Võ Thanh Hà: Từ phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương tới Chủ
tịch HĐQT Sabeco
Cập nhật lúc 11:46
Cùng
với việc thu hồi quyết định bổ nhiệm của các ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang
Hải, Vũ Đình Duy... Bộ Công Thương cũng đã đưa ông Võ Thanh Hà ra khỏi Quy
hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2021, đồng thời thu
hồi Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công Thương đối với ông
này.
Ông Võ Thanh Hà (ngoài cùng bên
phải) nhận quyết định bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ Công thương
từ ngày 24.02.2015
Ông Võ Thanh Hà
từng là Phó chánh văn phòng, kiêm Thư ký Bộ trưởng dưới thời nguyên Bộ trưởng
Vũ Huy Hoàng. Tới tháng 2.2015, ông Hà được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Bộ
Công Thương.
Tuy nhiên, ông
Hà đảm nhiệm vị trí Chánh văn phòng Bộ Công Thương chưa được bao lâu, tới
tháng 10.2015, Bộ Công Thương tiếp tục trao quyết định uỷ quyền làm đại diện
của 23% trên tổng số gần 90% vốn góp Nhà nước tại Tổng Công ty Bia – Rượu –
nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho ông Võ Thanh Hà thay cho ông Phan Đăng
Tuất giữa lúc cuộc chuyển giao quyền lực và tìm kiếm lực lượng kế cận cho
Tổng Công ty Bia – Rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) trở thành điểm nóng
từ giữa - cuối năm 2015, khi hàng loạt các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp
này chuẩn bị nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.
Tới ngày
1.1.2016, khi bà Phạm Thị Hồng Hạnh – Tổng giám đốc Sabeco nhận quyết định
nghỉ hưu, thì ông Hà tiếp tục kiêm nhiệm thêm chức danh TGĐ Sabeco tới tháng
8.2016, khi ông Lê Hồng Xanh lên thay.
Ông Võ Thanh
Hà
Với một gương
mặt mới, có nhiều năm công tác tại cơ quan hành chính Nhà nước, song lại chưa
hề có kinh nghiệm trong quản lý điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là một doanh
nghiệp lớn như Sabeco, việc phải phụ trách bộ phận quản lý vốn Nhà nước và
giữ chức Chủ tịch HĐQT là một gánh nặng không hề nhỏ với ông Võ Thanh Hà.
Theo ông Nguyễn
Hoàng Hải (Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Chủ tịch
Sabeco phải sở hữu năng lực, kinh nghiệm gần bằng những người như ông Trương
Gia Bình (FPT), bà Mai Kiều Liên (Vinamilk)… chứ không thể chọn một người
không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp như ông Võ Thanh Hà.
“Thủ tục giới
thiệu ông Võ Thanh Hà ra Hội đồng Quản trị không đúng về mặt doanh nghiệp.
Theo quy định, việc bầu ra thành viên Hội đồng Quản trị của công ty cổ phần
thì phải bầu trực tiếp tại Đại hội cổ đông của công ty chứ không phải do
nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giới thiệu, lấy ý kiến bằng văn bản như trường
hợp của ông Hà, rồi ra quyết định công tác. Ông Võ Thanh Hà chưa bao giờ là
thành viên HĐQT Sabeco vì trình tự bổ nhiệm không theo đúng Luật Doanh
nghiệp”, ông Hải nói.
Liên quan tới
việc Sabeco bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phạt vi phạm hành chính
với lý do không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty về
tình hình quản trị, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính... trong nhiều
năm, ông Hải cũng cho biết thêm, theo Quyết định số 51 của Thủ tướng Chính
phủ, những doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa thì buộc phải niêm yết. Việc
Sabeo trốn niêm yết trong 8 năm liền có phần trách nhiệm của những người quản
lý doanh nghiệp như ông Võ Thanh Hà, Vũ Quang Hải... Nhưng trách nhiệm cao
nhất thuộc về nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Điều này khiến hàng nghìn nhà
đầu tư bị thiệt hại, rơi vào cảnh phải cắn răng chịu lỗ bán số cổ phần mình
đã đầu tư. Hậu quả là nhiều nhà đầu tư mất niềm tin đối với việc mua cổ phần
của các doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc Bộ Công Thương.
Ngoài ra, theo
quy định của Luật Doanh nghiệp, đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ
trên 50%, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức vụ giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Vậy việc bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà kiêm nhiệm hai chức
danh này trong 8 tháng đầu năm 2016 có sai quy định khi mà hiện nay, Nhà nước
đang nắm giữ 89,59% vốn điều lệ tại Sabeco?
Tiến sĩ Lê Đăng
Doanh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cho
rằng việc kiêm nhiệm chức danh như trên là có vi phạm bởi một số quy định
trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định về vấn đề này.
Mục tiêu của
quy định này đưa ra, theo ông Doanh nhằm để tránh một cá nhân có thể lũng
đoạn, lạm dụng tiền vốn của cổ đông để mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Do đó,
việc tách bạch hai chức năng sẽ giúp công tác quản trị doanh nghiệp được tốt
hơn.
(Theo DVO) Hoàng Thắng
|
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét