12
dự án ngàn tỷ thua lỗ: 'Ông lớn' Dầu khí, Hóa chất vô địch
Cập nhật lúc 10:26
Trong
số 12 dự án thua lỗ nặng nề,
kém hiệu quả thì có 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 5 dự án, 2 dự án có “bóng dáng” Tổng công ty Thép
Việt Nam (Vnsteel).
Ngành
hóa chất “góp” 4 dự án
Tại
phiên họp Thường trực Chính phủ tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định
thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn
tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban.
5 dự án
nghìn tỷ được liệt kê dạng thua lỗ, kém hiệu quả là nhà máy sản xuất xơ sợi
Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái
Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà
máy đạm Ninh Bình.
Ngoài
ra, Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác đang có tình
trạng tương tự để tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội
và chỉ đạo của Thủ tướng nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư,
tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.
Đó là
đạm Hà Bắc, đạm DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú
Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và
nhà máy gang thép Lào Cai.
Như
vậy, trong số 12 dự án được “điểm danh”, thì có tới 4 dự án thuộc Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam. Đó là dự án đạm Ninh Bình, dự án đạm Hà Bắc, dự án DAP Hải
Phòng, DAP Lào Cai.
Trong
số 4 dự án trên, dự án Đạm Ninh
Bình vốn 12 nghìn tỷ, lỗ 2.700 tỷ đã “phủ sóng” khắp mặt báo.
Còn dự án mở rộng đạm Hà Bắc của Tập đoàn Hòa chất Việt Nam cũng đã được nhắc
đến nhiều. Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào
thua lỗ nặng.
Còn dự
án DAP Hải Phòng của Vinachem cũng đã đối mặt với thua lỗ. Nhà máy có tổng
mức đầu tư hơn 172 triệu USD, khởi công từ năm 2003, nhưng mãi đến năm 2009
mới cơ bản hoàn thành.
Theo
báo cáo của Công ty Cổ phần DAP - VINACHEM, lũy kế 9 tháng năm 2016, công ty
đạt doanh thu thuần gần 842 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2015; Lợi
nhuận sau thuế âm 324 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty lãi xấp xỉ 32 tỷ đồng.
Theo
giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận quý 3/2016 lỗ nặng là do
hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chi phí tăng cao, lãi suất vay vốn
lưu động tại ngân hàng tăng do không có nguồn trả nợ đúng hạn, giá thành sản
phẩm giảm sâu và hàng ế ẩm.
Trên
thực tế, nhìn vào quá trình hoạt động của công ty này, có thể thấy con số
thua lỗ chỉ mới xuất hiện. Năm 2011, lãi trước thuế của DAP - VINACHEM là 329
tỷ đồng, năm 2012 lãi trước thuế 325 tỷ đồng, năm 2013 số lãi là 2 tỷ đồng và
năm 2014 là trên 4,5 tỷ đồng.
5 dự án
“tai tiếng” của ngành dầu khí
Trong
số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
“đóng góp” tới 5 dự án. Đó là dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng, dự án nhiên
liệu sinh học - ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), dự án Ethanol Phú
Thọ, Ethanol Bình Phước, đóng tàu Dung Quất.
Cũng
“nổi tiếng” không kém dự án đạm Ninh Bình, Dự án xơ sợi Đình
Vũ - Hải Phòng (PVTex) có vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, nhưng lỗ
1.700 tỷ đồng, lâm cảnh “đắp chiếu”. Còn 3 dự án ethanol ở Dung Quất, Phú
Thọ, Bình Phước - mỗi dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, cái thì dở
dang, cái thì đang “chết lâm sàng”.
Trong
số 5 dự án “bê bết” của ngành dầu khí, thì dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất
có “lịch sử” đặc biệt hơn. Đây là nhà máy từ Vinashin chuyển về cho Tập đoàn
Dầu khí quản lý từ năm 2010 khi Vinashin bên bờ vực phá sản. Cho nên có thể
nói, PVN bất đắc dĩ phải “gánh” nhà máy này.
Dự án
được Vinashin thành lập từ 2006. Theo báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển
giao về PVN (30/6/2010), Nhà máy đóng tàu Dung
Quất (DQS)có lỗ luỹ kế lên tới 1.235 tỷ đồng và tổng khoản
nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 4.800 tỷ đồng (70% vay
bằng ngoại tệ). DQS được đánh giá là mất cân đối về tài chính, không có khả
năng thanh toán nợ.
Theo
báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của nhà máy này là
1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng.
Công ty
còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ
tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng.
Số lỗ
vẫn chưa thể dừng lại. Cho nên, Bộ Công Thương đã phải tính đến phương án trả
lại nhà máy về cho SBIC (tên gọi sau tái cơ cấu của Vinashin). Thậm chí, Bộ
này cũng đã tính đến khả năng cho phá sản nhà máy nếu các phương án khác
không khả thi.
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
|
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét