Phương Tây thán phục sự hồi sinh của
Nga
Cập nhật lúc 14:21
(Bình luận quân sự) - Nga có khả năng
phá hủy trật tự của Mỹ cũng như thế giới, nhưng không thể thay thế vai trò
của Mỹ và thiết lập trật tự mới.
Khẳng định sức
mạnh
Tờ Le Figaro của Pháp mới đây có bài phân tích về sự hồi sinh
mạnh mẽ của Nga, đặc biệt thông qua các hành động quân sự thời gian qua.
Theo đó, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria từ tháng 9/2015
đã cứu chính quyền Tổng thống al-Assad và làm thay đổi cục diện cuộc chiến
tại nước này.
Vào đúng thời điểm thế giới lắng xuống theo dõi quá trình chuyển
giao quyền lực ở nước Mỹ vào tay ông Donald Trump, Nga đã tăng cường các cuộc
không kích vào Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria. Nga đang hy vọng
thành phố này sẽ được giải phóng vào cuối năm nay và qua đó tạo ra việc đã
rồi ở Syria trước khi ông Donald Trump chính thức nắm quyền vào tháng 1/2017.
Sự can thiệp của Nga vào Syria là chiến dịch đầu tiên được tiến
hành bên ngoài khu vực Liên Xô cũ. Chiến dịch này chứng tỏ quân đội Nga đã
được hiện đại hóa và tăng cường mạnh mẽ kể từ cuộc cải cách từ năm 2008 nhằm
lấp đầy những khiếm khuyết bộc lộ trong cuộc chiến tại Chechnya và Gruzia.
Le Figaro dẫn lời chuyên gia người Anh Bettina Renz đánh giá:
“Cách đây 10 năm, sự can dự của Nga vào vấn đề Syria là không thể. Cho tới
trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014, quân đội Nga không
còn là một tác nhân quốc tế. Công cụ quân sự như vũ khí hủy diệt và vũ khí
hạt nhân không thể được sử dụng bên ngoài biên giới nước Nga”.
Từ năm 2005 đến năm 2015, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp
đôi. Thậm chí hiện nay, ngân sách quốc phòng còn lên đến 5% GDP.
Nga đã trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại, bổ sung các tàu
chiến cho lực lượng hải quân, xây dựng các lực lượng đặc biệt tác chiến bên
ngoài. Chỉ trong vòng vài năm, vị thế của Nga đã được khôi phục và đa số ý
kiến cho rằng chính quân đội đã tạo điều kiện cho nước Nga quay trở lại giữ
vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Một chuyên gia khác là Isabelle Facon được Le Figaro dẫn lời cho
rằng hoạt động quân sự của Nga đã có hiệu quả ở Syria là bởi hoạt động này
được đề ra để phục vụ các mục tiêu chính trị và chính sách đối ngoại của Điện
Kremlin.
Còn chuyên gia Tatiana Kastoueva-Jean thuộc Viện Quan hệ quốc tế
của Pháp thì cho rằng việc sử dụng công cụ quân sự cho phép Nga đạt được kết
quả nhanh hơn và chắc chắn hơn so với sử dụng “sức mạnh mềm” mà trong đó các
“đòn bẩy chủ chốt đã bị yếu đi”. Chính nhờ vào sự linh hoạt mà quân đội Nga
đã thu được nhiều thắng lợi.
Phương Tây bất lực
Le Figaro cũng dẫn lời giới phân tích
tổng kết về nghệ thuật chiến tranh của Nga bằng một câu “hành động như người
nguyên thủy và phán đoán như nhà chiến lược”. Trong khi phương Tây đang loay
hoay tìm cách xây dựng thế giới hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa thì
nước Nga lại có một thế mạnh khác, đó là “không thuộc về liên minh nào”.
Sự bất lực của phương Tây chưa bao giờ
lộ rõ như tại Syria. Trong những năm qua, chính Tổng thống Mỹ Obama đã gây ra
sự nghi ngờ vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, việc nước Anh rời bỏ Liên minh
châu Âu đang gây ra sự tan rã của khối này và nước Pháp thì đang trong giai
đoạn cuối cùng dưới thời Tổng thống Hollande do vậy hạn chế các hành động đối
ngoại.
Le Figaro cho rằng các máy bay Nga đang
thống trị bầu trời Syria trong khi lực lượng đối lập được phương Tây hỗ trợ
chỉ có sức mạnh khiêm tốn từ lâu đã biến mất khỏi bản đồ Syria và thực tế chỉ
được nhắc tới tại các cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các sáng kiến quốc tế liên tục được đưa ra nhưng bị vô hiệu hóa vì luôn gặp
phải sự phủ quyết của Nga.
Quyết tâm của Nga trong việc sử dụng
sức mạnh quân sự và sự triển khai nhanh chóng lực lượng quân đội nước này đã
làm cho phương Tây bất ngờ. Các quốc gia phương Tây cần phải quen dần với
điều này.
Chuyên gia Isabelle Facon tiếp tục được
Le Figaro dẫn lời giải thích rằng “việc sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp
quân sự vào Syria đã cho phép nước Nga tìm lại được vị thế cường quốc của
mình và tạo điều kiện cho Tổng thống Putin củng cố quyền lực”.
Trong thời gian tới, Nga sẽ thường
xuyên sử dụng sức mạnh quân sự hơn để mang lại thành công đến chừng nào có
thể. Tuy nhiên, đó sẽ đều là “những sự can thiệp quân sự hạn chế”, vì các nhà
lãnh đạo Nga nhận thức được những mặt tiêu cực của việc sử dụng sức mạnh quân
sự ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại. Nga sẽ không mạo hiểm đối đầu với
phương Tây.
Le Figaro trích dẫn ý kiến giới phân
tích cảnh báo: “Nước Nga có khả năng phá hủy trật tự của Mỹ cũng như thế
giới, nhưng không có khả năng thay thế vai trò của Mỹ cũng như thiết lập một
trật tự thế giới mới”.
Tờ báo này kết luận, đối với quân đội
Nga, sức mạnh quân sự không đảm bảo cho nước Nga miễn dịch hoàn toàn trước
nguy cơ bị thất bại như tại Afghanistan.
(Theo Đất Việt)
Minh Thanh
|
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét