Chân dung hai đối tượng
xưng nhà báo tống tiền CSGT
Cập
nhật
lúc 16:00
Công an tỉnh Tiền Giang ra quyết định tạm giữ hình sự, mở
rộng điều tra vụ hai đối tượng nhận là nhà báo để tống tiền CSGT.
Ngày 31-7, nguồn tin báo Người
Lao Động cho biết Công an tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự Phan Văn Dũng
(SN 1964, ngụ quận 12, TP HCM, bút danh Dũng Đà Lạt) và Nguyễn Văn Uần (bút
danh Quân, ngụ tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Hai đối tượng này xưng là nhà
báo và có hành vi tống tiền Phòng CSGT Đường bộ (PC67) Công an Tiền Giang.
Bước đầu, đối tượng khai nhận từng làm cộng tác viên báo DT-PT và báo NĐ-ĐS.
Biên bản lời khai cho thấy đứng
đằng sau là một người đàn ông tên Mai Xuân Hiển, phóng viên báo NĐ-ĐS phân
công quay clip CSGT làm nhiệm vụ ngoài đường sau đó tìm đến cơ quan công an
của các cán bộ này để "làm việc".
Chiều
28-7, Hiển gọi điện thoại cho một chỉ huy thuộc PC67, Công an tỉnh Tiền Giang
đăng ký làm việc. Khi đến đây, Hiển trình một tờ giấy giống như thẻ nhà báo và
cất vào túi ngay không cho photocopy.
Tại đây, Hiển cung cấp 1 đoạn
clip của cán bộ CSGT đang làm việc nhưng không có sai phạm. Tuy nhiên, sau đó
Hiển nói: "Sẽ cho đăng báo và báo Ban Nội chính".
Tối cùng ngày, Hiển gọi điện đến
một CSGT Tiền Giang yêu cầu đưa 250 triệu đồng.
Ngoài vụ này, Dũng và Uẩn còn
khai báo cùng một người tên Cương có hành vi tống tiền CSGT ở TP HCM, Đồng
Nai, Quảng Bình...
(Theo
Người Lao Động) MINH SƠN - LÊ PHONG
|
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
Điều chuyển công tác bí thư
huyện ủy vào nhà nghỉ "thăm" nữ cán bộ
Cập
nhật
lúc 15:38
Bí thư huyện ủy vào nhà nghỉ "thăm" nữ cán bộ
gây xôn xao dư luận được điều chuyển về làm phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Đắk Lắk.
Sáng
31-7, nguồn tin từ Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết bí thư Tỉnh ủy tỉnh này đã ký
quyết định điều động ông Nguyễn Quang Thuân, Bí thư Huyện ủy Krông Ana, về
làm Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
Hình
ảnh được cho là bà M. chui lại vào phòng qua cửa sổ. Ảnh cắt từ clip
Theo
nguồn tin này, việc điều động ông Thuân qua vị trí mới là theo nhu cầu công
tác cán bộ. Đối với thông tin ông Thuân vào nhà nghỉ "thăm" nữ cán bộ, nguồn
tin này cho hay Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác minh nhưng không có cơ
sở kết luận ông Thuân và bà N.T.M. có quan hệ bất chính. Vợ của ông Thuân
cũng có xác nhận mọi việc chỉ hiểu lầm và gia đình đang sống hòa thuận.
Như
Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 22-6, trên Facebook xuất hiện clip ghi
lại hình ảnh cho rằng Bí thư Huyện ủy Krông Ana Nguyễn Quang Thuân ở cùng
phòng trong nhà nghỉ với một nữ cán bộ tên M. Clip dài
hơn 4 phút này ghi lại cảnh nhiều người tập trung trước phòng một nhà nghỉ ở
TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) liên tục gọi người tên Thuân mở cửa. Một lát
sau, người quay clip phát hiện bà M. chui qua lỗ thông gió, ngồi trên mái
nhà. Bị phát hiện, bà M. đã chui vào lại trong phòng.
Trao đổi với phóng viên, ông
Nguyễn Quang Thuân cho rằng ngày 21-6, trong lúc ngồi uống cà phê thì bà M.
bị trúng gió, đau bụng nên lấy một phòng vào nghỉ. Một lát sau, ông vào phòng
hỏi thăm tình hình sức khỏe xem bà M. ở lại hay về thì bị nhóm người tới gọi
cửa.
Còn theo tường trình của bà M.,
lúc đó có nhiều người nói ồn ào, kêu la ngoài cửa phòng nên bà đã lên cửa sổ
nhìn, không may rơi điện thoại nên đã chui lên mái nhà nhà nhặt, rồi quay vào
phòng.
(Theo
Người Lao Động) C. Nguyên
Thế ra làm một việc tốt là thăm người ốm mà mất chức ư?
Điều Bí thư (chức vụ lãnh đạo quan trọng nhất huyện) làm phó chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ khác gì mất chức? Đúng là kỉ luật nửa vời!
Thương
Giang
|
Tái
diễn “chặt chém” ở Cửa Lò, Sầm Sơn:
Hấp
14 kg tôm lấy tiền công 2,8 triệu!
Cập nhật lúc 14:32
Nhờ một nhà hàng ở biển Sầm
Sơn hấp 14kg tôm, anh Quang và những người trong công ty tá hỏa khi thanh
toán phí... hấp tôm là 2,8 triệu đồng.
Cửa Lò, Nghệ An
là khu du lịch biển thu hút hàng vạn du khách mỗi dịp hè về. Nhiều năm gần
đây, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, môi trường du lịch Cửa Lò đã
cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mùa du lịch năm nay, du lịch Cửa Lò vẫn còn
những “hạt sạn” cần chấn chỉnh.
Theo phản ánh
của anh Nguyễn Văn Thành, trú tại Hà Nội, giữa tháng 7-2018, anh và gia đình
đến Cửa Lò nghỉ mát. Chọn một nhà hàng hải sản có tiếng tại Cửa Lò, anh Thành
gọi nhiều món ăn trong đó có món mực hấp.
Theo giá mà chủ
quán thông báo thì 1kg mực có giá 175.000 đồng. Thấy mực khá tươi ngon, anh
Thành gọi 2 đĩa chia đều mỗi đĩa 1 kg. Đến lúc ăn xong và gọi thanh toán, anh
Thành thắc mắc khi thấy hóa đơn ghi 200.000 đồng/đĩa mực trong khi giá được
thông báo là 175.000 đồng.
Lúc này bà chủ
quán mới giải thích: “Thế chẳng là em đồng ý làm mỗi đĩa mực thành 200.000
đồng cho đầy đặn còn gì”. Anh Thành khá bất ngờ bởi lời giải thích của chủ
quán. Anh cho biết, số tiền mà chủ quán tính chênh lên không nhiều nhưng chắc
chắn anh không thỏa thuận kiểu “đầy đặn đĩa” như thế.
“Mình không
thích đôi co nên đành rút tiền ra trả. Tuy nhiên, thử hỏi, nếu áp dụng chiêu
thỏa thuận không rõ ràng như thế, một ngày chỉ cần 10 đoàn khách là nhà hàng
đã có thể thu về con số tiền triệu”, anh Thành bức xúc.
Còn anh Nguyễn
Thành Long, trú tại TP Hải Phòng thì cho hay, đầu tháng 7-2018, cơ quan anh
tổ chức cho nhân viên nghỉ và ăn tại khách sạn V trên đường Bình Minh,
thị xã Cửa Lò.
Trong một bữa
ăn tối, nhân viên cơ quan mua mực sim nhờ nhà hàng hấp ăn và đã tính thêm phí
phục vụ. Thế nhưng, lúc lên bàn ăn, ai cũng phải trố mắt ngạc nhiên khi đĩa
mực nào cũng đen xì. Anh Long hỏi nhân viên bếp ăn của nhà hàng thì nhận được
câu trả lời là do sơ chế không cẩn thận. Thử hỏi, với kinh nghiệm chế biến
hải sản tại một khu du lịch biển liệu có đầu bếp nhà hàng nào lại sơ ý đến
mức để xảy ra “tai nạn” với món mực hấp như vậy hay không?
Sự việc này
thực sự đã để lại hình ảnh không đẹp về du lịch Cửa Lò trong lòng anh Long.
Tại khu du lịch
Sầm Sơn, Thanh Hóa năm nay, hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều đã có bảng giá
niêm yết giúp khách du lịch có thể yên tâm lựa chọn đồ ăn mà không lo bị chặt
chém. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số du khách thì họ lại bị các nhà
hàng, quán ăn “chém đẹp” ở các
loại phụ phí.
Như trường hợp của anh Trần Quang Thanh, trú tại quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội. Giữa tháng 6-2018, công ty anh Quang tổ chức cho khoảng gần
200 nhân viên đến Sầm Sơn du lịch và đăng ký ăn nghỉ tại khách sạn N.Đ trên
đường Hồ Xuân Hương, TP. Sầm Sơn.
Sau bữa ăn đầu
tiên tại nhà hàng, bữa ăn thứ 2 anh Quang quyết định mua thêm tôm tươi ở chợ
về nhờ bếp ăn của khách sạn hấp cùng với các món ăn đã đặt trước. Tuy nhiên,
điều khiến anh Quang giật mình giá phục vụ với 14kg tôm mà anh mua được nhà
hàng tính quá cao.
“Nhà hàng tính
phí phục vụ với 14kg tôm là 2,8 triệu đồng. Họ lý giải, mỗi đĩa tôm được tính
thêm 100.000 đồng phí. 14kg tôm chia thành 28 đĩa thì tổng phí phục vụ là 2,8
triệu đồng”, anh Quang cho biết.
Còn đối với mỗi
con hàu nướng, nhà bếp cũng tính phí phục vụ 20.000 đồng/con trong khi hàu
tươi bán ngoài thị trường chỉ khoảng 3.000 đồng/con. Vẫn biết thuận mua vừa bán
nhưng với việc tính phí phục vụ quá cao như vậy cũng là điều khiến nhiều
người không khỏi ngỡ ngàng khi đến với Sầm Sơn.
Những “hạt sạn”
tuy nhỏ nhưng cũng đã để lại những ấn tượng không đẹp của du khách khi đến
với khu du lịch biển Sầm Sơn, Cửa Lò… Thiết nghĩ, cùng với sự vào cuộc của
chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, mỗi
người kinh doanh cũng
cần phải đề cao chữ “tâm” bên cạnh lợi nhuận.
Theo Công an nhân dân
|
Sốc: Ảnh Putin xuất hiện giữa tòa thị
chính bang Colorado
Cập nhật lúc 09:55
Điều đó cho thấy nỗ lực xoá
sạch "yếu tố Nga" khỏi đời sống chính trị và đời sống xã hội Mỹ của
giới tinh hoa Mỹ đã không thành công...
RIA Novosti đưa tin, ngày 26/7 vừa qua,
tại khu vực treo chân dung các Tổng thống Mỹ ở toà thị chính, bang
Colorado-Mỹ, chân dung Tổng thống Nga Vladimir Putin được đặt ở vị trí
mà đúng ra là dành cho chân dung Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bức chân dung của Tổng thống Putin được
đặt tại Điện Capitol ở bang Colorado chỉ trong khoảng thời gian
ngắn và danh tính của người treo bức chân dung này hiện nay vẫn chưa xác
định được.
Truyền thông Mỹ cho biết khung bức chân
dung nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga thậm chí còn đẹp và đắt tiền hơn
khung của các bức chân dung Tổng thống Mỹ được đặt tại đây.
Trên trang Twitter của mình, Nghị sỹ
bang Colorado Steve Feinberg đã đặt tên cho bức chân dung của Tổng thống
Putin đặt tại toà thị chính tiểu bang này là ảnh “Tổng thống mới của
nước Mỹ”.
Các bức chân dung Tổng thống Mỹ đặt
trong trung tâm hành chính này do một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ
tài trợ kinh phí vẽ chân dung và vị trí treo chân dung của ông Trump còn
trống do kinh phí cho bức chân dung này chưa quyên góp được.
Theo tổ chức tài trợ kinh phí treo
chân dung Tổng thống Mỹ tại toà thị chính bang Colorado cho biết, mỗi bức
chân dung có giá lên đến 10.000 USD và họ phải mất 4 tháng
mới quyên góp đủ tiền cho vẽ chân dung ông Obama và ông Bush.
Còn với ông Trump, dù đã nhậm
chức Tổng thống Mỹ được 18 tháng, song tổ chức chịu trách nhiệm quyên
góp kinh phí cho việc treo chân dung Tổng thống Mỹ tại Điện Capitol, bang
Colorado vẫn chưa nhận được 1 USD nào cho việc này.
Sự kiện bức chân dung Tổng thống Putin
được đặt tại toà thị chính bang Colorado, dù nhìn từ khía cạnh nào thì cũng
là một sự kiện gây sốc và có nhiều tác động với cả đời sống chính
trị và đời sống xã hội Mỹ.
Việc Nghị sỹ Steve
Feinberg đặt tên cho bức chân dung của Tổng thống Putin là ảnh “Tổng
thống mới của nước Mỹ”, đã chứng tỏ sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Nga đương
thời tới đời sống chính trị Mỹ vẫn chưa hề giảm đi.
Điều đó cũng cho thấy, giới chính trị
truyền thống Mỹ chưa thay đổi nhìn nhận "yếu tố Nga" vẫn tác
động vào nền tảng quyền lực của nước Mỹ, thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với việc
can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Và đó cũng là sự thừa nhận một
thực tế cay đắng là "cơ chế Putin" tác động vào
cả tình hình chính trị lẫn tình hình nội trị của nước Mỹ là điều mà giới
tinh hoa Mỹ vẫn phải bó tay.
Còn về đời sống xã hội tại xứ cờ hoa,
hiệu ứng "ngưỡng mộ Putin" ngày càng trở nên đậm hơn, sâu hơn,
sau hơn 2 năm giới chính trị truyền thống tại Mỹ đưa ra cáo buộc nhà
lãnh đạo Nga tấn công vào nền dân chủ Mỹ.
Rõ ràng việc đặt chân dung
của nhà lãnh đạo Nga đương thời tại vị trí dành cho vị tổng thống
đương thời của nước Mỹ, ở nơi thể hiện quyền lực của nhà nước
Mỹ, đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng của ông Putin không chỉ là
một hiệu ứng nhất thời tại Mỹ.
Và điều này càng chứng minh sự
lệch pha giữa đời sống chính trị Mỹ với đời sống xã hội Mỹ chưa hề được thu
hẹp sau sự kiện mang tính cảnh báo: tỷ phú bất động sản Donald Trump đắc cử
tổng thống Mỹ.
Bởi việc Tổng thống Trump mời Tổng
thống Putin sang thăm Mỹ đã phải dời lại vì sức ép của giới chính trị
Mỹ, nhưng người Mỹ đã phản ứng với sự kiện mang tính tiêu cực
và bảo thủ đó bằng đặt chân dung ông Putin tại nơi
thể hiện quyền lực nhà nước.
Giới tinh hoa Mỹ không thể không
bị sốc thấy khi bức chân dung Tổng thống Putin được đặt ở nơi chỉ
dành cho giới tinh hoa được nắm quyền lực của nước Mỹ, vì điều đó cho thấy
"hiệu ứng Putin" đã tác động vào mọi cấu trúc quyền
lực Mỹ.
Cho đến lúc này mới có thể hiểu
hết lời cảnh báo của Thượng nghị sĩ John McCain tại sao tác
động của "hiệu ứng Putin" đối nước Mỹ và cả thế giới
phương Tây lại nguy hại gấp nhiều lần IS. Đó là làm suy yếu nền dân chủ.
"Hiệu ứng Putin" đang đưa
nước Mỹ đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với
Nga. Bởi lời Tổng thống Trump mời Tổng thống Putin thăm Mỹ bị hoãn lại, nhưng
lời của Tổng thống Putin mời Tổng thống Trump thăm Nga thì tính sao đây?
Khi Tổng thống Putin sẵn sàng thăm Mỹ
thì Washington trì hoãn việc đón tiếp, vậy giới chính trị
truyền thống Mỹ có dám để Tổng thống Trump xuất hiện tại xứ sở
bạch dương trong vai trò của một tổng thống Mỹ?
Người đặt bức chân dung Tổng thống
Putin tại toà thị chính bang Colorado có thể chưa hẳn là người yêu thích ông,
nhưng sự việc này diễn ra trong bối cảnh hiện nay thì rõ ràng đây là một lời
cảnh báo với giới tinh hoa của nước Mỹ về "hiệu ứng Putin".
Từ sự kiện bức chân dung Tổng thống
Putin được đặt ở vị trí bức chân dung dành cho Tổng thống Trump cho thấy nỗ
lực xoá sạch "yếu tố Nga" khỏi đời sống chính trị và đời sống xã
hội Mỹ của giới tinh hoa Mỹ cho đến nay đã không thành công.
Nguyên nhân được nhận diện là
sự bảo thủ của giới chính trị truyền thống Mỹ đã không theo kịp sự phát triển
của xã hội Mỹ và sự thù địch với nước Nga thời hậu Xô Viết đã trở nên lỗi
thời. Và chính điều đó đã giúp "hiệu ứng Putin"
có sức lan toả mạnh mẽ tại xứ cờ hoa.
(Theo Đất Việt) Ngọc Việt
|
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018
Bác
đề nghị xây trụ sở của Hà Giang
Cập
nhật lúc 14:19
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền
đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan đến đề xuất đầu tư dự
án hợp khối Trụ sở các cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang.
Văn phòng Chính phủ cho hay sau khi có đề xuất của Hà
Giang, nhiều Bộ ngành đã có ý kiến góp ý như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tiếp thu ý kiến của các bộ, theo đó,
giai doạn này chưa nên đăt vấn đề xây dựng hợp khối trụ sở làm việc các cơ
quan hành chính của tỉnh.
Phó Thủ tướng cho rằng tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa thực hiện công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết 18 của Ban chấp hành
Trung ương.
“Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang rà soát để
thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc hiện nay của các
cơ quan hành chính, đáp ứng nhu cầu và điều kiện làm việc”, Văn phòng Chính
phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Như VietNamNet đưa tin, UBND tỉnh Hà Giang mới đây
đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được tiếp tục triển khai thủ
tục đầu tư và khởi công dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính
tỉnh Hà Giang. Hà Giang cũng xin hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực
hiện.
Lý do được UBND tỉnh Hà Giang đưa ra là các cơ quan hành chính
của tỉnh đều được đầu tư từ những năm 1990-1991, nằm rải rác trên địa bàn các
phường, đã xuống cấp.
Dự án bao gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa 12 tầng, tổng diện tích
sàn xây dựng là gần 30.000 m2, chưa bao gồm tầng bán hầm.Tổng vốn đầu tư của
dự án là gần 700 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư dự án là hơn 565 tỷ đồng, lãi
vay trong quá trình đầu tư là hơn 127 tỷ đồng.
Thời gian trả gốc và lãi của dự án là 11 năm. Thời gian kinh
doanh, thu hồi vốn và đảm bảo chỉ tiêu kinh tế là 9 năm. Do đó, tổng số tiền
tỉnh Hà Giang phải thanh toán là hơn 1.000 tỷ đồng để có được trung tâm hành
chính này.
Cho ý kiến về việc đầu tư dự án trụ sở cơ quan hành chính tỉnh Hà
Giang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý: "Hà Giang là tỉnh nghèo, khả
năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nợ ứng
lớn, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát lại tính cấp bách, sự cần thiết phải
thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay".
Đại diện Bộ Tài chính nêu quan điểm tỉnh Hà Giang muốn xây trụ sở
trong giai đoạn hiện nay cần tính đến hiệu quả trong sử dụng đồng vốn.
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
|
Giáo dục Thủ đô mải mê làm dịch vụ,
nhiệm vụ chính trị để ai lo?
Cập nhật lúc 09:45
Tiền thuế của dân không thể tùy tiện sử dụng để làm dịch
vụ phục vụ một nhóm người có thu nhập khá giả, mà sao nhãng trách nhiệm với
con em nhân dân lao động.
Trong
bài viết trước, Động lực làm "song bằng" và bóng dáng
mậu dịch viên Hà Nội, chúng tôi đã nêu vấn đề
Hà Nội đang tập trung ngân sách và chính sách chăm lo cho con nhà khá giả, mà
ít quan tâm tới điều kiện học hành cho con em gia đình lao động.
Những hoạt động dịch vụ giáo dục có thu
phí trong trường công lập nhân danh "bồi dưỡng nhân tài", "hội
nhập quốc tế", trường chất lượng cao hay song bằng, song ngữ đang đi
ngược lại quy định của nhà nước (Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018), thậm
chí trái cả đường lối chủ trương của Đảng.
Hà Nội vẫn duy trì trường chuyên lớp chọn trá hình ở bậc trung
học cơ sở?
Ngày
10/7 trong buổi giao lưu trực tuyến "Học song bằng từ lớp 6: Băn khoăn và kỳ vọng" trên Báo Nhân Dân điện tử, trả lời một
câu hỏi khác về việc tại sao Hà Nội lại hạ điểm chuẩn vào các lớp 6 song
bằng, bà Bùi Thị Minh Nga cho biết:
"Phần lớn các cháu đỗ điểm cao lại rơi vào những cháu đã đỗ
trường chuyên, nên sau khi cân nhắc, chúng tôi cũng chưa biết lý do tại sao
phụ huynh lại chọn các cháu học lớp chuyên;
Có thể vì chuyên có nhiều điểm lợi hơn so với song bằng, dù sao
song bằng đây cũng là lần đầu tiên.
Nhưng tôi cho rằng, một trong những lý do có thể giải thích,
song bằng có học phí khá cao 5,6 triệu đồng. Cho nên chúng tôi phải hạ chuẩn
để các nhà trường được đón nhận và vẫn bảo đảm quyền lợi của các con."
Ngày
21/6/2018, Báo Tiền Phong Online có bài "Hà Nội: 5000 học sinh thi tuyển chương trình song bằng",
bài báo cho biết, ngày 20/6, hơn 5.000 học sinh Hà Nội đã tham gia ngày thi
tuyển vào lớp 6 hệ song bằng tại 4 điểm thi.
Chỉ tiêu "thí điểm" hệ song
bằng tại 7 trường trung học cơ sở công lập Hà Nội năm nay là 350 em, nếu con
số Báo Tiền Phong Online đưa ra như trên là chính xác, thì tỉ lệ
"chọi" vào các lớp song bằng quả thực rất lớn, 1 "chọi"
14. [1]
Với con số thí sinh dự thi tuyển vào
lớp 6 hệ song bằng đông như vậy mà phải hạ điểm chuẩn vì các em đỗ song bằng,
đồng thời đỗ cả lớp chuyên, thì con số "tháo chạy" khỏi song bằng
sang trường chuyên, lớp chuyên không phải là nhỏ.
Vấn đề đặt ra là, hiện nay Hà Nội đang
duy trì bao nhiêu trường chuyên, lớp chuyên trá hình ở bậc trung học cơ sở?
Phải chăng Hà Nội vẫn đang phớt
lờ Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng?
Ngày
24/4/2015 VOV có bài "Sẽ xử lý nghiêm biến tướng trường chuyên, lớp chọn từ cấp trung học cơ
sở", phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Vinh Hiển khi đó cho biết:
"Chúng ta đã không còn tồn tại hệ chuyên trung học cơ sở từ
năm 1996.
Nếu có trường trung học cơ sở chuyên thì đã xóa ngay từ sau Nghị
quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII yêu cầu “Không tổ chức trường chuyên ở Tiểu học và Trung học cơ sở” ra
đời.
Chỉ có nơi nào đã làm biến tướng hoạt động giáo dục theo kiểu
trường chuyên, lớp chọn ở bậc trung học cơ sở thì phải khắc phục.
Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải trực tiếp chỉ đạo,
quản lý hoạt động của các trường trung học cơ sở, không để xảy ra “biến
tướng” trường chuyên, lớp chọn từ cấp học này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giám sát việc thực hiện
của các địa phương và xử lý nghiêm hoạt động “biến tướng” của các trường
trung học cơ sở."[2]
Như vậy phải chăng bà Bùi Thị Minh Nga
đã vô tình hé lộ một sự thật, đang tồn tại các trường chuyên, lớp chọn
"trá hình" cấp trung học cơ sở ở Hà Nội, bất chấp Nghị quyết của
Trung ương cũng như chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Sở Giáo dục Hà Nội mải mê làm dịch vụ, nhiệm vụ chính trị để ai
lo?
Báo Giáo dục và Thời đại ngày 15/8/2013
có bài "Đề án 35 trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí ta, chất lượng
tây".
Bài
báo cho biết, đã có không ít ý kiến bất bình về đề án này: “Hà Nội xây dựng một số trường
công dành cho con em các gia đình giàu có”.
Đề án này được xây dựng dựa trên Khoản
3, Điều 12, Luật Thủ đô:
Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất
lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục.
Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên
tắc tự nguyện.
Có thể thấy rằng Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội đang hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai bản chất của trường công lập là cung
cấp các dịch vụ giáo dục cơ bản, miễn phí hoặc chi phí thấp do Nhà nước bao
cấp bằng ngân sách.
Cho nên, các cơ sở cung cấp dịch vụ
giáo dục chất lượng cao và thu phí cao tương ứng, không thể là các trường
công lập.
Bởi một khi đã sử dụng cơ sở vật chất
và đội ngũ trường công lập để kinh doanh, thì bản chất công lập không còn,
chưa kể đến việc quản lý tài chính vô cùng phức tạp.
Trường công lập khai thác nội lực của
đất nước để phục vụ con em nhân dân lao động, do Nhà nước hỗ trợ. Cách làm
của Sở Giáo dục Hà Nội đang dần biến trường công thành các trường tư thục trá
hình của một nhóm người.
Do đó, viện dẫn Luật Thủ đô để làm
trường chất lượng cao hay triển khai các dịch vụ gia tăng có thu phí như
"song bằng", trước tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần nghiên
cứu và quán triệt thấu đáo các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa
giáo dục của Đảng, Nhà nước để nắm chắc bản chất, cơ chế hoạt động của trường
công, trường tư.
Đó là chưa kể, Luật Thủ đô chỉ cho phép
Hà Nội mở "một số" trường chất lượng cao, thì Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Nội lên đề án mở 35 trường.
Tiền thuế của dân không thể tùy tiện sử
dụng để làm dịch vụ phục vụ một nhóm người có thu nhập khá giả trong xã hội,
mà sao nhãng trách nhiệm với con em nhân dân lao động, bất luận dưới danh
nghĩa hay hình thức nào.
Nguồn:
[1]https://www.tienphong.vn/giao-duc/ha-noi-5000-hoc-sinh-thi-tuyen-chuong-trinh-song-bang-1288501.tpo
[2]https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/se-xu-ly-nghiem-bien-tuong-truong-chuyen-lop-chon-tu-cap-thcs-396887.vov
(Theo GDVN) Vũ
Thái
|
Vĩnh
Phúc: Siêu dự án hơn 186 ha được lập ngược quy trình?
Cập nhật lúc 09:30
Dù vừa được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, nhưng
siêu dự án KĐT thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), trước đấy
đã được các cơ quan tỉnh này giao đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)…
Trong khi chủ đầu tư thì đã xây nhà, phân lô bán tiền tỷ gây xôn xao dư luận.
Giao đất rồi
mới xin chuyển đổi?
Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực
phẩm, hệ thống kho vận và KĐT thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh
Phúc), có quy mô lập quy hoạch 186,49 ha. Trong đó, đất thuộc phạm vi dự án
gồm: 92,99 ha đất xây dựng thương mại đô thị; 32,62 ha đất xây dựng Chợ đầu
mối nông sản thực phẩm; 17,41 ha đất xây dựng hệ thống kho vận; 11,15 ha đất
xây dựng Chợ điện tử, vật liệu xây dựng.
Đây được xem là siêu dự án trên địa bàn
huyện Vĩnh Tường vì lớn nhất từ trước đến nay. Dự án nằm sát tuyến đường lớn
nối thị trấn Thổ Tang ra ngã tư Vĩnh Tường, thuộc địa phận 3 xã: Tân Tiến,
Lũng Hòa và Yên Lập của huyện Vĩnh Tường, do Công ty Đầu tư thương mại và bất
động sản Thăng Long (thuộc Tập đoàn Phúc Sơn - PV) làm chủ đầu tư.
Quy hoạch chi tiết
sử dụng đất tỷ lệ 1/500 cho Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho
vận và Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường. (ảnh Trần Kháng)
Điều đáng nói, mới đây ngày 23.7.2018,
Thủ tướng Chính phủ mới có văn bản đồng ý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chuyển mục
đích sử dụng 183,61 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp theo đề nghị
của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, có 110 ha đất trồng lúa sang đất
phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ
thống kho vận và KĐT thương mại Vĩnh Tường.
Thế nhưng, thực tế từ năm 2017, các cơ
quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã ra hàng loạt quyết định, thông báo thu hồi
đất, quyết định giao đất cho nhà đầu tư. Điều này, đi ngược lại với quy định
của Luật Đất đai: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có văn bản chấp
thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ
10 ha đất trồng lúa trở lên”.
Trụ sở sàn giao
dịch bất động sản Công ty CP Đầu tư và bất động sản được xây dựng, hoạt động
kinh doanh từ trước khi tỉnh Vĩnh Phúc giao đất. (ảnh Trần Kháng)
Minh chứng cho việc làm ngược quy trình
này, cùng ngày 2.8.2017, UBND huyện Vĩnh Tường đã ban hành quyết định số
566/QĐ-UBND và số 567/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ
thống kho vận và KĐT thương mại Vĩnh Tường (địa phận xã Lũng Hòa).
“Cầm đèn chạy
trước…”
Thông tin từ Cổng thông tin UBND huyện
Vĩnh Tường đã đưa, chiều ngày 01.3.2018, UBND huyện tổ chức hội nghị về triển
khai dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và Khu đô thị
thương mại Vĩnh Tường.
Ông Trần Việt
Cường – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. (ảnh:
http://vinhtuong.vinhphuc.gov.vn)
Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường
GPMB huyện, tổng diện tích phải bồi thường và GPMB là 154,1746 ha (phần đô
thị có diện tích 92,9897 ha; phần chợ, kho vận có diện tích 61,1849 ha). Diện
tích đã chi trả hỗ trợ, bồi thường và GPMB là 83,953 ha, đạt tỷ lệ 54,5% trên
tổng diện tích phải bồi thường, số tiền đã chi trả là 202,3 tỷ đồng.
Thậm chí, tại Hội nghị này, đại diện
chủ đầu tư - Công ty CP thương mại và bất động sản Thăng Long đề nghị lãnh
đạo UBND huyện trình Huyện ủy ra Nghị quyết báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê
duyệt đây là dự án trọng điểm của tỉnh. Hiện nay giá bồi thường GPMB của
huyện là 83 triệu/ sào, công ty hỗ trợ thêm 17 triệu/sào. Kế hoạch chậm nhất
đến 30.4.2018 huyện có thể bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư để đơn vị
này sẽ thi công 03 ca/ngày trong 04 tháng để đến 02.9.2018 dự án Khu chợ đi
vào hoạt động).
Tại Hội nghị ngày 3.5.2018, Ban GPMB
huyện Vĩnh Tường cho biết, hiện, vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn đối với
40 hộ của 03 xã chưa nhận tiền bồi thường GPMB (vì một số hộ không đồng ý với
đơn giá bồi thường; một số hộ đang tranh chấp đất đai,…).
Đặc biệt, ngày 1.6.2018, UBND tỉnh Vĩnh
Phúc đã có Quyết định số 1217/QĐ-UBND về việc giao đất đợt 1 cho Công ty CP
Thương mại và bất động sản Thăng Long thực hiện dự án KĐT thương mại Vĩnh
Tường (thuộc Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và
khu đô thị thương mại Vĩnh Tường).
Mặc dù chưa được sự chấp thuận của Thủ
tướng, nhưng tỉnh Vĩnh Phúc giao đất cho doanh nghiệp, tổ chức xây
dựng, phân lô bán nền... (ảnh Trần Kháng)
Nhận định việc thự hiện dự án Dự án Khu
chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại
Vĩnh Tường này, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng,
các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc rõ ràng đang thực hiện ngược quy trình,
nếu không nói là “cầm đèn chạy trước”.
“Theo quy định, đối với những dự án có
quy mô sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên hoặc từ 20ha đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng trở lên, UBND tỉnh phải lập hồ sơ gửi trình Bộ Tài nguyên
và Môi trường sau đó, Bộ này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc
chuyển mục đích sử dụng đất. Thế nhưng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh
Tường lại tổ chức thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất cho
nhà đầu tư trước khi có sự chấp thuận của Thủ tướng”, Luật sư phân tích.
Theo phân tích, giả thiết đặt ra, nếu
Thủ tướng không đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp tại dự án này, thì hậu quả để lại của các cơ quan chức năng tỉnh
Vĩnh Phúc trong việc này sẽ là rất lớn”, luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Chưa dừng ở đấy, theo điều tra của PV
Dân Việt, từ tháng 9.2017, chủ đầu tư là Công ty Đầu tư thương mại và bất
động sản Thăng Long đã mở bán một số lô ở vị trí này với giá 8 - 12 tỉ
đồng/lô 100m2 có mặt tiền rộng 5m, dài 20m so với giá đền bù đất sản xuất như
“bèo” mà doanh nghiệp này trả cho người dân. Do dự án chưa đủ điều kiện nên
khách hàng khi mua sẽ ký hợp đồng góp vốn và vào tiền 55% tổng giá trị hợp
đồng. Chưa dừng ở đấy, nhiều lô đất thuộc dự án này hiện đã được phân lô bán
nền và nhiều lô đất đã tiến hành xây dựng khi chưa đủ điều kiện.
Ghi nhận trong tháng 7.2018, ngoài trụ
sở Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư, có cả công trình xây dựng kiên
cố 3 tầng đã hiện hữu và đang được người dân sử dụng kinh doanh, sinh sống
ngay trên mặt đường lớn. Một số công trình khác đang tổ chức làm móng, dựng
cột tầng…rầm rộ./.
(Theo Dân Việt)
Trần Kháng
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)