“Hiệp sĩ đường phố”,
cần không?
Cập nhật lúc
09:25
Có nhiều nhóm “hiệp sĩ đường phố” ở Bình Dương,
TP HCM hoạt động rất hiệu quả nhưng cũng có một số người có biểu hiện lệch
lạc, lộng quyền, bắt giữ người trái phép…
Báo Người Lao Động ngày 19-12 có bài viết
“Sao vậy, “hiệp sĩ”? phản ánh một người tên H.P.N lợi dụng danh nghĩa “hiệp
sĩ” phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương yêu cầu một người xin đi
theo Đội Phòng chống tội phạm (PCTP) của phường đóng tiền để được cấp “thẻ
hành nghề”. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Thanh Hải, người dẫn đầu nhóm
“hiệp sĩ” phường Phú Hòa, cho biết khi vụ việc vỡ lở, anh và các “hiệp sĩ”
khác rất bất ngờ.
Cả làng “hiệp sĩ” buồn
“H.P.N xưng là “hiệp sĩ” bên khu vực Sóng
Thần của thị xã Dĩ An qua Đội PCTP phường Phú Hòa để học hỏi kinh nghiệm nên
có theo tôi đi bắt vài vụ. Tôi hoàn toàn không biết việc N. thu tiền bậy bạ
như vậy. Vụ này làm ảnh hưởng uy tín khiến cả làng “hiệp sĩ” Bình Dương buồn.
Chắc tôi phải nghỉ một thời gian để lấy lại tinh thần” - anh Hải buồn bã nói.
Anh Hải cho biết các “hiệp sĩ” được Công an
tỉnh Bình Dương chỉ bảo cách bắt tội phạm, không được đánh đối tượng, không
truy đuổi trên đường đông người để tránh gây tai nạn… Tuy nhiên, nếu không
đam mê, không vì chính nghĩa thì không thể làm “hiệp sĩ” dài lâu.
Theo một cán bộ Công an tỉnh Bình Dương,
CLB PCTP của Bình Dương có địa vị pháp lý, quy chế hoạt động được Công an
tỉnh tham mưu và Sở Tư pháp thẩm định. Dù có một vài “hiệp sĩ” có biểu hiện
lệch lạc nhưng nhìn chung mô hình CLB PCTP của Bình Dương mang lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng và là “đặc sản” của Bình Dương.
Về mô hình các CLB PCTP, trung tá Lê Minh
Lê, Đội trưởng Đội Tổng hợp Công an quận 3, TP HCM, nói không thể phủ nhận
thành tích của các “hiệp sĩ” và lực lượng công an luôn ủng hộ tinh thần trách
nhiệm của họ. “Tuy nhiên, các “hiệp sĩ” nên hiểu rằng mục đích cuối cùng truy
bắt tội phạm là để giữ gìn an ninh trật tự. Vì vậy, nếu phát hiện tội phạm có
thể nhờ lực lượng công an chuyên nghiệp hỗ trợ” - trung tá Lê lưu ý.
Còn thạc sĩ Phạm Minh Liên, chuyên gia về
tội phạm học, nhìn nhận qua khảo sát người trẻ xem các clip về bắt cướp, hơn
50% thích làm thành viên của các CLB “hiệp sĩ đường phố”. “Tuy nhiên, do được
ca tụng nhiều, một số “hiệp sĩ” đã lộng quyền, bắt giữ người trái phép… nên
“hiệp sĩ đường phố” có phần chùn bước”.
Một đối tượng cướp giật bị “hiệp sĩ” TP HCM
bắt trên địa bàn quận Tân Bình Ảnh: Minh Thiên
Phải luôn được giám sát, hướng dẫn
Một “hiệp sĩ” quận Tân Bình chia sẻ trong
giới “hiệp sĩ” ở TP HCM có người hành động đúng với ý nghĩa của danh hiệu
được phong tặng nhưng cũng có trường hợp thích thể hiện, tự cho mình có quyền
theo dõi người này, khống chế bắt người khi không có căn cứ phạm tội quả
tang. “Chúng tôi có nghe phong thanh chuyện một số anh em “hiệp sĩ” tham gia
bắt cướp, sau đó thương lượng, tống tiền đối tượng. Vì vậy, để tránh điều
tiếng, khi tiến hành truy bắt tội phạm, lực lượng “hiệp sĩ” nên liên hệ, phối
hợp cùng cảnh sát đặc nhiệm, hình sự địa phương” - “hiệp sĩ” này nêu ý kiến.
Bàn về vấn đề này, một cán bộ Công an tỉnh
Bình Dương cho rằng nếu “hiệp sĩ” hoạt động đúng quy chế thì không có chuyện
“lộng quyền”. Vấn đề là công an, nhất là lãnh đạo công an các phường, xã phải
luôn giám sát, hướng dẫn các thành viên trong CLB PCTP mà địa phương quản lý
để giảm thiểu mặt trái và phát huy được mặt có lợi cho dân.
Tại TP HCM, việc thành lập CLB PCTP vẫn
đang trong quá trình nghiên cứu, xem xét. Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc
Công an TP HCM, cho biết TP HCM là một đô thị lớn, tính chất và quy mô tội
phạm phức tạp nên Công an TP HCM phải xem xét về cách thức tổ chức, thẩm quyền,
trình tự, cơ chế vận hành…, từ đó đưa những người có khả năng, điều kiện và
tình nguyện tham gia CLB PCTP để có thể phát huy, đóng góp vào phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Nên
giao công an làm
Nhiều ý kiến bạn đọc ghi nhận hành động
nghĩa hiệp của các “hiệp sĩ” trong thời gian qua, cho rằng không nên “vì con
sâu mà làm rầu nồi canh”. “Các “hiệp sĩ” đôi khi vì lòng tốt mà làm việc quá
lố dẫn đến phạm pháp. Công an cần thường xuyên nhắc nhở những điều nên làm,
được phép làm, những điều nên tránh…, giúp các “hiệp sĩ” hợp tác chính xác,
có hiệu quả hơn” - bạn đọc Văn Hoàng lưu ý.
Cũng có ý kiến cho rằng bất cứ công dân nào
cũng có thể hợp tác với công quyền để bài trừ tội phạm. Tuy nhiên, cần xem
lại việc có nên thành lập các CLB PCTP hay không. “Không phủ nhận, thậm chí
rất trân trọng công sức và cái tâm của các “hiệp sĩ”. Tuy nhiên, việc PCTP
nên giao lại cho công an vì họ được đào tạo bài bản, có công cụ hỗ trợ, bảo
đảm việc bắt tội phạm được an toàn và đúng luật” - bạn đọc Trịnh Hoàng nêu ý
kiến.
V.Thư
Coi
chừng vi phạm pháp luật
Một kiểm sát viên VKSND TP HCM phân tích
“hiệp sĩ” cũng là một công dân bình thường nên không được sử dụng còng hoặc
các công cụ hỗ trợ khác; không có chức năng bắt, giữ người phạm tội quả tang
như công an. Chỉ có thể bắt đối tượng vi phạm, giữ nguyên hiện trường và đưa
về trụ sở công an để xử lý. Nếu trói, bắt người vi phạm có thể bị xem xét
hành vi bắt, giữ người trái pháp luật nếu họ chứng minh được hành vi của
“hiệp sĩ” không đúng.
Ngoài ra, việc một số “hiệp sĩ” sau khi bắt
được đối tượng thì chụp hình gửi đăng báo, các trang mạng xã hội là vi phạm
quyền nhân thân cơ bản của công dân. Một người có phạm tội hay không phải chờ
tòa tuyên án, nếu bắt người vi phạm mà không đủ cơ sở xử lý thì không thể kết
tội.
P.Dũng
Nhóm phóng viên Báo Người Lao động
|
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét