Gian
lận thi cử ở Hà Giang: Sau phanh phui quyết liệt là gì?
Cập
nhật lúc 10:42
Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã
hội giả tạo và hình thức.
Nhờ phản ánh
của Báo chí và dư luận về những bất thường trong số liệu thống kê về phổ điểm
thi tại Hà Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc để tiến hành điều tra.
Với tinh thần làm việc kịp thời, nhanh chóng và quyết liệt, những chiêu trò
gian lận “hô biến” kết quả thi đã bị phanh phui. Bộ GD&ĐT cũng đã thẳng
thắn thừa nhận và công khai những sai sót, tiêu cực trong công tác tổ
chức thi tại Hà Giang. Tác giả cho rằng đây là hành động bước đầu
rất đáng được ghi nhận của cơ quan chủ quản ngành giáo dục nước nhà.
Dư luận vẫn
đang tiếp tục chờ đợi những hành động tiếp theo của Bộ GD&ĐT trong việc
xử lý các vi phạm nghiêm trọng tại Hà Giang nói riêng và vấn đề minh bạch,
công bằng trong thi cử nói chung. Bởi lẽ, nếu chỉ dừng lại ở việc xử lý các
đối tượng vi phạm và tiếp tục rút kinh nghiệm cho những lần thi sau thì e
rằng sẽ còn những "quả bom" hẹn giờ khác, có điều kín đáo, tinh vi
và khó phát hiện hơn.
Từng nhiều lần
tham gia công tác coi thi tại kỳ thi THPT Quốc gia,
tác giả nhận thấy những quy định, quy trình về thi cử được ban hành luôn theo
xu hướng năm sau chi tiết, thậm chí rườm rà hơn năm trước. Có nhiều thủ tục,
quy trình thậm chí quá chi li và tiểu tiết khiến cho cả giám thị và thí sinh
đều mệt mỏi.
Chung quy lại,
mong muốn của Bộ GD&ĐT đều hướng đến việc tạo ra một kỳ thi công bằng,
minh bạch, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho thí sinh và đặc biệt là phòng ngừa
tiêu cực. Năm nào các quy định mới cũng được cập nhật bổ sung từ kinh nghiệm
của năm trước đó, vậy tại sao tiêu cực vẫn cứ tiếp tục xảy ra?
Khi quy trình chặt nhưng có những kẻ thực
thi tồi
Công bằng mà
nói, Bộ GD&ĐT trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải
cách công tác thi cử, từ cách thức tổ chức thi đến phương thức đánh giá năng
lực người học. Một số hiệu quả từ nỗ lực này đã được chứng minh trên thực tế,
nhưng dường như vẫn thiếu tính toàn diện và chưa thực sự đi vào cốt lõi.
Khi đọc các quy
định về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy việc tổ
chức một kỳ thi sẽ bao gồm nhiều công đoạn, từ ra đề thi, vận chuyển đề thi,
coi thi, chấm thi, xử lý và công bố kết quả. Ở mỗi giai đoạn đều có một quy
trình đi kèm với sự tham gia của nhiều bên. Điểm chung là luôn tồn tại một
lực lượng thực hiện vai trò giám sát, thanh tra cũng như sự tham gia của lực
lượng công an nhằm tạo ra những cơ chế kiểm tra chéo, đối trọng lẫn nhau
phòng chống sự lạm dụng dẫn đến can thiệp vào kết quả thi cử.
Song, thực tế
đã chứng minh, quy định, quy trình có tốt và chặt chẽ đến mức nào cũng sẽ bị
vô hiệu hóa nếu được thực thi bởi những kẻ kém tử tế, không trung thực và cố
ý vi phạm. Đồng thời, một cá nhân khó lòng có thể dùng "vải thưa che mắt
thánh" với cơ chế giám sát, thanh tra hiện hành. Như vậy, ngoài một đối
tượng đã được công khai danh tính, còn những ai tham gia thực hiện hoặc liên
quan đến sai phạm hay không? Bộ GD&ĐT và cơ quan điều tra cần phải có câu
trả lời thích đáng cho người dân cả nước.
Tất cả những
người có trách nhiệm liên quan phải bị lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh,
chứ không thể "đóng cửa bảo nhau". Vấn đề của tiêu cực nằm ở yếu tố
con người. Đâu chỉ ở công tác khảo thí, còn trong công tác giảng dạy, nghiên
cứu. Hiện tượng chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, đạo văn vẫn không
ngừng được thông tin trên truyền thông.
Cần lắm một sự
thanh lọc mạnh mẽ, dứt khoát và toàn diện từ nội bộ những người gắn với sự
nghiệp trồng người. Nền giáo dục nước nhà không thể tiếp tục dung dưỡng những
con người gian dối, xem thường đạo đức và luật pháp. Đây là những chất độc
hại có thể phá vỡ toàn bộ sự nghiệp trồng người và gây hậu quả khôn lường,
bởi giáo dục là cái gốc của một xã hội văn minh. Hậu quả sẽ kéo dài hàng thế
hệ chứ không phải trong một hai kỳ thi.
Sự nghiệp giáo dục không thể chỉ xoay quanh
những kỳ thi
Với truyền
thống khoa bảng bao thế kỷ, tâm lý người Việt nói chung rất coi trọng việc
thi cử. Nhìn lại một chút nền giáo dục Việt Nam của thập niên qua cũng dễ
nhận thấy công tác thi cử là khía cạnh được thay đổi nhiều nhất, thậm chí qua
từng năm. Và cũng chính bởi cách thức quản lý cũng như vận hành nền giáo dục
như hiện nay diễn ra trong thời gian quá dài khiến cho kết quả của kỳ thi tốt
nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học trở thành một đại lượng quyết định tương
lai của một con người.
Thực tế đã
chứng minh, xã hội hiện nay vẫn dung dưỡng cho những người không có năng lực
thực chất nhưng đầy đủ bằng cấp. Một bộ phận không nhỏ những người chỉ cần có
thể bước vào được trường đại học, qua 4 năm sẽ có được tấm bằng cử nhân, bằng
cách này hay cách khác, rồi sau đó, suôn sẻ kiếm được công việc, chỗ đứng
trong xã hội. Đây cũng là một động lực, nguyên nhân sâu xa cho những gian
dối, sai phạm. Và tiêu cực đâu chỉ dừng lại ở công tác thi tuyển đại học, nó
còn gắn liền với quãng đường hậu tuyển sinh cho đến khi có được tấm bằng.
Hoạt động cốt
lõi của giáo dục là dạy và học, thi cử vốn là hoạt động phái sinh để đánh giá
hiệu quả của quá trình đó. Công tác khảo thí tốt sẽ giúp cho việc dạy và học
trở nên thực chất hơn, chứ không thể quyết định chất lượng giáo dục.
Bởi theo lẽ
thường, trong một nền giáo dục và một xã hội coi trọng những giá trị thực,
thì dù anh có điểm thi tuyển sinh đại học cao đến cỡ nào, nếu không có năng
lực cũng khó lòng đáp ứng những chuẩn đầu ra của trường đại học để có tấm
bằng cử nhân. Hoặc nếu bằng cách nào đó, anh có được tấm bằng cử nhân, dù là
loại ưu, nhưng không đi kèm theo đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ tương
xứng, anh sẽ không được trọng dụng tại bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào. Khi đó,
người sở hữu tấm bằng cũng như ngôi trường cấp bằng cho anh ta sẽ bị đánh giá,
sẽ dần bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Người ta sẽ
giảm chạy điểm, chạy trường nếu như sau cánh cửa trường đại học là cả một quá
trình đào tạo và cả đào thải nghiêm túc, một cuộc “chạy đua” học tập, nghiên
cứu, thực hành, chứ không phải “vào được ắt ra được”. Người ta sẽ thôi bất
chấp thủ đoạn can thiệp kết quả thi cử nếu như đó chỉ là những con số chuyển
tiếp sự nghiệp học hành của một con người, chứ không phải là yếu tố trọng yếu
quyết định tương lai.
Nhu cầu và cách
vận hành của xã hội sẽ định hướng tính chất của nền giáo dục, và ngược lại
giáo dục sẽ là yếu tố tác động sự thay đổi của xã hội. Muốn giáo dục đi đúng
hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức. Muốn xã
hội văn minh thì phải bắt nguồn từ một nền giáo dục công bằng, minh bạch và
tử tế.
(Theo VietNamNet) Lưu Minh Sang
|
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét