Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Nga hỏi ngược phương Tây mưu đồ ám sát Navalny

Cập nhật lúc 08:56    

Phái bộ thường trực của Nga đã gửi câu hỏi cho Nghị viện Châu Âu về mưu đồ ám sát nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.

Thông tấn TASS mới đây dẫn thông tin từ Phái bộ thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) đã đặt câu hỏi gửi tới các thành viên của Nghị viện châu Âu và EU xung quanh vấn đề cáo buộc nhằm vào nhà hoạt động người Nga Alexei Navalny.

Nga hoi nguoc phuong Tay muu do am sat Navalny

Ông Alexei Navalny được đưa từ Bệnh viện Cấp cứu số 1 Omsk lên máy bay để sang Đức hôm 22/8. Ảnh: REUTERS

Trong các nội dung này, phía Nga chỉ ra 2 "dấu hỏi lớn" mà các quốc gia thuộc EU đã cáo buộc Moscow.
Tài liệu được công khai trên trang điện tử của tổ chức này.
"Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã chứng kiến ​​một chiến dịch thông tin đang phát triển nhanh chóng ở EU - cả trong giới chính thức và phương tiện truyền thông - về một sự cố xảy ra với một nhà hoạt động chính trị Nga Alexey Navalny vào ngày 20/8/2020" - tài liệu có đoạn.
Phái đoàn Nga "không tự nhận là chuyên gia về chất độc học" song đã đưa ra các mâu thuẫn trong lập luận của phương Tây.
"Lý do nào chính quyền Nga quyết định sử dụng chất độc thần kinh hóa học cấp quân sự của nhóm Novichok, chất độc thuộc lệnh cấm của CWC, ở một thành phố nửa triệu dân của Nga và sau đó cố cứu mạng anh ta và cho phép anh ta điều trị y tế ở nước ngoài, quốc gia có thể mò ra được chất độc là Novichok?
Đâu là lý do để chính quyền Nga đầu độc Alexei Navalny nếu dựa vào mức độ nổi tiếng của người đàn ông này. Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Levada thực hiện vào tháng 7/2020, mức độ nổi tiếng của ông Alexei Navalny chỉ chưa được 2%" - tài liệu nêu 2 câu hỏi.
Phía Nga cũng nhấn mạnh thêm về tính thuyết phục của cuộc khảo sát thực hiện bởi Trung tâm Levada, đây vốn là một tổ chức nghiên cứu xã hội học nghiên cứu độc lập và phi chính phủ.
  
Nga hoi nguoc phuong Tay muu do am sat Navalny

Bệnh viện Charite nơi ông Navalny đang được điều trị. Ảnh: GETTY IMAGES

Phía Nga đã nhiều lần bác bỏ khả năng tiến hành đầu độc ông Navalny và nhấn mạnh rằng đây là một công dân Nga, Moscow không có lý do để tiến hành một vụ đầu độc vào người đàn ông này. Chưa kể, họ có nhiều cách để thực hiện mục tiêu sám sát Navalny thay vì lựa chọn một chất độc thần kinh kịch độc vốn sẽ gây ảnh hưởng đến các cư dân khác và gây sự chú ý hơn.
Chưa kể, các nhà khoa học được ví là "cha đẻ" của nhóm chất độc Novichok khẳng định các triệu chứng như "đau bụng" "la hét" của ông Navalny không giống với triệu chứng của một người bị nhiễm chất độc thần kinh cực mạnh như Novichok. Những người bị nhiễm sẽ lên cơn co giật và bị phỏng nếu chất độc ngấm vào da. Chưa kể, những người ở chung một không gian với ông Navalny cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Đáng nói là điều này càng vô lý hơn khi các bác sĩ Đức khẳng định đã tìm thấy chất độc trên cánh tay của ông Navalny.
Tuy nhiều bằng chứng chưa được công bố hay lý giải, các thành viên châu Âu đã nhanh chóng xác nhận mẫu chất độc trên cánh tay của ông Navalny là Novichok rồi đổ lỗi cho Nga bởi đây là một chất độc quân sự được phát triển từ thời Liên Xô.
Trước đó, các thông tin mâu thuẫn về chuẩn đoán của bác sĩ Nga và Đức đã được lan truyền trên các phương tiện truyền thông phương Tây.
Cụ thể, Reuters dẫn một số nhân viên y tế tại  Bệnh viện Thành phố Omsk (Siberia) cho biết các thông tin trái ngược với tuyên bố của chính quyền Nga về thể trạng sức khỏe của ông Navalny.
 
Nga hoi nguoc phuong Tay muu do am sat Navalny
 
Ông Navalny đang được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Năm nguồn tin tại Omsk tiết lộ riêng với Reuters rằng đường huyết và chức năng chuyển hóa của cơ thể ông Navalny khi được cấp cứu trên máy bay và tại sân bay Omsk là bình thường, khác với thông tin từ chính quyền Nga cho thấy, khi được đưa đến Bệnh viện Cấp cứu số 1 ở Omsk, ông Navalny có mức đường huyết cao gấp bốn lần bình thường và có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa.
Ba nguồn tin ở Omsk (tự nhận đã tiếp xúc với bốn y tá từng chăm sóc ông Navalny trên máy bay và tại sân bay Omsk - trước khi bệnh nhân được đưa đến phòng cấp cứu) cho biết xét nghiệm đường huyết của ông Navalny ở mức bình thường (3-5 mmol trên lít máu).
"Đó không phải bệnh tiểu đường. Tất cả đều được kiểm tra cùng một lúc và loại trừ (khả năng ông Navalny mắc tiểu đường - PV). Các chỉ số bình thường, không có vấn đề gì về chuyển hóa carbohydrate" - ba nguồn tin này nói với Reuters nhưng không chia sẻ báo cáo chi tiết kết quả các xét nghiệm trên.
Hai nguồn tin khác liên quan tới hoạt động cấp cứu ông Navalny tại sân bay Omsk cũng cho biết đường huyết của bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
Bốn trên năm nguồn tin trên nói rằng các nhân viên cấp cứu nghĩ rằng ông Navalny có vẻ bị ngộ độc, gần như mất nhận thức chứ không có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa.
Bác bỏ thông tin này của Reuters, Trưởng khoa Chống độc tại Bệnh viện Cấp cứu số 1 Omsk, bác sĩ Alexander Sabaev cho biết đường huyết của ông Navalny lúc nhập viện là 13 mmol trên một lít máu, cao hơn nhiều so với mức bình thường.
Đồng thời, "các thông số trao đổi chất chỉ có thể được xác định bằng phân tích sinh hóa, điều này chỉ có thể được tiến hành ở bệnh viện" - ông Sabaev giải thích lý do thông tin từ các nguồn của Reuters  ở sân bay là không xác thực.
Ông Sabaev cho biết khi nhập viện, ông Navalny có dấu hiệu dần chìm vào hôn mê. Đồng thời, atropine - một loại thuốc dùng trong điều trị bệnh nhân nghi ngộ độc - không nằm trong phát đồ điều trị đầu tiên cho chính trị gia này.
Dù vậy, do ban đầu các bác sĩ cũng nghi ngờ ông Navalny bị nhiễm độc và dưới áp lực của gia đình bệnh nhân, atropine với liều lượng thấp đã được thêm vào các loại thuốc cho ông Navalny - ông Sabaev chia sẻ hồi tuần trước.
Cũng trong tuần trước, ông Sabaev nói rằng kết quả các xét nghiệm tại bệnh viện trả về sau đó  không cho thấy bất kỳ dấu vệt nào của chất độc. Do đó, sau khi nhận được các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ Nga đã loại trừ khả năng bệnh nhân bị nhiễm độc.
Tuy nhiên, ngay cả khi có các vấn đề kỹ thuật y tế như vậy, phía Nga cũng vẫn sẵn sàng trao đổi thông tin với phía Đức để làm sáng rõ vấn đề cũng như trao đổi các thông tin y khoa. Đáng tiếc là phía bệnh viện Charite tại Berlin đã từ chối hợp tác.
Các tài liệu về vụ việc của ông Navalny đã được Chính phủ và giới chức quân sự Đức gửi đến tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) trong khi liên tục hối thúc Nga điều tra vụ việc.
(Theo Đất Việt) Huy Vũ

Vụ “bài binh” nhằm chống Nga của phương Tây lần này không kín kẽ được như vụ ở Anh.

Một nhân vật vô danh tiểu tốt trên vũ trường chính trị Nga (chỉ 2% người ủng hộ) sao lại có thể là lí do để Nga ra tay đánh đổi uy tín của mình? Còn ông Putin với uy tín, tài năng cao như vậy liệu ông có biết đến sự tồn tại của nhân vật Navalny? Lẽ ra phương Tây phải chọn nhân vật có tên tuổi hơn một chút. Nhưng làm thế thì lại mất quân bài vì ngộ nhỡ người đó thiệt mạng thật.
Xem ra một số thế lực ở phương Tây vẫn kiên trì chống lại nước Nga, chống ông Putin bất chấp thủ đoạn đê tiện!
Thương Giang 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét