Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

10:15

Chị Hằng còn có một người bạn tí hon:
Có hai mặt trăng quanh Trái đất

Dù mặt trăng thứ hai quanh Trái đất chỉ là nhất thời và có kích thước khá nhỏ, nhưng phát hiện này cũng khiến nhiều nhà nghiên cứu bất ngờ, vì nó phủ nhận thực tế đã tồn tại trong suốt bao thập kỷ.
Khi các nhà thiên văn học tìm thấy dấu hiệu của một thực thể màu trắng bí ẩn quanh Trái đất vào năm 2006, họ kết luận đó chỉ là khối thiên thạch vỡ. Đến tháng 6 - 2007 mới có khẳng định chính xác về hành tinh nhỏ này, nó luôn di chuyển quanh Trái đất, bị hút bởi trường hấp dẫn của Trái đất.
Ngày 21-12 - 2011, nghiên cứu mới nhất được công bố tại Cornell, New York (Mỹ), khẳng định, đây chính là mặt trăng tạm thời thứ hai, nó hầu như xuất hiện quanh trái đất. Ngay cả khi không dễ bị phát hiện, nhưng mặt trăng nhỏ này đến và đi thường xuyên, ở xung quanh Trái đất khoảng 10 tháng và sau đó biến mất.
Mikael Granvik, Jeremie Vaubaillon và Robert Jedicke đến từ Đại học Cornell, cho biết, họ đã tính toán số lượng vệ tinh tự nhiên bay quanh quỹ đạo Trái đất, nhưng không quá thường xuyên.
“Tại bất kỳ thời gian nào, cũng có ít nhất một vệ tinh tự nhiên với đường kính 1 mét quay quanh Trái đất”, nhóm nghiên cứu đã viết trong tạp chí vật lý trực tuyến ArXiv.org của trường Cornell.
Thay vì phải gửi những đội thám hiểm đến các tiểu hành tinh, bây giờ các nhà thiên văn học có thể chờ khi chúng đến Trái đất gần hơn và việc nghiên cứu những hành tinh này trong hệ mặt trời sẽ dễ dàng hơn.
Mặc dù những tiểu hành tinh chỉ có đường kính vài mét, nhưng chúng có vai trò tương đương mặt trăng. Vì thế, chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi mọi chuyển động của chúng. Nếu phát hiện ra, chúng ta có thể gửi một vài phi hành gia lên đó để phân tích nó thay vì phải gửi cả một phi hành đoàn lên một hành tinh xa xôi.
Như vậy, việc nghiên cứu các thông tin về hệ mặt trời bằng cách theo dõi các hành tinh nhỏ bay xung quanh Trái đất thực sự tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Gia Bảo Theo DM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét