Kết quả thanh tra Thiên Ngọc Minh Uy
bị "chìm xuồng"?
Cập nhật lúc 10:12
Chỉ trong một thời gian
ngắn ra quân, các ban ngành chức năng tại một số địa phương trên cả nước đã
phát hiện hàng loạt các lỗi vi phạm tại các cơ sở của Thiên Ngọc Minh Uy.
Tuy nhiên, dường như Cục
Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương - đơn vị có chức năng và quyền hạn lớn
nhất trong xử lý sai phạm dường như đã bỏ quên những cánh tay nối dài của
mình trước các sai phạm của Thiên Ngọc Minh Uy tại các địa phương?
Khắp nơi sai phạm
Theo
những thông tin công bố trên báo chí từ cuối năm 2015 đến nay, có thể thống
kê những sai phạm của TNMU như sau:
Tháng
10/2015, qua kiểm tra 7 cơ sở bán hàng đa cấp đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,
thuộc Công ty TNHH TNMU, cơ quan chức năng phát hiện tất cả các cơ sở bị kiểm
tra đều có sai phạm. Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã quyết định xử phạt hành
chính 4 cơ sở bán hàng đa cấp thuộc Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy với tổng
số tiền 18 triệu đồng.
Ngoài
ra, 3 cơ sở kinh doanh hàng đa cấp khác là Thiên Ngọc VI, Thiên Ngọc 12 và
Thiên Ngọc IV có một số sai phạm nhưng do nằm ngoài phạm vi xử lý của Sở nên
đã làm văn bản chuyển ra Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương để có hướng
xử lý, xử phạt.
Cụ thể,
tại cơ sở Thiên Ngọc đã vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc
bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt; kinh doanh
hàng hóa có nhãn nhưng thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về
hàng hóa đó; không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện
phải khám sức khỏe định kỳ (5 người).
Tháng
11/2015, đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long tiến hành kiểm tra 6 cơ
sở bán hàng đa cấp thuộc Công ty TNMU trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long.
Các cơ
sở này đều vi phạm các lỗi như: Hàng hóa không hóa đơn chứng từ, nhãn hàng
hóa sai qui định, báo cáo hàng nhập xuất không khớp và báo cáo doanh số người
tham gia không trung thực có dấu hiệu trốn thuế; không thông báo với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mãi; sản phẩm
mỹ phẩm ra thị trường kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong
phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; sản phẩm mỹ phẩm ghi nhãn không đầy đủ nội
dung theo quy định của pháp luật
Tháng
3/2016, tại Gia Lai, Chi Cục Quản lý Thị trường Gia Lai được sự ủy quyền của
Cục Quản lý Cạnh tranh đã xử phạt 240 triệu đồng với các cơ sở của TNMU tại
địa phương này với các lỗi vi phạm là kinh doanh hàng hóa có điều kiện (thực
phẩm chức năng) nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo
quy định; không tuân thủ quy định trong quy tắc hoạt động và chương trình bán
hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
Tháng
4/2016, tại Quảng Ninh, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra bất
thường chi nhánh Công ty đa cấp TNMU tại tòa nhà Licogi (phường Hồng Hải, TP
Hạ Long) và cơ sở Ngọc Thái - Móng Cái thuộc Công ty TNHH TNMU. Quá trình
kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm như:
Tại kho
hàng của cơ sở Ngọc Thái - Móng Cái còn tồn 56 mặt hàng nằm trong danh mục
hàng hóa bán hàng đa cấp và 10 hộp viên Ngưu chương chi số 1 có dán tem phụ
và dán bổ sung, sửa chữa sai lệch về thông tin hàng hóa, về đối tượng sử dụng.
Đồng
thời, cơ sở này chưa xuất trình được hồ sơ bán hàng của cơ sở; danh mục người
tham gia bán hàng đa cấp, thông tin về số lượng, loại hàng hóa, trị giá hàng
hóa, thời gian, hóa đơn mua bán hàng hóa; hoa hồng trả thưởng, lợi ích kinh
tế; thẻ thành viên của người tham gia bán hàng đa cấp tại địa điểm hoạt động
kinh doanh.
Trong
năm 2015, TP Đà Nẵng kiểm tra 11 cơ sở bán hàng đa cấp của TNMU thì có đến 10
cơ sở vi phạm. Đa số các cơ sở vi phạm về nhãn hàng hóa và không có giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số tiền xử phạt trong
năm 2015 là 118,5 triệu đồng.
Tại
các địa phương như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.. khi tiến hành
thanh, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp tại các cơ sở của TNMU đều phát
hiện các dấu hiệu sai phạm.
Nhưng
vẫn bình an
Cuối
tháng 3/2016, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương kí quyết định
thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật tại 7 công ty
kinh doanh đa cấp. Cụ thể, kiểm tra 7 công ty, gồm Công ty TNHH Thiên Ngọc
Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam,
Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty cổ phần Liên kết Tri
thức, Công ty cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền
Thăng Long.
Theo dự
kiến, giữa tháng 5/2016, đoàn thanh tra sẽ đưa ra kết luận thanh tra. Tuy
nhiên, ngay từ đầu tháng 4/2016, một tài liệu quan trọng là Biên bản Kiểm tra
tại TNMU của đoàn công tác đã được tiết lộ. Theo đó, đoàn kiểm tra này bắt
đầu hoạt động kiểm tra tại TNMU từ ngày 24/3 đến ngày 26/3 với nhiều nội dung
kiểm tra như: Hồ sơ pháp lý của Thiên Ngọc Minh Uy về bán hàng đa cấp; các
nhóm hàng; kết quả kinh doanh đa cấp; thực hiện nghĩa vụ ngân sách; và cuối
văn bản của đoàn kiểm tra này có phần nhận xét của đoàn kiểm tra.
Điều
đáng nói là những nội dung kiểm tra trên đều cho ra những số liệu và tư liệu
rất "sạch" về TNMU. Đoàn kiểm tra cũng đưa ra ý kiến nhận xét có
phần: "Công ty đã thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh đa
cấp".
Chính
những nhận xét này đã gây bão trong dư luận khi hàng loạt các cơ quan báo chí
đã đưa tin với nội dung: Bộ Công Thương không phát hiện sai phạm tại TNMU.
Trước phản ứng của dư luận, lãnh đạo Cục Quản lý Cạnh tranh nhanh chóng lên
tiếng đính chính lại thông tin việc chưa có kết luận cuối cùng về việc thanh
kiểm tra tại TNMU.
Tính
đến nay, gần 9 tháng đã trôi qua kể từ thời điểm thành lập đoàn kiểm tra về 7
công ty đa cấp. Tuy nhiên, kết quả thanh tra về TNMU vẫn bặt tăm. Trong thời
gian này, nhóm PV tiếp nhận hàng trăm các trường hợp người tham gia tố giác
sai phạm của TNMU và hầu hết những tư liệu mà nhóm PV thu thập được đều thể
hiện những lời tố giác trên là có cơ sở.
Mặt
khác, cũng trong thời gian bị thanh tra này, PV ghi nhận được rất nhiều tư liêu
thể hiện các dấu hiệu rõ ràng về sai phạm trong kinh doanh đa cấp diễn ra tại
TNMU như: dụ dỗ rất nhiều sinh viên bằng quyền lợi ảo, đưa sinh viên đi vay
nặng lãi để tham gia vào kinh doanh đa cấp; các hành vi có dấu hiệu của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nhiều người tham gia kí hợp đồng bán hàng đa
cấp tại TNMU bị các đối tượng tại TNMU lập hồ sơ giả mạo để rút tiền của mình
thông qua hình thức hủy hợp đồng.
Nhóm
PV đã nhiều lần liên hệ cung cấp thông tin về các tư liệu chứng minh rất
nhiều sai phạm của TNMU với Cục Quản lý Cạnh tranh và đề nghị Cục Quản lý
Cạnh tranh xem xét những tư liệu này.
Làm
việc với PV, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục Phó Cục Quản lý Cạnh Tranh (Bộ Công
Thương) cho hay: Cục Quản lý Cạnh tranh đang gửi công văn yêu cầu Sở Công
Thương và Chi cục Quản lý Thị trường các tỉnh cung cấp hồ sơ xử lý sai phạm
của TNMU từ các địa phương về để thống kê. Tuy nhiên, các sai phạm này chủ
yếu có giá trị tham khảo vì mỗi hành vi chỉ bị xử lý 1 lần.
Nhiều
chuyên gia pháp lý nhận cho rằng: Khi công ty TNMU bị xử phạt tại nhiều địa
phương thì Bộ Công Thương hoàn toàn có thể thống kê lại các lỗi vi phạm, các
lần xử phạt này để xem xét việc rút giấy phép đăng kí kinh doanh bán hàng đa
cấp với công ty này theo qui định của pháp luật. Nếu Bộ Công Thương không
quan tâm tới các hồ sơ xử lý sai phạm từ cơ quan thuộc ngành dọc của mình tại
các địa phương thì rõ ràng Bộ này đã bỏ quên những “cánh tay” nối dài rất hữu
hiệu của mình.
Phóng
viên cũng đề nghị Cục Quản lý Cạnh tranh cung cấp hồ sơ xử lý sai phạm tại
các công ty đa cấp vừa bị rút giấy phép để dư luận có thể so sánh các lỗi của
4 công ty đa cấp này phạm phải so với các lỗi mà Thiên Ngọc Minh Uy đã bị xử
lý tại các địa phương nhưng đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh từ chối yêu cầu
này.
Nhóm phóng viên điều tra Báo điện tử VnMedia thực hiện
|
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét