Nhiều câu hỏi sau một vụ án oan: Bất thường trong tố tụng
Cập nhật lúc
09:13
Điều tra viên
nhận gỗ của gia đình bị can, và nguyên Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều
tra - người phụ trách vụ án, từng hẹn gặp riêng để “thương lượng” về việc kê
biên ngôi nhà có nhiều dấu hiệu sai phạm...
Bà Nguyễn Thị Hòa bị bệnh thận giai đoạn cuối sống lay lắt ở nhà trọ.
Ảnh: PXD
Lúc đầu cơ quan CSĐT tỉnh Quảng Trị ra lệnh kê biên tài sản gia
đình ông Phan Chí Lộc để phục vụ công tác điều tra, trong đó có ngôi nhà của
họ đang cư trú tại 69-Nguyễn Huệ, thị xã Đông Hà.
Tuy
nhiên sau đó cũng chính cơ quan này lại có công văn ngày 15/10/2007 gởi BIDV
Quảng Trị, cũng với chữ ký của Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Nguyễn Đức Cảm
(hiện là đại tá, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị - PV) lại phủ nhận quan
điểm của chính cơ quan này khi ra lệnh kê biên, mâu thuẫn với chính
quyết định kê biên trước đó: “Quá trình điều tra xác định: Ngôi nhà của Phan
Chí Lộc đã thế chấp cho ngân hàng từ năm 2005, việc thế chấp tài sản này phát
sinh trước khi Lộc thực hiện hành vi phạm tội”.
Lẽ
ra sau khi xác định lại như vậy, thì CSĐT tỉnh Quảng Trị phải hủy bỏ lệnh kê
biên, trả lại tài sản cho chủ nhân, để gia đình và ngân hàng giao dịch với
nhau trong quan hệ dân sự, hành chính bình thường. Thế nhưng cơ quan này lại
tiếp tục có ý kiến can thiệp vào chuyện tài sản thế chấp, không đúng thẩm
quyền của mình.
Cụ
thể, công văn này ghi rõ: “...các tờ trình của ngân hàng là có căn cứ nên cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị có ý kiến như sau: - Đồng ý giao ngôi nhà 69
Nguyễn Huệ, phường 1, TX Đông Hà của Phan Chí Lộc đã thế chấp cho Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV- Chi nhánh tỉnh Quảng Trị để ngân hàng xử
lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật nhằm thu hồi nợ vay cho Nhà
nước; -Việc xử lý ngôi nhà của Phan Chí Lộc phải có sự tham gia của Cơ quan
CSĐT và phải thông báo ngày giờ xử lý để Cơ quan CSĐT ra quyết định hủy bỏ
lệnh kê biên tài sản”.
Ngày
21/12/2007, BIDV Quảng Trị phát mãi quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với
giá khởi điểm là 800.000.000 đồng. Tiếp đến, ngày 27/12/2007 tài sản thế chấp
đã được ra đưa đấu giá. Tuy nhiên, hồ sơ đấu giá không có tài liệu nào thể
hiện đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của
pháp luật. Sau đó, chỉ có một người tham gia đấu giá là ông N.V.H, và người
này trúng đấu giá với giá 800.100.000 đồng, cao hơn giá khởi điểm đúng
100.000 đồng!
BIDV
Quảng Trị lập hội đồng định giá vào ngày 21/12/2007, nhưng đến ngày
24/12/2007 CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị mới ra quyết định hủy lệnh kê biên tài
sản. Điều này có nghĩa là ngân hàng định giá tài sản khi nó vẫn còn thuộc
quyền quản lý của CSĐT?
Một
điều đáng nói nữa là BIDV tỉnh Quảng Trị phối hợp với cơ quan CSĐT tỉnh Quảng
Trị thực hiện phát mãi tài sản thế chấp khi chỉ có giấy đề nghị có chữ ký của
một mình bà Nguyễn Thị Hòa (giấy ghi ngày 19/7/2007). Trong khi mãi đến ngày
28/11/2007 thì ông Phan Chí Lộc mới từ trại tạm giam có giấy ủy quyền cho bà
Hòa toàn quyền xử lý tài sản. Trong lúc theo quy định của pháp luật, trường
hợp này phải có cả hai vợ chồng cùng ký tên vào giấy đề nghị bán tài sản
thế chấp.
Biên bản
điều tra viên tiêu cực (mặt trước và mặt sau) Ảnh: PXD
Ðiều
tra viên nhận gỗ của gia đình bị can
Trong
quá trình diễn biến vụ án hình sự với nạn nhân là vợ chồng ông Phan Chí Lộc,
điều tra viên Nguyễn Thanh Tịnh đã có hành vi khuất tất trong hoạt động tư
pháp.
Cụ
thể, theo “Biên bản làm việc điều tra viên tiêu cực trong tư pháp” được cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị lập ngày 14/7/2015 đã chứng tỏ điều này.
Cuộc họp này có sự tham gia của các ông Nguyễn Bá Ngọc, đại tá, Phó thủ
trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị, hai cán bộ điều tra, ông Phan Chí
Lộc, cùng ông Nguyễn Thanh Tịnh, cán bộ Phòng PC.45 (CSĐT), là điều tra viên
trong vụ án hình sự nói trên, người trực tiếp tham gia việc kê biên và phát
mãi tài sản thế chấp.
Buổi
làm việc này nhằm giải quyết nội dung tố cáo của ông Lộc về cán bộ công an
Nguyễn Thanh Tịnh đã nhận của vợ ông Lộc 4 phác gỗ, gồm 3 phác gỗ hương và
một phác gỗ lát vào năm 2007. Ông Tịnh trình bày: Năm 2007, bà Hòa vì tình
cảm cá nhân nên đã cho ông Tịnh 4 phác gỗ nói trên, nay ông Lộc đòi lại. Cuộc
họp đã đi đến thống nhất: “Ông Tịnh phải trả cho ông Lộc 17.000.000 đồng để
bồi thường giá trị 4 phác gỗ nói trên; ông Phan Chí Lộc chấm dứt việc tố cáo
ông Nguyễn Thanh Tịnh”.
Có
thêm một tình tiết rất quan trọng cần được làm rõ. Mới đây, gia đình ông Phan
Chí Lộc cho chúng tôi biết việc Phó giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Đức Cảm từng
thông qua một luật sư tên là Cầu để gặp ông Lộc nói chuyện. Cuộc nói chuyện
và thương lượng gồm ba người, là luật sư Cầu, ông Lộc và ông Cảm diễn ra tại
nhà ông Cầu ở phường 2, Đông Hà (Quảng Trị).
Theo
băng ghi âm dài 23 phút mà ông Lộc có được, thì luật sư Cầu có nói đại ý
rằng: Anh Cảm cũng có đặt vấn đề với tôi... Về chuyện ngôi nhà thì anh
Cảm cũng có phần trách nhiệm, coi như đây là sự hỗ trợ, còn nếu nói đền bù
thì đó là việc của nhà nước, nếu hai bên (tức ông Lộc và ông Cảm) có
thể thỏa thuận(?!). Cuộc gặp dừng ngang đó với lời dặn của ông Cầu rằng
hai bên nên suy nghĩ thêm để có thể gặp lại thống nhất với nhau. Nhưng rốt
cuộc sau đó chuyện thương lượng cũng không thành.
Gia
đình ông Phan Chí Lộc và dư luận hiện đang rất mong chờ công lý được thực thi
trọn vẹn.
(Theo
Tiền Phong) Phạm Xuân Dũng
|
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét