'Tượng
Trung Quốc chuyển lên Đà Lạt': Bên mua chưa trình được giấy tờ xuất xứ
Cập nhật lúc 09:33
Tại thời điểm kiểm tra (chiều 31-8), Công ty CP Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tượng mà dư luận nghi là binh sĩ Trung Quốc được công ty nhập từ địa phương khác đến Đà Lạt.
Tượng lính thời phong kiến được Liên Minh Group đưa
về Đà Lạt đang tạo nhiều tranh cãi rằng giống tượng lính Trung Quốc - Ảnh:
ĐỨC THỌ
Chiều 31-8, bà
Nguyễn Thị Nguyên - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng -
cho biết đã kiểm tra số tượng mà nhiều người nghi là "tượng binh sĩ
Trung Quốc" do Công ty CP Tập đoàn Liên Minh đưa về Đà Lạt.
Theo bà Nguyên, tại thời điểm kiểm tra, đơn vị sở hữu không xuất
trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của những bức tượng.
Như Tuổi Trẻ Online
đã thông tin, trong 2 ngày qua mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân
lính thời phong kiến được chuyển từ Bình Dương lên Đà Lạt trên các xe tải lớn.
Các tượng này được chia theo 3 nhóm mang vũ khí: mặc quân phục
toàn thân phủ màu nhũ vàng; quân phục có xe màu nhũ vàng và đỏ; mặc áo vải.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là tượng đất mô phỏng tượng quân lính
Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng. Một số ý kiến khác đặt nghi vấn chủ đầu tư
đang xây dựng một "Tử Cấm thành kiểu Trung Quốc" hoặc đang tổ chức
kinh doanh du lịch tâm linh có yếu tố Trung Quốc.
Tượng chuyển đến Đà Lạt được tập kết tại
bãi xe của Khu du lịch Quỷ Núi (xã Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng),
cách trung tâm Đà Lạt 20km - Ảnh: ĐỨC THỌ
Sở Văn hóa -
thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản ghi nhận việc đưa tượng từ
địa phương khác về Đà Lạt. Ngoài ra, đơn vị này đang tiến hành xác minh các
nội dung: nguồn gốc tượng, mục đích sử dụng, các yếu tố văn hóa - tâm linh.
Được biết các nội dung trên sẽ làm rõ vào ngày 1-9 trong cuộc làm
việc của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng với Liên Minh Group.
Ông Ngô Quang Phúc - chủ tịch Liên Minh Group - cho biết
toàn bộ 230 tượng mua lại từ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Đây là tượng
cũ được đúc tại Việt Nam đã hơn 10 năm.
Trước khi ông mua, tượng được đặt bên trong Đại Nam để
kinh doanh du lịch. Toàn bộ tượng này đều là tượng quân lính Việt Nam thời phong
kiến với quân phục trên áo giáp và khiên của tượng đều có hoa văn chim lạc,
tương tự như trên trống đồng Đông Sơn.
Hình ảnh chuyển
tượng lên Đà Lạt được lan truyền trên mạng xã hội - Ảnh: L.Đ.
Ông Phúc phủ nhận việc mua tượng binh sĩ Trung Quốc để
kinh doanh du lịch tâm linh, xây dựng Tử Cấm thành kiểu Trung Quốc như mạng
xã hội đã lan truyền khi chứng kiến việc chuyển tượng về Đà Lạt.
Liên quan đến việc ông chụp ảnh đưa lên mạng xã hội cùng
dòng thông tin: "Đội tinh binh đã về đến khu du lịch phim trường được
mang tên Tử Cấm Thành” gây nhiều phản ứng trên mạng xã hội, ông Phúc lý giải đó
là sự bột phát về ý tưởng khi cùng đoàn xe chở tượng về Đà Lạt.
Ông nói: "Tôi có nghĩ đến Cấm Thành cố đô Huế và dự
tính sẽ khảo sát kỹ để thực hiện trong tương lai nhằm khai thác du lịch, việc
này không dính gì đến Trung Quốc hay các yếu tố tâm linh".
Theo tìm hiểu của Tuổi
Trẻ Online, toàn bộ số tượng được chuyển lên Đà Lạt được tập kết tại
bãi xe của Khu du lịch Quỷ Núi (xã Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).
Đây là khu du lịch do Liên Minh Group đầu tư, bị đình chỉ hoạt động từ cuối
tháng 7-2020.
(Theo Tuổi trẻ)
MAI VINH - ĐỨC THỌ
|
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét