Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

 Xây dựng cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát

Cập nhật lúc 10:00 

Bộ GTVT mới đây đã có văn bản “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát trong quá trình thực hiện các dự án thành phần một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc-Nam sắp triển khai.

 Chủ động mời công an vào giám sát cùng ngay từ đầu

Theo Bộ GTVT, Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam hướng Đông giai đoạn 2017-2020 là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Khó khăn lớn nhất trong việc GPMB cao tốc Bắc - Nam là công tác xây dựng khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong văn bản gửi Bộ Công an, Bộ GTVT cho biết, trước mắt tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long với Tổng mức dầu từ khoảng 118,716 tỷ đồng.

Trong đó có 06 dự án thành phần: Cao Bổ- Mai Sơn; Mai Sơn- QLA5; Cam Lộ- La Sơn; Vĩnh Hảo- Phan Thiết; Phan Thiết- Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2 được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn đầu tư công.

Cùng với đó, có 5 dự án thành phần: QL45- Nghi Sơn; Nghi Sơn- Diễn Châu; Diễn Châu- Bãi Vọt; Nha Trang- Cam Lâm và Cam Lâm Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác (PPP).

Thực hiện các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, để đảm bảo quá trình hoàn thành các dự án vào cuối năm 2022, Bộ GTVT và phối hợp với các địa phương tự động triển khai thực hiện GPMB trên 11 dự án thành phần; triển khai thi công xây dựng đối với 03 dự án: Cao Bồ- Mai Sơn; Cam Lộ- La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 05 dự án đầu tư theo công thức đối tác công tư PPP; Cùng với đó, Bộ GTVT đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với 03 dự án chuyển đổi phương thức sang tư công (Mai Sơn- QL45, Vĩnh Hảo- Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây).


Để các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phải là dự án mẫu, phòng chống thấm tham, bảo đảm chất lượng, tiến độ, Bộ GTVT đề nghị Bộ công an phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện.

“Để đảm bảo việc triển khai tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phải là dự án mẫu, phòng chống thấm tham, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Bộ GTVT đề nghị Bộ công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác động GPMB, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và trong suốt quá trình thi công. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bô công an trong quá trình thực hiện”, văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ.

Có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia đấu thầu 3 dự án cao tốc Bắc-Nam?

Theo báo cáo của Bộ GTVT, tại 3 dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển sang vốn đầu tư công đã có hơn 50 doanh nghiệp tham gia dự thầu và sẽ là cơ hội rất mở với các đơn vị xây lắp khi đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chí theo đúng quy định của pháp luật.

“Tính đến ngày 14/9/2020, Ban quản lý dự án Thăng Long và Ban quản lý dự án 7 đã phát hành 360 bộ hồ sơ mời thầu cho 157 nhà thầu mua”, đại diện Bộ GTVT cho biết.


Các giai đoạn đầu tư cao tốc Bắc Nam.

Cụ thể, dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 có 60 nhà thầu mua 140 hồ sơ mời thầu/5 gói thầu xây lắp. Dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết có 62 nhà thầu mua 142 hồ sơ mời thầu/4 gói thầu xây lắp. Dự án Phan Thiết-Dầu Giây có 35 nhà thầu mua 78 hồ sơ mời thầu/4 gói thầu xây lắp.

“Đến thời điểm hiện nay, cả 13/13 gói thầu thuộc 3 dự án đã được mở thầu thành công và chuyển sang giai đoạn đánh giá Hồ sơ dự thầu. Các nhà thầu tham gia đấu thầu dự án với tư cách là nhà thầu liên danh, một số nhà thầu tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập,” đại diện Bộ GTVT thông tin.

Đơn cử, dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 (với 5 gói thầu) có 15 hồ sơ dự thầu thì 11 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách là nhà thầu liên danh; 4 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách nhà thầu độc lập. Dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết (với 4 gói thầu) có 16 hồ sơ dự thầu, trong đó 13 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách là nhà thầu liên danh; 3 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách nhà thầu độc lập.

Dự án Phan Thiết-Dầu Giây (gồm 4 gói thầu) đã có 13 hồ sơ dự thầu, trong đó 10 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách là nhà thầu liên danh; 3 hồ sơ dự thầu tham gia với tư cách nhà thầu độc lập.


Ba dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển sang vốn đầu tư công đã thu hút được nhiều nhà thầu tham gia và Bộ Giao thông Vận tải cam kết sẽ lựa chọn nhà thầu tốt nhất để thi công.

“Như vậy, trong 360 bộ hồ sơ mời thầu được phát hành có 44 hồ sơ nộp dự thầu, trong đó 34 nhà thầu tham gia với tư cách là Liên danh và 10 nhà thầu tham gia với tư cách độc lập. Có khoảng 50 doanh nghiệp xây lắp tham gia dự thầu với tư cách tham gia nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập,” đại diện Bộ GTVT cho hay.

Hiện nay, các Ban quản lý dự án đang tích cực đánh giá hồ sơ đấu thầu đảm bảo kết quả đánh giá chính xác, tuân thủ quy định. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thực hiện theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, phối hợp chặt chẽ với các Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ trong quá trình thẩm định để trình Bộ GTVT phê duyệt các bước đánh giá đáp ứng tiến độ khởi công 1 gói thầu/1 dự án vào cuối tháng 9/2020 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.

Lo dự án cao tốc Bắc – Nam vào tay nhà thầu không có năng lực

Thời gian qua nhiều người dân và cử tri cả nước lo ngại việc triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam rơi vào tay nhà thầu không có năng lực, uy tín, dẫn đến đội vốn và kéo dài thời gian thi công.

Có ý kiến cử tri lo ngại dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam rơi vào tay nhà thầu không có năng lực.

Trả lời chất vấn và cử tri, Bộ GTVT khẳng định: luôn xác định năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các nhà thầu xây lắp, tư vấn...bởi điều này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, chất lượng các công trình giao thông.

"Thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành các chỉ thị và văn bản chỉ đạo, quán triệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về đấu thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng… để lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính lành mạnh thi công các dự án công trình giao thông", Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT khẳng đinh việc lựa chọn được các nhà thầu có năng lực thi công, uy tín triển khai dự án là một trong các yếu tố quyết định thành công của dự án, do đó luôn quán triệt và chỉ đạo ban quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên rà soát cập nhật, nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan để kịp thời xây dựng và ban hành các quy định trong công tác điều hành, quản lý dự án; hồ sơ mời thầu quy định chặt chẽ về năng lực, kinh nghiệm, tài chính.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng việc lựa chọn các nhà thầu thực sự đáp ứng được năng lực, có kinh nghiệm chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và tiến độ thi công các dự án quan trọng này.

Nhấn mạnh công tác lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng việc lựa chọn các nhà thầu thực sự đáp ứng được năng lực, có kinh nghiệm chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và tiến độ thi công các dự án quan trọng này.

“Dự án phải tổ chức tuyển chọn được các nhà thầu có năng lực tốt về nhân lực, trang thiết bị và tài chính, có kinh nghiệm để thi công đồng thời lựa chọn được các tư vấn giám sát đảm bảo năng lực, trách nhiệm cao; đáp ứng được những giải pháp bao gồm cả giải pháp về công nghệ nhằm đảm bảo công tác giám sát tiến độ của dự án một cách chặt chẽ, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT cũng đã cụ thể hóa các điều khoản trong hợp đồng về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, về xử lý vi phạm tiến độ, chất lượng và thưởng, phạt hợp đồng làm cơ sở kiểm tra, giám sát, quản lý hợp đồng; công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, đồng thời tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm các tồn tại, hạn chế./.

Phi Long/VOV.VN 

Không hiểu Bộ GTVT có nắm được chức năng nhiệm vụ của Bộ CA? Hay là Bộ này muốn “bắn” một phần trách nhiệm cho Bộ khác, nếu sau này có sai phạm xảy ra? Muốn giám sát công trình xây dựng thì phải tham gia từ mọi giai đoạn, từ lập dự án cho đến khi hoàn thành. Nếu chỉ đứng “xem một khúc” thì sao giám sát được?

Thương Giang

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét