Giáo
dục, góc nhìn qua lăng kính “đột phá” (2)
Cập nhật lúc 16:35
Phải chăng thay vì dành thời gian đi tìm triết lý
giáo dục, việc “đột phá” cần làm ngay là xây dựng một bộ tham mưu giáo dục
dám làm, dám chịu trách nhiệm.
(Tiếp theo phần 1)
Ý kiến “Phải
tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế …” vận dụng vào thể chế kinh
tế có thể dễ bàn thảo bởi nền kinh tế chúng ta đang vận hành là “Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Chỉ với câu nói
ngắn gọn như vậy người ta vẫn hiểu đầy đủ bản chất của nền kinh tế đất nước
ta giai đoạn này. Chính vì vậy “đột phá thể chế kinh tế” từ nội hàm đến ngôn
ngữ có thể bao gồm ba khả năng:
- Nền kinh tế
thị trường định hướng;
- Nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa;
- Nền kinh tế
thị trường.
Giữ nguyên như
cũ là không “đột phá”, lựa chọn phương án nào trong ba phương án nêu trên là
công việc của các nhà hoạch định chiến lược nhưng chắc chắn không thể “đột
phá” khi bỏ cụm từ “Nền kinh tế thị trường” bởi đó là đặc trưng mà thế giới
đã thừa nhận.
Vậy khi chưa có
một triết lý giáo dục được diễn tả ngắn gọn (như
kinh tế) mà bàn về đột phá trong giáo dục phải chăng là hơi vội?
Vậy phải chăng
đột phá đầu tiên là tập hợp các “nguyên khí quốc gia”
để bàn bạc, thống nhất đưa ra một triết lý giáo dục cho toàn dân góp ý?
Làm sao để chọn được người có tâm, có tài,
hết lòng vì công việc chung? (Ảnh minh hoạ: Doanhnhansaigon.vn)
Nếu không thể
tồn tại lâu dài thì ít nhất triết lý giáo dục ấy cũng phải tiệm cận chân lý
trong vòng 60 năm, quãng thời gian từ lúc đứa trẻ vào mẫu giáo đến khi có thể
đi làm kiếm sống rồi nhận sổ hưu.
Báo điện tử
Dangcongsan.vn viết: “Lựa chọn cán bộ có tâm, xứng tầm”. [4]
Báo
Nhandan.com.vn viết: “Lựa chọn những cán bộ có tâm, có tài, hết mình vì công
việc chung”. [5]
“Tâm” được đặt
trước “tầm” hoặc “tài” cho thấy quan điểm lãnh đạo của đảng là hệ thống chính
trị trước hết cần những con người tâm đức, sau đó mới là tài năng.
Vậy phải chăng
đây chính là những gì mà triết lý giáo dục Việt Nam phải hướng tới?
Và cách đặt vấn
đề này có đưa chúng ta quay về với triết lý giáo dục Việt Nam tồn tại hàng
ngàn năm qua, đó là “Tiên học lễ, hậu học văn”?
“Lễ” dạy cho
con người có tâm, “văn” dạy cho con người có tài.
Nếu một nền
giáo dục vận hành theo một triết lý nào đó hoàn thành sứ mệnh đào tạo các thế
hệ công dân vừa có tâm, vừa có tài thì tại sao chúng ta lại e ngại, thậm chí
là ruồng bỏ triết lý đó suốt mấy chục năm cho đến gần đây?
Không ít ý kiến
cho rằng không thể diễn đạt “triết lý giáo dục” chỉ bằng một câu nói ngắn gọn
và vì thế có những gợi ý dài hàng chục dòng!
Câu nói diễn
đạt triết lý giáo dục bên cạnh việc mang thông điệp về một nền giáo dục dân
tộc, nhân văn, khoa học phải đạt được tiêu chí ngắn gọn, súc tích, dài hàng
chục dòng thì ai nhớ.
Ngành Du lịch
từng được du khách tán thưởng qua câu quảng bá (Slogan) “Việt Nam, vẻ đẹp
tiềm ẩn” (Vietnam, hidden beauty). Hãng công nghệ toàn cầu Apple đưa ra triết
lý “Think different” (Hãy nghĩ khác đi). Còn hãng Honda là “The Power Of
Dream” (Động lực cho mơ ước).
Giới tinh hoa
tốn khá nhiều công sức tổ chức hội thảo, bàn luận về “Triết lý giáo dục Việt
Nam” nhưng tựu trung lại chẳng cá nhân, tổ chức nào đưa ra được một triết lý
khả dĩ, vậy chẳng lẽ “Triết lý giáo dục của Việt Nam là không có triết lý nào
cả”?
Nếu không tìm
được thì vì sao không quay về với triết lý mà cha ông để lại?
Liệu có phải
nhiều người chỉ muốn “con hơn cha là nhà có phúc” nên có sự lo ngại “con
không hơn cha thì nhà … vô phúc”?
Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nêu ý kiến: “Có thể sẽ có các cuộc
trưng cầu ý dân về triết lý giáo dục và việc đưa triết lý giáo dục vào luật
như thế nào. Triết lý giáo dục có thể gói trong 5-10 chữ nhưng thể hiện được
rõ vấn đề giáo dục sẽ phải giải quyết, hướng đến”. [6]
Luật Giáo dục
sửa đổi đã ban hành và có hiệu lực từ 01/07/2020, nhiệm kỳ Bộ trưởng cũng sắp
kết thúc nhưng vẫn không thấy cuộc trưng cầu ý dân mà Bộ trưởng Nhạ đề cập.
“Trưng cầu ý
dân” là vấn đề lớn, liên quan đến luật pháp nên không dễ thực hiện. Tuy nhiên
trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm theo luật định, Bộ Giáo dục và Đào tạo
có thể đưa ra một dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Tập hợp ý kiến của hàng chục
triệu người Việt chẳng lẽ không hình thành được triết lý giáo dục?
Đến thời điểm
này, liệu thời gian còn đủ để Bộ trưởng Nhạ thực hiện lời nói hay sẽ “nhường
nhiệm kỳ sau giải quyết”?
Nền giáo dục
Việt Nam ngày nay và tương lai phải đào tạo được một thế hệ công dân toàn
cầu. Đó là thế hệ người Việt biết “Think different”, biết tạo ra “The Power
Of Dream” và học được cách chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Đó vừa là nhiệm
vụ, vừa là mục tiêu mà giáo dục hướng tới và phải chăng đó cũng là triết lý
giáo dục thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Người Nhật
thống nhất một quan điểm, đó là “không cố gắng biến con cái họ thành người
lớn khi chúng chưa sẵn sàng cho điều đó”.
Thế nhưng những
“bộ óc siêu đẳng” của giáo dục Việt Nam đang bắt trẻ con lớp 1 phải học tới 8
môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tự nhiên và xã
hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm) và 1 môn tự chọn (tiếng Anh)
trong khi các cháu còn chưa biết đọc, viết tiếng Việt.
Trẻ em phải
được cảm thấy mình là trẻ em, chúng phải được vui đùa, trêu bạn, gây ồn ào
trong lớp, phải được nghịch đất,...
Tước bỏ “quyền
được nghịch” của trẻ em là sai lầm của giáo dục.
Nhưng một lớp
nhồi đến 60-70 học sinh, sân trường bé tí tẹo thì lấy đâu chỗ cho trẻ em đùa
nghịch?
Theo quy định
tại một số văn bản (Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT) diện tích các trường phải
bảo đảm tối thiểu 6 m2/một học sinh.
Cả nước có
khoảng 20 triệu học sinh và như vậy cần dành khoảng 120 triệu mét vuông đất,
tức là cần khoảng 12.000 ha cho toàn bộ hệ thống trường phổ thông.
Một bài báo
đăng trên Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
về tình trạng xây các sân golf cho biết:
“Tổng diện tích
đất cho các dự án này lên đến 49.000 ha, trong đó khoảng 15.000 ha dành cho
sân golf, diện tích còn lại là kinh doanh bất động sản, nhà nghỉ, biệt thự,
nhà hàng…”. [7]
Đất dành cho
sân golf là 15.000 ha, dành cho trường học là 12.000 ha.
Báo Dansinh.vn
– cơ quan của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đăng bài: “Hà Nội: Chen chúc
70 bé trong một lớp”, bài báo nêu cụ thể:
“Năm học
2017-2018, khối lớp 1 Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà
Nội) chỉ có tám lớp, sĩ số 50 em/lớp. Thế nhưng năm học này, số học sinh (HS)
lớp 1 của trường là 67-69 HS/lớp”. [8]
Cũng tại Hà
Nội, sân golf Long Biên 27 lỗ nằm ở phường Phúc Đồng, quận Long Biên chiếm
diện tích 119 ha.
Sân golf dành
cho ai và trường học dành cho ai?
Một đất nước mà
ở tầm vĩ mô, tổng diện tích dự kiến dành cho sân golf nhiều hơn diện tích
dành cho trường học thì giáo dục sẽ thế nào?
Năm học
2020-2021 đã bắt đầu, chỉ riêng chuyện sách giáo khoa
lớp 1 đã đầy rẫy bất cập. Với mấy chục đầu sách mà các “cai thầu giáo
dục” cố nhồi vào chiếc ba lô cho học sinh lớp 1, vẹo xương hay còng lưng là
điều khó tránh khỏi.
Nhưng cuối cùng
thì ai phải chịu trách nhiệm?
Không ai cả.
Còn ai phải
chịu hậu quả?
Câu trả lời là
không cần thiết bởi phàm là người Việt có tâm huyết, ai cũng biết.
Vậy phải chăng
thay vì dành thời gian đi tìm triết lý giáo dục, việc “đột phá” cần làm ngay
là xây dựng một bộ tham mưu giáo dục với những cá nhân dám làm và dám chịu
trách nhiệm về những hành động của mình?
Chắc chắn còn
nhiều điều có thể viết về “rừng”.
(Còn nữa)
Tài
liệu tham khảo:
[4]
http://dangcongsan.vn/dua-nghi-quyet-trung-uong-6-trung-uong-7-vao-cuoc-song/tin-tuc/bai-3-lua-chon-can-bo-co-tam-xung-tam-509158.html
[5]
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/lua-chon-nhung-can-bo-co-tam-co-tai-het-minh-vi-cong-viec-chung-615951/
[6]
https://tuoitre.vn/triet-ly-giao-duc-cua-vn-la-gi-20190108084116038.htm
[7]
http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Thuc-trang-phat-trien-san-golf-tai-Viet-Nam-va-nhung-nguy-co-tac-dong-den-moi-truong-1011
[8]
https://baodansinh.vn/ha-noi-chen-chuc-70-be-trong-mot-lop-78635.htm
(Theo GDVN) Xuân
Dương
|
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét