉ lãi, thậm chí doanh nghiệp (DN) còn lãi cao - bà Vũ Thị Mai, thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại bốn DN đầu mối, tổ chức ngày 19-12.
Đặc biệt, qua kiểm tra, cơ quan chức năng cũng khẳng định có hiện tượng chuyển giá tại một số DN qua dấu hiệu vung tay chi hoa hồng cho các đại lý quá mức bình thường.
Hai tháng, lãi 130 tỉ đồng
Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Hiền (Ủy viên Hội đồng tư vấn kinh tế, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN): DN lãi mà không chịu giảm giá Rõ ràng kết quả kiểm tra giá nhập khẩu cho thấy hoạt động kinh doanh xăng dầu cần thiết được công khai, minh bạch khi thị trường có DN chiếm vị thế độc quyền. Thời điểm 26-8, DN có lãi nhưng họ đã chần chừ không giảm giá. Nếu không có quyết định của Bộ Tài chính thì rõ ràng quyền lợi của người tiêu dùng, của cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để minh bạch thị trường xăng dầu thì cơ chế tính giá cơ sở cần phải cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN kinh doanh, cũng như ngăn chặn được tình trạng DN lách để trục lợi và vi phạm các quy định hiện hành. |
Theo ông Lê Hoàng Hải - phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), tại thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu ngày 26-8-2011, giá xăng giảm 500 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định DN không lỗ mà có lãi.
Cụ thể, kết quả kiểm tra từ ngày 1-7 đến 26-8, Petrolimex lãi 130 tỉ đồng, Saigon Petro lãi 48 tỉ đồng, Petimex lãi 22 tỉ đồng. Do vậy, việc ban hành quyết định giảm giá 500 đồng/lít xăng vào ngày 26-8 của Bộ Tài chính là hoàn toàn đúng đắn.
Qua so sánh giá thực tế với giá bán lẻ, ông Hải dẫn chứng hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều có lãi. Cụ thể tại Petrolimex, mặt hàng xăng A92 lãi 202 đồng/lít, dầu DO 0,25%S lãi 365 đồng/lít... Hay Saigon Petro cũng lãi đậm tới 1.110 đồng/lít dầu hỏa, xăng A92 lãi 232 đồng/lít...
“Đây là mức lãi chưa bao gồm lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng dầu. Nếu tính thêm vào thì sẽ làm mờ nhạt kết quả kinh doanh của DN. Vì DN luôn kêu lỗ nên Bộ Tài chính muốn mọi người thấy rõ hơn thực chất DN có lãi hay lỗ” - ông Hải nói thêm.
Vung tay chiết khấu cho đại lý
Tuy nhiên, theo ông Hải, trong giai đoạn từ ngày 1-1 đến 30-6 năm nay hoạt động kinh doanh xăng dầu lỗ. Cụ thể, Petrolimex lỗ 1.318 tỉ đồng, Petimex lỗ gần 136 tỉ đồng, Saigon Petro lỗ 7,5 tỉ đồng và PV Oil lỗ 382 tỉ đồng. Nguyên nhân chính gây lỗ được tổ kiểm tra chỉ ra là do DN chi hoa hồng cho đại lý quá cao, vượt mức quy định. Nếu chi đúng quy định, DN không lỗ, thậm chí còn có lãi.
Nói rõ điểm này, bà Mai cho biết hiện nay không còn quy định chi phí chiết khấu cho các đại lý mà các DN thỏa thuận với đại lý và tổng đại lý. Tuy nhiên, trong tính giá cơ sở, Bộ Tài chính có quy định định mức chi phí kinh doanh là 600 đồng/lít xăng dầu có bao gồm cả chiết khấu cho các đại lý. Qua kiểm tra, các đơn vị đã chi thù lao đại lý vượt cả mức này. Đơn cử, Petrolimex đã chi thù lao cho các đại lý trong sáu tháng đầu năm với mức 210-830 đồng/lít xăng dầu khiến số chi cho kinh doanh vượt quy định lên tới hơn 516 tỉ đồng. Hay Petimex chi chiết khấu trong tháng 6 cho các đại lý là 867 đồng/ lít xăng dầu...
“Trong khi người tiêu dùng đang chịu tác động giá xăng dầu thế giới tăng cao, Chính phủ và các cơ quan quản lý đang tìm mọi biện pháp kiềm chế lạm phát thì tại sao chiết khấu cho các đại lý lại cao như vậy? Lý do là không có quy định về thù lao đại lý. Qua đó cho thấy DN chưa chia sẻ khó khăn với người dân và Nhà nước” - bà Vũ Thị Mai nhận định.
Vậy mức chi vượt hàng trăm tỉ đồng như nêu trên sẽ do ai chịu? Ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, khẳng định người tiêu dùng không chịu. Nhà nước không cấp bù. DN tự trang trải lấy, tiết giảm kinh doanh mà bù.
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, qua kết quả này cho thấy cần thiết phải đưa ra mức khung chiết khấu cụ thể bởi thị trường xăng dầu trong nước đang có DN và nhóm DN thống lĩnh thị trường chi phối. Nếu không có mức này sẽ gây sự cạnh tranh không bình đẳng giữa đại lý của DN này với đại lý của DN khác. Thực tế có thời điểm loạn mức chiết khấu khi có DN chi 100 đồng/lít nhưng có DN lại chi tới 1.000 đồng/ lít.
Chi phí kinh doanh 600 đồng/ lít xăng dầu, trong đó có mức chiết khấu hoa hồng có còn hợp lý không? Bà Mai cho rằng cần có khảo sát cụ thể. Song qua kết quả kiểm tra, rõ ràng quy định này có vấn đề. Bộ Tài chính và Bộ Công thương sẽ nghiên cứu để tính toán nhằm đảm bảo DN có lãi và đảm bảo lợi ích người dân.
Lỗ mẹ, lãi con?
Petrolimex đầu tư “tay trái” hơn 35% vốn Theo Bộ Tài chính, Petrolimex đầu tư ngoài ngành với tổng giá trị 3.792 tỉ đồng, chiếm hơn 35,7% vốn chủ sở hữu. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) là 1.237 tỉ đồng, chiếm 12,5% vốn chủ sở hữu. Lĩnh vực chứng khoán là gần 1% vốn chủ sở hữu, với hơn 95 tỉ đồng. Ông Lê Hoàng Hải, phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), cho rằng trong điều kiện khó khăn về vốn kinh doanh, việc thực hiện đầu tư ra ngoài ngành của DN này là chưa hợp lý. Vì vậy tổ kiểm tra đã đề nghị Petrolimex có phương án thoái vốn đối với những lĩnh vực đầu tư rủi ro nói trên. |
Thực tế, DN nhập khẩu kêu lỗ còn các đại lý lãi to. Liệu có dấu hiệu chuyển giá lỗ mẹ, lãi con? Ông Hải cho biết có đề xuất lên Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo kiểm tra. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, chi phí chiết khấu đại lý cao chưa khẳng định có chuyển giá hay không. Thế nhưng, điều bất thường là trước đây chiết khấu 100 đồng/lít xăng dầu nhưng các đại lý vẫn hoạt động bình thường, còn nay nếu có trượt giá cũng không thể tăng thêm đến 900 đồng/lít. “Rõ ràng hiện tượng chuyển giá là có”, ông Hải nhấn mạnh.
Trước mắt, theo bà Mai, kết quả kiểm tra là lời cảnh báo và cũng nhằm yêu cầu DN thực hiện cho đúng. Chỉ nhắc nhở chứ không xử phạt. Nếu DN không thực hiện, tự điều chỉnh thì sẽ bị xử lý.
Bên cạnh những bất cập nêu trên, về việc DN thường xuyên kêu lỗ do nhập hàng khi giá thế giới tăng cao, bà Mai cho rằng công thức xác định giá cơ sở như hiện nay là hợp lý. Tuy vậy còn một số điểm cần nghiên cứu điều chỉnh như chu kỳ tăng, giảm giá và bước tính giá bình quân còn tương đối dài (30 ngày).
Vì vậy, qua kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu và kiến nghị Thủ tướng hướng rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng, giảm giá, có thể là 10 ngày để phù hợp với thực tế nhập khẩu của DN, hơn nữa để giá trong nước sát với giá thế giới hơn. Hạn chế tình trạng giá trong nước ngược chiều với giá thế giới.
Mặt khác, việc để lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở có thể gây hiểu lầm và thiếu minh bạch trong xác định lãi - lỗ kinh doanh xăng dầu. Trong cách tính giá cơ sở, Bộ Tài chính cho rằng cần đưa lợi nhuận định mức ra ngoài giá cơ sở.
Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu thời điểm từ ngày 1-7 đến 26-8-2011 | ||||
Doanh nghiệp | Xăng A92 (đồng/lít) | Dầu DO 0,5%S (đồng/lít) | Dầu DO 0,25%S (đồng/lít) | Dầu hỏa (đồng/lít) |
Petrolimex | 98 | 840 | 665 | 400 |
| 532 | 722 | 628 | 1.410 |
PV Oil | 674,6 | 1.169,33 | 900,33 | |
Petimex | 84 | 144 | 139 | 3.723 |
(*) Các mức lợi nhuận trên đã bao gồm lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. |
Do cơ chế? Liên quan đến kết quả kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vừa được Bộ Tài chính công bố, các doanh nghiệp đầu mối cho biết không bình luận về kết quả kiểm tra nhưng lại có “quan điểm” khác. “Chúng tôi đã nhiều lần giải thích với Bộ Tài chính về các khoản lỗ lãi, chiết khấu, nhưng chưa được chấp thuận”, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối lớn cho hay. Các doanh nghiệp đồng tình kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính là đúng theo quy định tại cơ chế tính giá cơ sở ở thông tư 234 của Bộ Tài chính về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, một số quy định về cơ chế tính giá đã lạc hậu so với thực tế. Tổng giám đốc một doanh nghiệp có thị phần lớn cho biết nếu yêu cầu doanh nghiệp chi đúng 600 đồng chi phí kinh doanh định mức thì rất khó. Bởi chi phí kinh doanh có nhiều khoản khác nhau chứ không phải chỉ là chiết khấu cho đại lý. Theo các doanh nghiệp, chi phí kinh doanh hiện nay khoảng 800 đồng/lít là hợp lý, tức phải cao hơn mức quy định của Bộ Tài chính 200 đồng/lít. Trong đó, thù lao cho đại lý 450-500 đồng/lít tùy theo điều kiện giao hàng là phù hợp. Lý giải về việc có những thời điểm doanh nghiệp trả hoa hồng cho đại lý lên tới 800 đồng/lít từ đó đẩy chi phí kinh doanh lên hơn 1.000 đồng/lít, một doanh nghiệp đầu mối ở khu vực phía Một số chuyên gia cho rằng quy định tính giá cơ sở 30 ngày đã không còn hợp lý, cản trở việc điều chỉnh giá trong nước. Đây chính là yếMu tố để doanh nghiệp đầu mối có thể trì hoãn việc giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu khi giá thế giới giảm. “Không nên quyết định tăng, giảm giá dựa trên giá cơ sở trung bình 30 ngày vì như thế tăng cũng khó mà giảm cũng khó” - lãnh đạo một công ty xăng dầu nói. Theo đơn vị này, việc bình ổn giá trong nước có thể dùng công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn thay vì kéo dài khoảng thời gian tới 30 ngày như hiện nay. |
(*Kinh Bắc) Theo Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét