Xây
hầm qua sông Hàn, Đà Nẵng: Cần nhưng không thể vội vã, chắp vá
Cập nhật lúc 15:55
Rất nhiều cầu
được xây dựng qua sông Hàn (Đà Nẵng) trong vòng 20 năm qua.Ảnh: HẢI SƠN
Một
trong những chủ đề được đề cập nóng nhất trong cuộc họp báo sáng 21.12 về các
vấn đề nóng trên địa bàn TP.Đà Nẵng là câu chuyện xây dựng hầm chui vượt sông
Hàn (dài 1.300m, với mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng). Tại đây, Bí thư Đà Nẵng
đã có những “trần tình” xung quanh dự án quan trọng này.
Đà Nẵng đã chọn phương án
làm hầm qua sông Hàn
Tháng
5.2015, Đà Nẵng có chủ trương xây dựng thêm một công trình vượt sông Hàn tại
nút giao thông Đống Đa, quận Hải Châu, sang bờ đông, thuộc quận Sơn Trà. Đây
là chủ trương đúng đắn và hết sức cần thiết trong bối cảnh đô thị hoá nhanh,
tăng cả quy mô dân số, phương tiện giao thông lẫn những công trình cao ốc cả
hai bên bờ sông Hàn. Sau nhiều cuộc họp lấy ý kiến phản biện, thi phương án
thiết kế… Đặc biệt sau 3 phiên họp chuyên đề của Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng,
đến 18.10.2016, lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết định chọn phương án làm hầm qua
sông Hàn.
Bí thư
Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết, “một số ý kiến cho rằng chủ trương
của lãnh đạo TP.Đà Nẵng là hơi vội vã, gấp gáp, chuẩn bị chưa chu đáo và đề
nghị không nên làm hầm qua sông Hàn là không chính xác. Chúng tôi đã có hơn 1
năm để làm đủ các bước cần thiết, đúng trình tự đối với một công trình xây
dựng cơ bản.
Mặt
khác, đối với sự phát triển của thành phố, giao thông phải đi trước một bước.
Nghĩa là chuẩn bị cho câu chuyện giao thông đô thị trong 10, 20 thậm chí 30
năm sau. Nhất là khi giao thông nội đô Đà Nẵng đang có biểu hiện quá tải.
Hiện có trên 80.000 ôtô, 1,1 triệu xe gắn máy và tốc độ phát triển từ
8-12%/năm. Nếu không tính làm thêm một công trình vượt sông ngay từ bây giờ
thì 5 đến 10 năm nữa sẽ bế tắc về lưu thông vào khu trung tâm.
Chủ
tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng thể hiện sự quyết tâm đối với công
trình giao thông trọng điểm mà dự kiến tiêu tốn đến trên 4.000 tỉ đồng này.
Ông Thơ khẳng định: Bây giờ không nói chuyện là có nên làm thêm công trình
vượt sông hay không nữa, mà Thường vụ Thành uỷ và tập thể UBND đã quyết định
chọn phương án làm hầm sau khi thực hiện đủ các bước lắng nghe phản biện,
thẩm định của các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng.
Bước
tiếp theo, lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục bàn phương án tài chính, điều chỉnh
hướng tuyến và tiếp tục lấy ý kiến. Sẽ làm hầm thẳng lên đường Đống Đa (bờ
tây, quận Hải Châu). Với phương án này, gần 200 hộ dân phải di dời và kinh
phí đền bù trên 800 tỉ đồng”.
Không
thể xây dựng “chắp vá” ở thành phố kiểu mẫu
Nguyên
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Minh
phản đối phương án làm hầm qua sông Hàn. Ông Minh cho rằng, Đà Nẵng đã trải
qua nhiều cơn bão lũ lịch sử, nước biển và sông Hàn đã dâng đến đường Bạch
Đằng. Vì vậy, phương án làm hầm là tiềm ẩn nguy cơ. Mặt khác, làm hầm tốn quá
nhiều tiền trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nhất là khi Đà Nẵng đang còn
nhiều vấn đề dân sinh phải lo hơn.
Ông
Trần Dân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Kỹ thuật cầu đường Đà Nẵng - thì phản
đối quyết liệt hơn. Ông Dân so sánh: Kinh phí làm hầm qua sông Hàn quá lớn,
hơn 4.000 tỉ đồng, ngang bằng hầm Thủ Thiêm ở TPHCM. Nhưng hầm Thủ Thiêm có
đến 6 làn đường, giải quyết 22.000 lượt ôtô /ngày-đêm, đường dẫn kéo dài
khoảng 21km... Trong khi đó, hầm cầu sông Hàn chỉ giải quyết giao thông đô
thị, không đảm đương vận tải, và chỉ giải quyết chưa đầy 3km ở đường dẫn phía
tây - đường Đống Đa. Bởi đến chợ Tam Giác, đường Ông Ích Khiêm đã tắc. Nếu
làm cầu, 7-10 làn xe, chỉ tốn 2.000 tỉ đồng, đã đủ giải quyết bài toán giao
thông đô thị.
Chưa
kể, hầm qua sông Hàn có góc cong 150 độ là quá hẹp, dốc, khó đảm bảo an toàn
khi vận hành, khai thác. Làm hầm kinh phí lớn, vận hành tốn gần 50 tỉ đồng
mỗi năm, tiền điện cũng cả chục tỉ đồng/năm… trong khi hạ tầng xung quanh hầm
là không đồng bộ.
Nhiều
công trình xây dựng cầu qua sông Hàn Đà Nẵng thời gian qua cũng bộc lộ nhiều
sai lầm, bất cập và biểu hiện hình thức chắp vá. Cụ thể như phải xây cầu Trần
Thị Lý để đáp ứng ngay nhu cầu vận tải thời điểm năm 1998, để rồi chỉ 5 năm đã
phải đập bỏ, xây cầu mới Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi vào năm 2013. Năm
1999, phải xây cầu sông Hàn bằng mọi giá để phát triển bờ đông sông Hàn, để
rồi trở nên quá tải ngay khu vực trung tâm thành phố chỉ sau 20 năm. Cầu
Thuận Phước ở cuối sông Hàn thì đã không đảm bảo cho cả việc vận tải lẫn giao
thông đô thị. Hiện mùa mưa bão thì người dân không dám lưu thông qua cầu vì
không an toàn.
Ngay
tại vị trí mà Đà Nẵng quyết làm hầm qua sông hiện nay đã từng có phương án
làm cầu đi bộ (cầu Võ Sò) do doanh nghiệp tài trợ (2014). Nhưng chính sự vội
vã quyết định đã dẫn đến hậu quả bất thành. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia và
người dân thì việc làm hầm qua sông Hàn hiện nay cần phải thận trọng để lựa
chọn phương án tối ưu, đồng bộ với hạ tầng giao thông cả khu vực trung tâm
thành phố. Đặc biệt, không nên xáo trộn hàng trăm hộ dân - vốn đã ổn định sau
khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch ổn định cho Đà Nẵng, khu vực
này.
Sáng 21.12, tại cuộc họp
báo cuối năm, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã phải dành phần
lớn thời gian để giải thích về quyết định xây hầm đường bộ qua sông Hàn, bởi
đây là câu chuyện đang nóng sốt trong dư luận. Đã có quá nhiều sai lầm khi
xây dựng các cây cầu qua sông Hàn, TP.Đà Nẵng. Vì vậy, muốn xây thêm một công
trình vượt sông để giải bài toán giao thông đô thị đang có nguy cơ quá tải
hiện nay của chính quyền địa phương đang vấp phải nhiều quan niệm trái chiều.
(Theo
Lao động) Thanh Hải
|
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét