Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng tiết lộ
hậu trường chụp ảnh khoả thân
Cập nhật lúc 09:45
Các nhiếp ảnh gia Thái Phiên, Đỗ Thuỳ Mai... đã
tiết lộ khá nhiều chuyện hậu trường thú vị khi thực hiện các bộ ảnh khoả thân
nghệ thuật.
Một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định trong
triển lãm. Ảnh: Tùng Long.
Chụp ảnh khỏa thân mà lấm la lấm lét như đi ăn trộm
Mới đây,
trong buổi khai mạc triển lãm “Ảnh nude nghệ thuật” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm tổ chức, nhiếp ảnh gia Thái Phiên chia sẻ rằng, trong 26 năm
cầm máy, ông đã rất trăn trở với đề tài khỏa thân. Ông đã chụp thành công rất
nhiều bộ ảnh khỏa thân với người mẫu nữ nhưng riêng với người mẫu nam thì cả
hai lần thử sức đều thất bại. Bản thân ông cũng từng làm người mẫu khỏa thân
cho một nghệ sỹ tên tuổi tạo tác nhưng cuối cùng cũng không dùng được tấm nào.
“Cả hai lần
chụp mẫu nam khỏa thân tôi đều thất bại. Cứ mỗi lần nhìn sản phẩm mình tạo ra
tôi đều thở dài rồi lẳng lặng cất chúng vào góc tủ. Trong nghệ thuật đòi hỏi
phải có cái cảm, cái cảm đó chính là cảm xúc mà người mẫu mang đến cho mình.
Theo luật hấp dẫn, người mẫu nữ bao giờ cũng tạo cảm hứng cho nhiếp ảnh gia
nam hơn là người mẫu nam. Tôi không có chút cảm hứng nào với người mẫu nam.
Có lẽ vì thế mà trong lĩnh vực ảnh khỏa thân này rất hiếm nhiếp ảnh gia chụp
mẫu nam”, nhiếp ảnh gia Thái Phiên chia sẻ.
Trong triển
lãm ảnh khỏa thân mới đây, nhiếp ảnh gia Đỗ Thùy Mai đến từ Cà Mau là nhiếp
ảnh gia nữ duy nhất có ảnh được chọn trưng bày trong triển lãm. Bà cũng là nữ
nhiếp ảnh gia duy nhất của Việt Nam hiện nay theo đuổi lĩnh vực nhạy cảm này.
Chia sẻ với Dân trí, nhiếp ảnh gia Đỗ Thùy Mai cho biết, bà bắt đầu sáng tác
ảnh khỏa thân từ năm 2000. Nhưng vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên bà không
chụp thường xuyên mà thỉnh thoảng mới chụp một bộ.
“Tôi sống ở
Cà Mau nên sự nhìn nhận về ảnh khỏa thân nghệ thuật còn có nhiều hạn chế chứ
không được cởi mở như một số thành phố lớn. Người ta gán cho người chụp lẫn
người mẫu rất nhiều định kiến. Mỗi lần đi chụp ảnh khỏa thân là phải lấm la
lấm lét như đi ăn trộm vậy. Đích thân tôi phải chuẩn bị cho người mẫu nữ một
cái áo khoác để khi có “động tĩnh” gì là xỏ vô ngay.
Thậm chí, có
nhiều người còn cho rằng, nhiếp ảnh gia Đỗ Thùy Mai bị bệnh hoạn gì mới thích
chụp người mẫu khỏa thân chứ người phụ nữ có gì đâu mà chụp. Nói chung, sự
nhìn nhận của công chúng đối với ảnh khỏa thân còn nhiều định kiến và hẹp hòi
lắm.
Chính triển
lãm lần này là một sự đột phá đối với thể loại ảnh vốn được xem nhạy cảm. Nó
sẽ góp phần thay đổi cách nhìn của công chúng và tạo ra nhiều cơ hội mới cho
những người theo đuổi lĩnh vực này”, nhiếp ảnh gia Đỗ Thùy Mai hé lộ.
Theo nữ
nhiếp ảnh gia này thì vì người đời có nhiều định kiến chưa đúng với việc sáng
tác ảnh khỏa thân nghệ thuật nên bản thân bà đôi khi cũng chùn bước. Việc mời
người làm mẫu cho mình thực hiện các bộ ảnh cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy
nhiên, sau này, khi thông tin được tuyên truyền rộng rãi, các người mẫu cũng
đã mạnh dạn hơn.
“Có một cô
gái ở tận Hà Nội, sau khi xem những bức ảnh khỏa thân nghệ thuật của tôi đã
gọi điện mời tôi ra Hà Nội thực hiện cho cô ấy một bộ ảnh khỏa thân để lưu
lại nét thanh xuân. Cô ấy cũng có tiết lộ rằng, cô ấy rất muốn thực hiện một
bộ ảnh khỏa thân nghệ thuật nhưng không muốn cho nam chụp”, nữ nhiếp ảnh gia
gốc Cà Mau cho biết thêm.
Nhiếp ảnh
gia Đỗ Thùy Mai cho biết, đề tài ảnh khỏa thân nghệ thuật rất
hấp dẫn và
cuốn hút giới nhiếp ảnh nói chung. Đặc biệt là những người thích khám phá và
khai thác vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng người thiếu nữ. Bản thân bà thường
thích hướng đến vẻ đẹp của người thiếu nữ và người phụ nữ đang mang bầu. Tuy
nhiên, chụp ảnh phụ nữ mang bầu rất khó đậm đặc tính nghệ thuật nên bà không
chụp nhiều.
Dung tục ở một tác phẩm không nằm ở bản thân nó!
Phát biểu
trong buổi khai mạc triển lãm, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm chia sẻ, triển lãm ảnh lần này mong muốn tháo bỏ hoàn
toàn tâm lý của người sáng tác cũng như của toàn xã hội khi tiếp cận với ảnh
khỏa thân nghệ thuật. Triển lãm với các tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của tạo hóa,
vẻ đẹp của tạo hình, của nghệ thuật ánh sáng, có giá trị thẩm mỹ, nhân văn,
hướng thiện. Giúp cho người thưởng lãm có cảm nhận và phân biệt thế nào là
ảnh khỏa thân nghệ thuật, thế nào là khỏa thân thiếu thẩm mỹ, thiếu tinh thần
nhân văn.
Nhiếp ảnh
gia Vũ Huyến cho rằng, đây là một cuộc triển lãm ảnh khỏa thân nghệ thuật
mang tầm quốc gia đầu tiên. Nó đã tạo ra một dấu mốc trong sáng tác và công
bố tác phẩm nhiếp ảnh. Ở triển lãm này, quyền lợi 3 phía không có sự xung
đột, đó là quyền lợi của người sáng tác, nhiệm vụ của người duyệt và thị hiếu
của người xem. Cho nên, có thể khẳng định, đây là một triển lãm đáng xem,
khỏa thân ở mức an toàn.
Tác phẩm gây được nhiều sự chú ý trong triển lãm.
Ảnh: Tùng Long.
Chủ tịch Hội
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Vũ Quốc Khánh thừa nhận đối với Việt Nam thì có
thể ảnh khỏa thân nghệ thuật còn hơi mới lạ và chịu nhiều ràng buộc về phong
tục, tập quán, những giá trị truyền thống của Á Đông... nhưng ở phương Tây là
chuyện rất bình thường rồi.
“Tôi cho
rằng đây là triển lãm mang tính khai mở một dòng nghệ thuật của nhiếp ảnh.
Việc tổ chức triển lãm ảnh khỏa thân nghệ thuật đã thỏa mãn được các nghệ sĩ
sáng tác cũng như đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả”,
ông Khánh nói.
Theo ông Khánh,
ảnh khỏa thân nghệ thuật là thể loại rất khó làm. Khó ở chỗ hình thể phụ nữ,
ánh sáng bố cục rất hạn chế, làm thế nào để có tác phẩm mới lạ, làm thế nào
để có tác phẩm khác biệt với những người đã làm nhưng vẫn đảm bảo nghệ thuật
là một câu chuyện không bình thường.
“Nhiều người
thử nghiệm nhưng không thành công cho nên thể loại ảnh khỏa thân nghệ thuật
khác hoàn toàn các thể loại khác. Khó ở chỗ ít điều kiện, ít mô-tuýp, ít góc
độ nhưng đồng thời phải đảm bảo không bị lẫn giữa nghệ thuật và không nghệ
thuật. Đó là cái quan trọng nhất của triển lãm này và đây thực sự là cuộc
khai phá an toàn, hơi thiên về mỹ thuật, tạo sức hút về một thể loại mà chúng
ta đang mong chờ”, ông Khánh bày tỏ thêm.
Nhiếp ảnh
gia Thái Phiên chia sẻ: “Góc nhìn của người cầm máy và góc nhìn của người
thưởng thức có thể khác nhau. Tùy theo mức độ thẩm thấu thẩm mỹ, thị giác của
mỗi người để có thể nhận định bức ảnh. Nhìn chung đứng trước một bức ảnh khỏa
thân mà ta cảm thấy hướng thiện, hướng mỹ mà không mang tính dung tục, gợi dục
thì đó là bức ảnh khỏa thân nghệ thuật”.
Nhiếp ảnh
gia này cũng cho rằng, công chúng khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật
khỏa thân nên có một phông văn hóa tốt nếu không sẽ dẫn đến tình trạng một
tác phẩm khỏa thân nghệ thuật đẹp nhưng bị nhìn thành dung tục. Cái dung tục
ở một tác phẩm không nằm ở bản thân nó mà nằm trong chính suy nghĩ, nhận thức
của người thưởng thức.
Để tạo ra
được một tác phẩm mang dấu ấn sáng tạo cá nhân mà vẫn phù hợp với nhãn quan
phương Đông cần phải có sự thấu hiểu của người cầm máy khiến tính dung tục
trong ảnh khỏa thân nghệ thuật bị triệt tiêu.
Theo Dân trí
|
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét