Thủy điện: Coi chừng sập bẫy… (II)
Các quốc gia trên thế giới càng lúc càng tránh xa thủy điện. Họ nhận thức lại về hình thức khai thác năng lượng này được ít, mất nhiều nên phá đập đi, trồng lại rừng. Nhưng cũng mất hàng mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm cũng chưa thể khôi phục lại sinh cảnh cũ.
Theo tìm hiểu của người viết, đa phần các thiết bị thủy điện đang hoạt động tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Nga, khối EU và đặc biệt là Trung Quốc. Đa phần là các thiết bị thủy điện này vốn là đồ cũ bị nước ngoài thanh lý sau khi phá các đập chứa.
Và đã có người lên tiếng cảnh báo về việc chúng ta có thể "sập bẫy" xoay quanh câu chuyện thủy điện.
Tư duy... ve chai
Có một thời báo chí cảnh báo việc nhập rác vào Việt Nam . Rác ở đây không chỉ là thứ bốc mùi hôi thối, cũ mòn rỉ sét mà có khi rất đẹp, rất bóng bẩy và quan trọng là còn... xài được.
Hình thức hợp tác của các "bạn hàng tốt", "đối tác tốt" là rót vốn thông qua việc bán thiết bị trả chậm hoặc hợp tác cổ phần thông qua các dự án cụ thể. Xử lý một tấn rác có thể kiếm được lợi nhuận từ việc phân loại, tái chế những thứ còn xài được như đã nói trên. Nhưng chắc chắn số rác không xài được thì môi trường nước mình, sức khỏe dân mình lãnh đủ.
Tôi rất thông cảm với những người đi lượm ve chai khi hàng ngày phải lục lọi từng túi rác để sinh nhai. Nhưng thật đáng sợ nếu như thứ "tư duy ve chai" ấy được áp dụng ở các doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân.
Ve chai đi xin rác và mua các thiết bị cũ với giá cho không và quy trình tái chế ấy thường được đánh đổi bằng chính sức khỏe của họ. Nhưng khi anh đem về hàng chục tấn, hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn tấn rác, thiết bị cũ thì đó là hiểm họa cho cả môi trường sống lẫn một nền kinh tế.
Sự lỗi thời của thủy điện đã được chứng minh ở nhiều quốc gia trong khi tại VN, người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện... Và chưa có một thống kê chính xác nào về việc các thủy điện mọc lên như nấm ở nước ta được sử dụng các thiết bị nhập khẩu ra sao. Chỉ biêt một điều, "tư duy ve chai" chắc chắn xuất hiện khá nhiều trong câu chuyện làm thủy điện hiện nay.
Theo cảnh báo của thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Đại học Cần Thơ thì "coi chừng chúng ta đang sập bẫy". Vì hàng nghìn tấn thiết bị thủy điện cũ của nước ngoài lần lượt "bay" vào Việt Nam theo chân các thủy điện lớn nhỏ.
Sự tỉnh táo ở đâu?
Một nhà khoa học nghiên cứu thủy điện nhận định thế này: "Nếu bắt buộc từng địa phương phải kê khai việc nộp thuế từ thủy điện, chúng ta sẽ biết được mức đóng góp cụ thể cho ngân sách của thủy điện ra sao. Tính luôn các thiệt hại về đường sá, nhà cửa, tài sản, mùa màng và thậm chí là tính mạng người dân nữa. Đem hai thống kê ấy so với nhau thì sẽ rõ thủy điện mang đến lợi/ hại ra sao". Điện được sản xuất từ thủy điện góp phần phát triển kinh tế quốc gia, an ninh năng lượng, ổn định đời sống nhưng xét cho đến cùng lợi nhuận lại rơi vào tay tư nhân (trừ các thủy điện Nhà nước). |
Một nhà khoa học nghiên cứu thủy điện nhận định thế này: "Nếu bắt buộc từng địa phương phải kê khai việc nộp thuế từ thủy điện, chúng ta sẽ biết được mức đóng góp cụ thể cho ngân sách của thủy điện ra sao. Tính luôn các thiệt hại về đường sá, nhà cửa, tài sản, mùa màng và thậm chí là tính mạng người dân nữa. Đem hai thống kê ấy so với nhau thì sẽ rõ thủy điện mang đến lợi/ hại ra sao".
Điện được sản xuất từ thủy điện góp phần phát triển kinh tế quốc gia, an ninh năng lượng, ổn định đời sống nhưng xét cho đến cùng lợi nhuận lại rơi vào tay tư nhân (trừ các thủy điện Nhà nước).
Các quốc gia trên thế giới càng lúc càng tránh xa thủy điện. Họ nhận thức lại về hình thức khai thác năng lượng này được ít, mất nhiều nên phá đập đi, trồng lại rừng. Nhưng cũng mất hàng mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm cũng chưa thể khôi phục lại sinh cảnh cũ.
Đập Tam Hiệp- một dạng đại công trình thấy được từ mặt trăng- ở Trung Quốc là một ví dụ cụ thể. Hàng trăm nghìn tấn thiết bị, nước được tập trung lại một chỗ tạo ra sức ép khổng lồ cho vùng đất xây nó, khiến hiện tượng nứt gãy địa chất xảy ra cho các vùng phụ cận.
Sự tham lam trong tích nước đầu nguồn khiến môi trường sống hạ du xơ xác vào mùa khô do hạn và tan hoang vào mùa mưa bởi lũ. Chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận sự xuất hiện của đập Tam Hiệp là một sai lầm.
Ở Việt Nam , chưa có công trình thủy điện nào đang hoạt động được nhắc đến như là một sai lầm cả!
Mặt khác, về nguyên lý cơ bản thì các con sông giống nhau: Chảy từ trên cao xuống thấp. Không lý gì chúng ta lo ngại đập Xayaburi tận bên Lào nếu xây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ du sông Mekong - đồng bằng sông Cửu Long. Mà chính chúng ta lại "quên" những vùng hạ du của các con sông nước mình...
Một cách đánh đổi rất không tỉnh táo!
Minh bạch lý thuyết
Có dịp tiếp xúc với người dân lẫn chính quyền của một số vùng thượng nguồn sông được dự tính làm thủy điện, người viết thật sự cảm thấy đau lòng trước thực trạng hiện nay: Đa phần họ... ủng hộ thủy điện.
Bởi có thủy điện là có thêm cơ hội mua bán, hàng quán sẽ mọc lên, các tụ điểm giải trí xuất hiện để phục vụ cho công nhân công trình. Hậu quả không được nghĩ tới vì những thông tin chính xác về hậu quả của thủy điện chưa bao giờ đến với người dân một cách đầy đủ.
Bởi thế, họ ủng hộ cái mà họ không được cung cấp thông tin đầy đủ!
Khi có thủy điện (tôi nhấn mạnh là thủy điện tư nhân), người dân bị đẩy khỏi mảnh đất của tổ tiên họ, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống của họ và dĩ nhiên là quá trình ấy làm mai một ngay, chứ không mai một dần dần bản sắc văn hóa truyền thống.
Vậy thông tin về thủy điện đã được chuyển tải đến người dân như thế nào? Báo chí ư? Thưa không, nơi mà hệ thống phát hành không với tới, internet không có hoặc chỉ có đối với những người giàu thì chẳng có thông tin nào cả cho người nghèo cả. Chính quyền cơ sở ư? Dự án cấp tỉnh phê duyệt thì cấp huyện, cấp xã khó lòng phản đối.
Thông tin trên báo chí cho thấy vừa qua ở miền Trung, các thủy điện xả lũ ĐÚNG QUY ĐỊNH (thông báo trước 2 giờ) nhưng vẫn gây thiệt hai nghiêm trọng, dân chạy lũ không kịp, thiệt hại vẫn xảy ra.
Vậy thì cần phải xem lại quy trình xả lũ ấy đã HỢP LÝ hay chưa. Nếu chưa thì cần thay đổi lại cho phù hợp.
Và tất cả những điều này, nên được công khai với người dân vì không công khai thì sự minh bạch từ trước tới giờ chỉ mang tính lý thuyết hoặc hình thức.
(Vnn) Nhất Ngôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét