Giáo dục Thủ đô mải mê làm dịch vụ,
nhiệm vụ chính trị để ai lo?
Trong
bài viết trước, Động lực làm "song bằng" và bóng dáng
mậu dịch viên Hà Nội, chúng tôi đã nêu vấn đề
Hà Nội đang tập trung ngân sách và chính sách chăm lo cho con nhà khá giả, mà
ít quan tâm tới điều kiện học hành cho con em gia đình lao động.
Những hoạt động dịch vụ giáo dục có thu
phí trong trường công lập nhân danh "bồi dưỡng nhân tài", "hội
nhập quốc tế", trường chất lượng cao hay song bằng, song ngữ đang đi
ngược lại quy định của nhà nước (Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018), thậm
chí trái cả đường lối chủ trương của Đảng.
Hà Nội vẫn duy trì trường chuyên lớp chọn trá hình ở bậc trung
học cơ sở?
Ngày
10/7 trong buổi giao lưu trực tuyến "Học song bằng từ lớp 6: Băn khoăn và kỳ vọng" trên Báo Nhân Dân điện tử, trả lời một
câu hỏi khác về việc tại sao Hà Nội lại hạ điểm chuẩn vào các lớp 6 song
bằng, bà Bùi Thị Minh Nga cho biết:
"Phần lớn các cháu đỗ điểm cao lại rơi vào những cháu đã đỗ
trường chuyên, nên sau khi cân nhắc, chúng tôi cũng chưa biết lý do tại sao
phụ huynh lại chọn các cháu học lớp chuyên;
Có thể vì chuyên có nhiều điểm lợi hơn so với song bằng, dù sao
song bằng đây cũng là lần đầu tiên.
Nhưng tôi cho rằng, một trong những lý do có thể giải thích,
song bằng có học phí khá cao 5,6 triệu đồng. Cho nên chúng tôi phải hạ chuẩn
để các nhà trường được đón nhận và vẫn bảo đảm quyền lợi của các con."
Ngày
21/6/2018, Báo Tiền Phong Online có bài "Hà Nội: 5000 học sinh thi tuyển chương trình song bằng",
bài báo cho biết, ngày 20/6, hơn 5.000 học sinh Hà Nội đã tham gia ngày thi
tuyển vào lớp 6 hệ song bằng tại 4 điểm thi.
Chỉ tiêu "thí điểm" hệ song
bằng tại 7 trường trung học cơ sở công lập Hà Nội năm nay là 350 em, nếu con
số Báo Tiền Phong Online đưa ra như trên là chính xác, thì tỉ lệ
"chọi" vào các lớp song bằng quả thực rất lớn, 1 "chọi"
14. [1]
Với con số thí sinh dự thi tuyển vào
lớp 6 hệ song bằng đông như vậy mà phải hạ điểm chuẩn vì các em đỗ song bằng,
đồng thời đỗ cả lớp chuyên, thì con số "tháo chạy" khỏi song bằng
sang trường chuyên, lớp chuyên không phải là nhỏ.
Vấn đề đặt ra là, hiện nay Hà Nội đang
duy trì bao nhiêu trường chuyên, lớp chuyên trá hình ở bậc trung học cơ sở?
Phải chăng Hà Nội vẫn đang phớt
lờ Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng?
Ngày
24/4/2015 VOV có bài "Sẽ xử lý nghiêm biến tướng trường chuyên, lớp chọn từ cấp trung học cơ
sở", phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Vinh Hiển khi đó cho biết:
"Chúng ta đã không còn tồn tại hệ chuyên trung học cơ sở từ
năm 1996.
Nếu có trường trung học cơ sở chuyên thì đã xóa ngay từ sau Nghị
quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII yêu cầu “Không tổ chức trường chuyên ở Tiểu học và Trung học cơ sở” ra
đời.
Chỉ có nơi nào đã làm biến tướng hoạt động giáo dục theo kiểu
trường chuyên, lớp chọn ở bậc trung học cơ sở thì phải khắc phục.
Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải trực tiếp chỉ đạo,
quản lý hoạt động của các trường trung học cơ sở, không để xảy ra “biến
tướng” trường chuyên, lớp chọn từ cấp học này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giám sát việc thực hiện
của các địa phương và xử lý nghiêm hoạt động “biến tướng” của các trường
trung học cơ sở."[2]
Như vậy phải chăng bà Bùi Thị Minh Nga
đã vô tình hé lộ một sự thật, đang tồn tại các trường chuyên, lớp chọn
"trá hình" cấp trung học cơ sở ở Hà Nội, bất chấp Nghị quyết của
Trung ương cũng như chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Sở Giáo dục Hà Nội mải mê làm dịch vụ, nhiệm vụ chính trị để ai
lo?
Báo Giáo dục và Thời đại ngày 15/8/2013
có bài "Đề án 35 trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí ta, chất lượng
tây".
Bài
báo cho biết, đã có không ít ý kiến bất bình về đề án này: “Hà Nội xây dựng một số trường
công dành cho con em các gia đình giàu có”.
Đề án này được xây dựng dựa trên Khoản
3, Điều 12, Luật Thủ đô:
Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất
lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục.
Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên
tắc tự nguyện.
Có thể thấy rằng Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội đang hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai bản chất của trường công lập là cung
cấp các dịch vụ giáo dục cơ bản, miễn phí hoặc chi phí thấp do Nhà nước bao
cấp bằng ngân sách.
Cho nên, các cơ sở cung cấp dịch vụ
giáo dục chất lượng cao và thu phí cao tương ứng, không thể là các trường
công lập.
Bởi một khi đã sử dụng cơ sở vật chất
và đội ngũ trường công lập để kinh doanh, thì bản chất công lập không còn,
chưa kể đến việc quản lý tài chính vô cùng phức tạp.
Trường công lập khai thác nội lực của
đất nước để phục vụ con em nhân dân lao động, do Nhà nước hỗ trợ. Cách làm
của Sở Giáo dục Hà Nội đang dần biến trường công thành các trường tư thục trá
hình của một nhóm người.
Do đó, viện dẫn Luật Thủ đô để làm
trường chất lượng cao hay triển khai các dịch vụ gia tăng có thu phí như
"song bằng", trước tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần nghiên
cứu và quán triệt thấu đáo các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa
giáo dục của Đảng, Nhà nước để nắm chắc bản chất, cơ chế hoạt động của trường
công, trường tư.
Đó là chưa kể, Luật Thủ đô chỉ cho phép
Hà Nội mở "một số" trường chất lượng cao, thì Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Nội lên đề án mở 35 trường.
Tiền thuế của dân không thể tùy tiện sử
dụng để làm dịch vụ phục vụ một nhóm người có thu nhập khá giả trong xã hội,
mà sao nhãng trách nhiệm với con em nhân dân lao động, bất luận dưới danh
nghĩa hay hình thức nào.
Nguồn:
[1]https://www.tienphong.vn/giao-duc/ha-noi-5000-hoc-sinh-thi-tuyen-chuong-trinh-song-bang-1288501.tpo
[2]https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/se-xu-ly-nghiem-bien-tuong-truong-chuyen-lop-chon-tu-cap-thcs-396887.vov
(Theo GDVN) Vũ
Thái
|
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét