Tham
nhũng có quá khó tìm?
Cập nhật lúc 09:05
Cuộc
đấu tranh tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đang có những bước đi khiến người
dân vui mừng, khích lệ. Cái “bộ phận không nhỏ” được nói nhiều cuối cùng cũng
đang phát lộ bằng những con người và vụ việc cụ thể.
Chỉ
từ một chuyện có vẻ như vô tình xuất hiện chiếc xe tư nhân lại mang biển xanh
(biển số xe công) đã lộ ra vụ việc ở Bộ Công Thương và người đứng đầu Bộ này
dẫu đã “hạ cánh” cũng phải lãnh trách nhiệm trước dân, bước đầu chịu hình
thức kỉ luật Đảng. Cũng từ đây đang phát lộ thêm những trường hợp khác cho
thấy sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở một số nơi đã bị vô hiệu hóa bằng cách
hành xử chuyên quyền, vô nguyên tắc, mất dân chủ của chính những đảng viên là
người đứng đầu. Hậu quả của nó không chỉ hiển hiện là mấy chục nghìn tỉ đồng
của dân ở những dự án “đắp chiếu”. Cái hậu quả không dễ nhìn ra, đó là uy tín
của Đảng, là niềm tin của Nhân dân vào một thể chế của dân, do dân có thể bị
lái theo hướng không còn vì dân.
Một
điều được nhiều người đặt ra là tham nhũng khó tìm vậy sao, khi mà nó đang
trở thành phổ biến, thực sự đang diễn biến, làm chuyển hóa thể chế Nhà nước
của dân? Hầu hết các vụ việc tham nhũng lại không phải do các tổ chức Đảng
phát hiện. Công luận, báo chí như một áp lực để các cơ quan bảo vệ pháp luật
vào cuộc trước các vụ việc tham nhũng. Áp lực đó phải chăng là nguyên nhân
khiến vị lãnh đạo của một cơ quan mang trách nhiệm chống tham nhũng lại công
khai mách nước cấp dưới cách vô hiệu hóa báo chí!
Những
ngày gần đây cơ quan chức năng đã điều tra phát hiện một vài vụ việc không
phải lớn nhưng nó lại là cơ hội cho công cuộc chống tham nhũng: Những tờ hóa
đơn giá trị gia tăng (GTGT) được sử dụng làm công cụ “rửa tiền” ngân sách. Đó
là việc lực lượng an ninh kinh tế, công an Hà Nội phát hiện 2 đường dây mua bán, tiêu thụ hóa đơn GTGT: Một vụ do
Hoàng Lệ Hằng (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cầm đầu, chỉ 2 năm hoạt động đã
xuất khống gần 3.200 hóa đơn với tổng giá trị hơn 780 tỉ đồng của 33 công ty
"ma" cho hơn 500 doanh nghiệp, tổ chức, gây thất thu hơn 78 tỉ đồng
tiền thuế. Một vụ do Phạm Hồng Sơn (trú tại Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà
Nội) cầm đầu. Chưa đầy 1 năm Sơn đã bán 50 quyển hóa đơn GTGT, trị giá
doanh thu ghi trên các hóa đơn khoảng trên 30 tỉ đồng. “Khách hàng” của Sơn
là một số ngân hàng thương mại, doanh nghiệp lớn và tổ chức chi tiêu ngân
sách nhà nước.
Các
ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan là "khách hàng" mua hóa đơn lậu
làm gì? Câu trả lời có lẽ không khó với cơ quan bảo vệ pháp luật và người
dân. Nhiều người ngạc nhiên vì tiền thuế của dân sao mà dễ "đục
khoét" đến vậy!
Chỉ cần 2 vụ việc trên,
nếu cơ quan chức năng quyết tâm lần tìm theo “đường đi” của những tờ hóa đơn
GTGT có “tên tuổi” đàn hoàng, thiết nghĩ, việc tìm ra những thủ phạm đục khoét
tiền của Nhà nước đâu đến nỗi quá khó khăn? Vấn đề là sự quyết tâm vào cuộc
của cả hệ thống chính trị.
(Theo blog Dòng quan họ) Đinh Hoàng
Bài đăng Báo Người cao tuổi ngày 23/12/2016
|
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét