Đạm Hà Bắc
Nhà máy 10.000 tỷ: 'Cánh chim đầu đàn' chạy tốt
vẫn lỗ nặng
Cập nhật lúc 10:30
Đạm Hà
Bắc, 1 trong 4 nhà máy đang
thua lỗ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từng là 'cánh chim đầu
đàn' của ngành công nghiệp phân bón Việt Nam. Thế nhưng, vài năm trở lại đây,
từ khi đầu tư mở rộng nhà máy với số vốn hơn 10.000 tỷ, cánh chim ấy phải
mang trên mình gánh nặng với khoản lỗ ngày một lớn.
Lỗ lớn
2 năm liên tiếp
Ngay
sau ngày Chính phủ bổ sung đạm Hà Bắc vào danh sách 12 dự án
thua lỗ, kém hiệu quả, PV.VietNamNet đã có mặt ở
nhà máy đạm giữa lòng thành phố Bắc Giang.
Hiện ra
trước mắt, cơ man nào là máy móc trải dài trên diện tích hàng trăm ha. Từ khi
dự án mở rộng đạm Hà Bắc vốn 10.100 tỷ được vận hành đầu 2015, nhiều trang
thiết bị, hạng mục cũ kỹ từ thế kỷ trước đã bị loại bỏ, chờ thanh lý. Thay
vào đó, là những máy móc, thiết bị mới hơn và được giới thiệu là hiện đại hơn
từ Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Ý... dưới bàn tay thiết kế, xây dựng, lắp đặt của
nhà thầu Trung Quốc.
Công
nhân các bộ phận vẫn đang làm việc nhưng ít ai ngờ được rằng, một nhà máy mới
mẻ, quy mô và bề thế dường ấy lại đang gồng mình vật lộn với thua lỗ.
“Nhà
máy đang lỗ” – đó là những điều mà các lãnh đạo của Công ty CP phân đạm và
hóa chất Hà Bắc thẳng thắn thừa nhận với PV.VietNamNet.
Năm
2015 – năm đầu tiên nhà máy mở rộng đi vào hoạt động, đạm Hà Bắc đã lỗ 669 tỷ
đồng. 9 tháng năm 2016 số lỗ ước khoảng 700 tỷ đồng, và dự kiến cả năm 2016
số lỗ lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Như
vậy, sau 2 năm hoạt động nhà máy mở rộng số lỗ của đạm Hà Bắc ước tính lên
đến hơn 1.500 tỷ
Với một
nhà máy có số vốn đầu tư lớn, việc lỗ trong những năm đầu là bình thường.
Ngay trong báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án, chủ đầu tư cũng đã tính toán
trong 2 năm đầu khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ lỗ. Số lỗ được tính toán là
596 tỷ đồng trong năm đầu. Năm thứ hai số lỗ nhỏ hơn, chỉ là 127 tỷ đồng.
Thế
nhưng, điều không bình thường là số lỗ của đạm Hà Bắc 2 năm đầu đã vượt mọi
tính toán, lớn hơn rất nhiều con số cho phép như đã liệt kê ở trên. Điều lo
ngại nữa, sang năm thứ 3, con số lỗ chắc chắn chưa dừng lại dù dự án mở rộng
này chỉ được phép lỗ 2 năm đầu.
Hệ quả
là, đạm Hà Bắc phải loay hoay trong nợ nần. Số lỗ đang dần vượt quá ngưỡng
chịu đựng.
Thực
tế, theo lãnh đạo Đạm Hà Bắc, dòng tiền cho sản xuất kinh doanh của công ty
gặp nhiều khó khăn, có những tháng công ty không cân đối được dòng tiền. Đơn
cử tháng 6/2016, công ty thiếu khoảng 64 tỷ đồng.
Trái
đắng đầu tư
Nhìn
lại lịch sử hơn 1 thập kỷ qua, thì thấy rằng đạm Hà Bắc liên tục có lãi. 13
năm liên tục, từ 2002-2014 công ty đã tích góp được hơn 4.000 tỷ đồng, nộp
ngân sách Bắc Giang giai đoạn này cũng lên tới hơn 1.800 tỷ.
Thế
nên, việc đạm Hà Bắc bị xếp vào danh sách dự án thua lỗ, kém hiệu quả khiến
nhiều người không tin nổi dù đó là sự thật. Tên tuổi một thời của nền công
nghiệp miền Bắc đang nỗ lực để tìm đường sống.
Ông
Phạm Văn Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc
chia sẻ: Dù khó khăn, nhưng căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm hiện nay
nhà máy vẫn đang hoạt động 80-90% công suất. Nhất là trong lúc khó khăn thế
này thì chúng tôi càng phải tính đến việc vận hành nhà máy với công suất hợp
lý.
Chỉ vào
kho hàng chứa đầy phân đạm, ông Trung cho hay: Sản phẩm vẫn tiêu thụ được và
được bà con đón nhận. Đến vụ mùa là chỗ hàng này sẽ hết sạch.
Lãnh
đạo nhà máy cho rằng trong lịch sử tồn tại của mình, đạm Hà Bắc đã trải qua
vài lần khó khăn như hiện nay. Cuối cùng nhà máy cũng vượt qua để tồn tại và
phát triển nhờ bàn tay hỗ trợ của Nhà nước.
Phải
nói thêm rằng, khi đầu tư hơn 10.100 tỷ cho dự án này, đạm Hà Bắc chỉ có trên
1.800 tỷ. Còn lại phải đi vay tới hơn 8.000 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng VietinBank, Vietcombank, ACB.
Số nợ
ấy đang trở thành gánh nặng với đạm Hà Bắc khi số tiền trả lãi ước tính lên
tới 800-900 tỷ đồng mỗi năm. Theo công ty này, các khoản nợ gốc và lãi phát
sinh đến hạn phải trả của dự án lớn, trong khi công tác tiêu thụ gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy dòng tiền sản xuất kinh doanh luôn trong tình trạng thiếu
hụt.
Vì sao
đạm Hà Bắc phải “rót” hơn 10.000 tỷ để mở rộng nhà máy? Đại diện đạm Hà Bắc
cho hay: Theo tính toán của ngành chức năng nhu cầu phân Ure ở Việt Nam là
2,2 triệu tấn. Khi đó, đạm Phú Mỹ công suất là 800 ngàn tấn, cộng với đạm Hà
Bắc công suất gần 200 nghìn tấn là được khoảng 1 triệu tấn phân Ure. Lúc ấy
chưa có đạm Ninh Bình, đạm Cà Mau, như vậy trong nước mới đáp ứng được chưa
đến một nửa nhu cầu, phải nhập khẩu. Cho nên phải đầu tư mở rộng nâng công
suất Hà Bắc lên 500 ngàn tấn.
Trả lời
câu hỏi việc sử dụng nhà thầu Trung Quốc có làm dây chuyền công nghệ nhà máy
bị ảnh hưởng không, đại diện đạm Hà Bắc cho hay: Nhà máy không có vấn đề gì
về công nghệ, sản xuất bình thường, chất lượng tốt. Hồi vận hành khảo nghiệm
72 giờ thì thành công ngay lần đầu tiên, các thông số đảm bảo của dây chuyền
chính đều đạt yêu cầu.
“Về mặt
kỹ thuật, dây chuyền sản xuất rất yên tâm”, đại diện đạm Hà Bắc khẳng định.
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
|
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét